Vụ Bãi Tư Chính: Việt Nam có nên khởi kiện Trung Quốc?

© Sputnik / Alexandr VilfBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bãi Tư Chính là của Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông chính là bảo vệ sinh mệnh dân tộc. Hà Nội phải đưa vụ Bãi Tư Chính ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Vì sao Trung Quốc cố xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông?

Ngày 6/10, tại Hà Nội vừa diễn ra một sự kiện vô cùng đáng chú ý, quy tụ giới học giả, các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam thảo luận về vấn đề Biển Đông.

Buổi tọa đàm khoa học “Vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế” do Viện nghiên cứu chính sách luật pháp và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Tại đây, các chuyên gia đã cùng ngồi lại, đánh giá những hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp đối phó với hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.

 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về Bãi Tư Chính và giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông

Xuyên suốt buổi Tọa đàm, các chuyên gia nghiên cứu khẳng định việc Trung Quốc ngang ngược nói bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của nước này là “hoàn toàn vô căn cứ”. Điều mà chính quyền Bắc Kinh đang theo đuổi chính là đang cố tình tạo sóng căng thẳng trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam nhằm “đổi trắng thay đen”.

Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học Viện Ngoại Giao (Bộ Ngoại giao) cho biết: Trong suốt hơn 6 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn tìm mọi biện pháp và kế sách độc chiếm Biển Đông.

“Sự hiện diện thực tế của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tạo ra bằng vũ lực là sự hiện diện bất hợp pháp không có tác dụng gì trong việc khẳng định chủ quyền hay củng cố danh nghĩa chủ quyền đối với hai quần đảo này”, vị Đại sứ khẳng định.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, câu chuyện này không phải là mới, nhưng thời gian qua, Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ “dã tâm”, những tính toán thâm sâu hơn và bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế để đạt mục đích.

Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei và nhiều chuyên gia, đây chính là là lý do khiến Trung Quốc hết lần này tới lần khác xâm phạm chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phía Trung Quốc công khai tuyên bố “cái gọi là Bãi Tư Chính thuộc về Trung Quốc” đã liên tục bị dư luận quốc tế phản đối. Bởi xét trên tất cả các phương diện, Trung Quốc đều đuối lý và họ không đưa ra được bất cứ một chứng cứ nào để chứng minh rằng những tuyên bố của họ là có cơ sở”.

Đại sứ Nguyễn Trường Giang khẳng định, đảo Việt Nam là không gian sinh tồn cho những thế hệ người Việt Nam tương lại, con đường duy nhất của Việt Nam là tiến ra biển và làm chủ không gian biển.

“Bảo vệ chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông chính là bảo vệ sinh mệnh của dân tộc Việt Nam và của mỗi người Việt Nam”, PLO dẫn phát biểu của vị Đại sứ khẳng định.

Vị chuyên gia này còn đưa ra một luận điểm nữa tại buổi Tọa đàm, đó là hồ sơ pháp lý của Trung Quốc về cái gọi là chủ quyền lâu đời của họ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ ngang ngược gọi là Tây Sa và Nam Sa. Trung Quốc luôn cho rằng, nhân dân Trung Hoa phát hiện sớm nhất và cũng sớm đặt tên cho hai quần đảo này. Chứng cứ của họ rất mơ hồ và sai trái, bao gồm những cuốn sách mà họ gọi là sách cổ đề cập đến một số địa danh ở Biển Đông.

“Chúng ta dựa vào những nguyên tắc và tập quán quốc tế là cơ sở quan trọng để bác bỏ một cách khách quan, khoa học những luận điểm pháp lý và những chứng cứ pháp lý mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho cái gọi là chủ quyền lâu đời của Bắc Kinh”, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông nhấn mạnh.

Sai lầm của Trung Quốc trên Biển Đông

Phát biểu về những sai lầm trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc cũng như những diễn biến mới căng thẳng hiện nay trên các vùng biển tranh chấp, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công An) nhấn mạnh thực tế rằng, hiện nay việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm khu vực bãi Tư Chính nguy hiểm hơn việc năm 2014 khi quốc gia này triển khai giàn khoan Haiyang Shiyou 981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Bởi khu vực bãi Tư Chính hay rộng hơn là vùng biển nam Biển Đông, vốn hoàn toàn nằm trong vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tính từ đất liền.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa  - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Báo cáo của Chính phủ nên đề cập vụ Bãi Tư Chính

“Cái sai thứ nhất về chính trị. Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền ở Trường Sa. Điều này Tòa trọng tài 2016 đã bác bỏ. Tham chiếu vào hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, Trung Quốc hoàn toàn không có căn cứ. Cái sai thứ 2 về mặt địa chất địa lý. Bãi Tư Chính nằm ngoài Trường Sa, cách Trường sa 600km. Về địa chất giữa Trường Sa và Bãi Tư Chính còn có 1 rãnh sâu nữa”, VOV dẫn lời nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công An) cho biết.

Thạc sĩ Hoàng Việt, hiện đang làm việc tại Quỹ nghiên cứu Biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phân tích:

“Ở đây phải khẳng định rằng Trung Quốc sai. Câu hỏi thứ nhất, Trung Quốc đã có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa chưa? Bởi vì Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về chủ quyền quần đảo Trường Sa. Thứ hai, trong phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, Tòa đã khẳng định rằng không có một cấu trúc thực thể nào của Trường Sa thỏa mãn điều kiện là một đảo cả. Và vì thế nó không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kèm theo. Thứ ba, Bãi Tư Chính không phải là một đối tượng của yêu sách chủ quyền vì nó luôn chìm dưới mặt nước biển. Trong Luật pháp quốc tế cũng như trong Công ước Luật Biển dù không quy định trực tiếp, nhưng lại gián tiếp quy định những thực thể luôn luôn chìm trong mặt nước, thì không thể gọi là có chủ quyền được”.

Yêu sách Tứ Sa và âm mưu biến Biển Đông thành ‘ao nhà’ của Trung Quốc

Theo các chuyên gia, nhiều năm qua, Trung Quốc có rất nhiều luận điệu ngang ngược để đòi độc chiếm Biển Đông. Theo một số nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, yêu sách “Tứ Sa” là nguy hiểm hơn cả bởi phạm vi của nó rộng hơn nhiều so với yêu sách “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông. Trung Quốc luôn một mực khẳng định, vùng hoạt động của tàu Hải Dương Địa chất 8 không nằm trong phạm vi “Đường chín đoạn” nhưng lại thuộc yêu sách “Tứ Sa”. Hiện tại, cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao nước này Cảnh Sảng, mỗi lần phát biểu, đều khẳng định yêu sách “Tứ Sa” thể hiện rõ dã tâm biến Biển Đông thành “ao nhà”.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Vụ Bãi Tư Chính: Trung Quốc đang thử thách sự kiên nhẫn của cả Việt Nam và Mỹ

Những điều quy định trong yêu sách này chỉ rõ, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bốn nhóm cấu trúc ở Biển Đông mà họ tự gọi là “Tứ Sa” trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc coi coi những cấu trúc này là một thực thể pháp lý đơn nhất, đủ điều kiện để có đường cơ sở thẳng bao quanh. Từ đó, Bắc Kinh có thể thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của quần đảo, chồng lấn với vùng quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Phi lý hơn, Trung Quốc có yêu sách chủ quyền với cả những thực thể ngầm như bãi Tư Chính. Theo đó, trong khu vực này, Việt Nam không có quyền khai thác, quản lý và bảo vệ tài nguyên mà phải “gác tranh chấp” để “cùng khai thác” với Trung Quốc.

Theo nhiều chuyên gia, đây là luận điệu và âm mưu hết sức nguy hiểm của Trung Quốc.

“Sau vụ Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016- khi Tòa Trọng tài lúc ấy ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cho thấy những tính toán mới của nước này. Đó là ý đồ biến vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam từ vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, tạo sóng căng thẳng trong vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, hòng thực hiện những ý đồ xấu”.

Trung Quốc có dã tâm biến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trở thành vùng chồng lấn, tranh chấp và lao vào đòi quyền “cùng khai thác”, trong khi đó, theo UNCLOS 1982, đó là đặc quyền, độc quyền của Việt Nam. Theo Công ước Quốc tế và Luật Biển này quy định, ngay cả nếu Việt Nam không tiến hành khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, thì cũng không một quốc gia nào khác có thể tiến hành các hoạt động này mà không có sự cho phép rõ ràng của Việt Nam. Yêu sách này giẫm đạp lên luật pháp quốc tế.

“Luật pháp quốc tế là cơ sở để bảo vệ các vùng biển của Việt Nam. Các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 về các vùng biển và quy chế về các vùng biển đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ chủ quyền và các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam. Bãi Tư Chính là bãi ngầm, thực chất là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có vùng chồng lấn. Bởi vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra các yêu sách đối với vùng biển này”, Đại sứ Nguyễn Trường Giang khẳng định.

Theo Luậ sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách luật pháp và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam cho biết, UNCLOS 1982 quy định chỉ có quốc gia có quần đảo mới có quyền thiết lập đường cơ sở quần đảo bao quanh và từ đó thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Quy định của UNCLOS cũng như khái niệm quốc gia quần đảo đã loại trừ khả năng Trung Quốc có thể áp dụng quy chế quần đảo với “Tứ Sa”; chưa kể đến cái gọi là “Tứ Sa” đó không phải chủ quyền của Trung Quốc. Thêm nữa, phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2006 cũng đã khẳng định Trung Quốc không phải quốc gia quần đảo nên không có quyền thiết lập đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Trường Sa để mà đưa ra yêu sách.

Việt Nam có nên khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế?

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương khẳng định, làm chủ Biển Đông sẽ còn là điều mà Trung Quốc “cố sống, cố chết” để theo đuổi, vì đó là con đường duy nhất để Trung Quốc trở thành cường quốc trên biển, cơ sở quan trọng cho tham vọng làm “bá chủ” thế giới, cường quốc hàng đầu thế giới.

“Ngoài việc Biển Đông là con đường hàng hải lớn nhất nhì thế giới, là bãi đánh cá lớn nhất thế giới, bể chứa dầu mỏ, đáy Biển Đông có một trữ lượng đất hiếm cực kỳ lớn mà nếu Trung Quốc chiếm được, đồng nghĩa với việc sẽ nắm giữ toàn bộ trữ lượng đất hiếm trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc nắm được “cổ họng” của tất cả các nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Thêm vào đó, các rãnh sâu ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng là nơi lý tưởng để tàu ngầm hoạt động”, Đại sứ Trương Triều Dương bổ sung.

Trước những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhiều chuyên gia thống nhất ý kiến rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ cơ sở để khởi kiện Trung Quốc, đưa vụ Bãi Tư Chính ra Hội đồng Bảo an (HĐBA):

David Goldfein - Sputnik Việt Nam
Vụ Bãi Tư Chính: Mỹ sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông?

LS Hoàng Ngọc Giao đánh giá Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và đây là căn cứ để Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra Hội đồng Bảo an:

“Hiến chương LHQ nói rất rõ mà đây là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, là các quốc gia thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại quyền bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông từ trước đến nay, và đặc biệt sự việc hiện nay ở bãi Tư Chính, là hành vi vừa đe dọa dùng vũ lực, vừa dùng vũ lực bằng việc các tàu hải cảnh, dân binh... vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phản ứng của quốc tế cũng nhìn nhận đây là hành vi đe dọa hòa bình, thách thức an ninh khu vực và vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Trung Quốc cũng không chỉ xâm phạm vùng biển Việt Nam, mà còn cả vùng biển của Malaysia và Philippines”, Thanh niên trích phát biểu của LS Hoàng Ngọc Giao khẳng định.

Theo vị chuyên gia, việc cải tạo các đảo, các bãi đá ngầm mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên môi trường biển, đây cũng là lý do có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa:

“Việt Nam cần tận dụng cơ chế của HĐBA, theo Hiến chương LHQ từ điều 33.1 - 33.4 và điều 35, HĐBA có thẩm quyền theo đề nghị của các quốc gia xem xét những tình huống đe dọa hòa bình, an ninh khu vực, quốc tế. Đây là một cơ chế chúng ta cần tận dụng. Cần đưa câu chuyện về hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ở Biển Đông ra trước HĐBA LHQ”, ông Hoàng Ngọc Giao khuyến nghị và nhấn mạnh đến cơ hội của Việt Nam khi là Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.

Về băn khoăn có thể Bắc Kinh sẽ sử dụng quyền Veto (quyền phủ quyết), LS Hoàng Ngọc Giao nói, Việt Nam không nhất thiết phải hướng đến một nghị quyết của HĐBA về vấn đề Biển Đông (mà Trung Quốc có quyền phủ quyết), chỉ cần đưa được vấn đề này ra chương trình nghị sự của HĐBA.

“Theo điều 27.2 của Hiến chương thì những vấn đề thuộc về thủ tục không cần áp dụng cơ chế Veto, cho nên chỉ cần 9/15 thành viên đồng ý là có thể đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng. Theo tôi, đây là biện pháp cấp bách nhất hiện nay trước tình hình bãi Tư Chính. Làm được điều này, vấn đề Biển Đông sẽ được quốc tế hóa, người ta phải thảo luận thực sự, phải nêu đích danh Trung Quốc, nêu hành vi của Trung Quốc, để Trung Quốc không còn dùng truyền thông, tiền bạc lu loa lên đó là khu vực tranh chấp”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Đặc biệt, đây sẽ là một biện pháp ngoại giao hay theo đánh giá của LS Hoàng Ngọc Giao, vì theo Hiến chương LHQ và cơ chế của Tòa án công lý quốc tế (ICJ), thì 2 cơ quan của LHQ có quyền trưng cầu ý kiến pháp lý của ICJ là HĐBA và Đại hội đồng LHQ, trong khi các nước thành viên không được lấy ý kiến trực tiếp.

“Có thể đề nghị HĐBA LHQ yêu cầu tham vấn pháp lý đối với ICJ về áp dụng và giải thích UNCLOS tại Biển Đông. Nếu có được một câu trả lời của ICJ thì nó có giá trị pháp lý mang tính toàn cầu, còn hơn cả Tòa trọng tài quốc tế (PCA), chỉ có ý nghĩa giữa 2 nước (bên khởi kiện và bên bị kiện)”, vị luật sư nhấn mạnh.

Việt Nam cần một phán quyết có giá trị ràng buộc Trung Quốc

Tham dự buổi Tọa đàm, ngoài các chuyên gia về luật pháp quốc tế, biển đảo, còn có ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Đình Cung, tướng Lê Mã Lương- Anh hùng Lực lượng vũ trang…

Về vấn đề cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi Hà Nội muốn khởi kiện Bắc Kinh, liệu biện pháp này có hiệu quả không khi mà trước đó, Trung Quốc cũng đã “không thèm quan tâm”, thậm chí phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế với Philippines, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, ông Nguyễn Quý Bính, người nguyên là trọng tài viên của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) tại The Hague Hà Lan cho biết:

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết không để Trung Quốc đặt chân vào Bãi Tư Chính

“Đúng là luật pháp quốc tế không có cơ chế bảo đảm thực thi các phán quyết của cơ quan tài phán như pháp luật quốc tế, việc thực thi, do vậy phụ thuộc vào thiện chí của các bên liên quan. Tuy nhiên, phải xác định rõ ràng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay đó là việc tồn tại tranh chấp liên quan yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc. Việc sử dụng biện pháp pháp lý chính là để giải quyết nguyên nhân này. Từ góc độ này, tôi cho rằng việc sử dụng biện pháp pháp lý là hiệu quả, vì phán quyết là cuối cùng và có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp, nên về mặt pháp lý sẽ chấm dứt sự tồn tại yêu sách bất hợp pháp. Tất cả các biện pháp khác đều không có được tác dụng như vậy”.

Theo đó, các chuyên gia khẳng định, một phán quyết có giá trị ràng buộc với Trung Quốc sẽ là cơ sở vững chắc để Việt Nam huy động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Thực tế là trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, các quốc gia đều khẳng định phán quyết có giá trị ràng buộc với cả 2 bên; việc phán quyết một phần chưa được thực thi là bởi chính sách và tính toán chính trị của Philippines. Tuy nhiên, thời gian qua cũng cho thấy Trung Quốc có những kiềm chế nhất định, không có những hành vi thô bạo trái phán quyết, dù tìm mọi cách để bác bỏ giá trị và nội dung của phán quyết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала