Việt Nam-nước duy nhất trên thế giới tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNNăm 2019 công ty TNHH Sông Kôn tại Khu Công ngiệp Phú Tài (Bình Định) phấn đấu sản xuất 45.000 tấn dăm gỗ và 5.000m3 gỗ ghép thanh tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đạt doanh thu khoảng 190 tỷ đồng.
Năm 2019 công ty TNHH Sông Kôn tại Khu Công ngiệp Phú Tài (Bình Định) phấn đấu sản xuất 45.000 tấn dăm gỗ và 5.000m3 gỗ ghép thanh tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đạt doanh thu khoảng 190 tỷ đồng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam hiện là nền kinh tế cạnh tranh thứ 67, tăng 10 bậc so với năm 2018 theo xếp hạng mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Mức tăng của Việt Nam là nhiều nhất và duy nhất trên thế giới.

Việt Nam tăng 10 bậc về xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 9.10, vừa công bố báo cáo Năng lực Cạnh tranh toàn cầu (GCI), trong đó, Việt Nam đứng thứ 67 trên 141 nền kinh tế năm nay với 61,5 điểm trên thang điểm 100/ Năm 2018, Việt Nam chỉ xếp thứ 77 trên 140 nền kinh tế với 58,1 điểm. Mức tăng 10 bậc của Việt Nam là nhiều nhất và duy nhất trên thế giới.

Trong 12 trụ cột của WEF, Việt Nam được đánh giá cao nhất về Sức khỏe (81 điểm) xếp thứ 71. Thấp nhất và cũng là điểm yếu được nhìn nhận trong suốt thời gian qua chính là Năng lực sáng tạo, đứng thứ 76 chỉ với 37 điểm. Tuy nhiên, về lĩnh vực này Hà Nội cũng đã có sự cải thiện đáng kể so với năm ngoái. Hầu hết các chỉ số, lĩnh vực của Việt Nam đều tăng điểm.

Kinh tế tư nhân là khu vực có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong GDP. Ảnh: Lê Tiên - Sputnik Việt Nam
Việt Nam gây bất ngờ với thế giới: Sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng các nền kinh tế thông qua 103 được phân thành 12 trụ cột. Các trụ cột này được chia thành 4 nhóm chính là: Môi trường thuận lợi (thể chế, cơ sở hạ tầng, phổ cập về công nghệ thông tin- viễn thông, ổn định vĩ mô), Thị trường (sản phẩm, lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường), Nhân lực (sức khỏe, kỹ năng) vầ Hệ sinh thái đột phá sáng tạo (sự năng động trong kinh doanh, khả năng đột phá). Với từng trụ cột, WEF sử dụng thang điểm 100 để đánh giá nền kinh tế đó đã tiến gần mức trạng thái cạnh tranh lý tưởng hay mới sơ khai.

Kinh tế Việt Nam thời gian qua có nhiều tín hiệu lạc quan và tích cực. Sáng 28-9 vừa qua, Tổng cục Thống kê họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2019, công bố tăng trưởng kinh tế (GDP) 9 tháng đầu năm ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là kỳ tích trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở cao, thương mại quốc tế phức tạp và tăng trưởng nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang rất thấp. Tình hình lạm phát trong 9 tháng qua cũng được cải thiện đáng kể, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Cũng trong báo cáo của WEF vừa công bố, Hoa Kỳ đánh mất vị trí số 1 thế giới- nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm nay thuộc về Singapore. Hai quốc gia này có số điểm lần lượt là 84,8 và 83,7. Báo cáo trong tháng 5 của Viện Quản lý phát triển IMD cũng đánh giá Singapore là nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh.

Theo đó, Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của WEF đánh giá rằng chỉ số cạnh tranh của Mỹ giảm so với năm trước và kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn khi năng suất sản xuất giảm sút, bất chấp những chương trình nới lỏng tiền tệ từ các ngân hàng trung ương. WEF chỉ ra “yếu tố thần kỳ” giúp Singapore vượt Mỹ vươn lên vị trí số 1 chính là nhờ cơ sở hạ tầng hiện đại và sự hợp tác mạnh mẽ giữa lao động và quản lý.

10 quốc gia có chỉ số năng lực cao nhất, như thường lệ, phần lớn là đại diện các nước châu Âu: Hà Lan (vị trí số 4), Thụy Sĩ (vị trí thứ 5), Đức (số 7), Thụy Điển (8), Anh (vị trí số 9), và Đan Mạch (số 10). Ba nền kinh tế mạnh nhất châu Á là Singapore (quán quân số 1), Hong Kong (số 3) và Nhật Bản (vị trí thứ 6). Đông Á- Thái Bình Dương theo đó là khu vực cạnh tranh nhất thế giới, theo sau là châu Âu và Bắc Mỹ.

Báo cáo năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tập trung vào tăng trưởng năng suất lao động toàn cầu liên tục ở mức thấp nhất sau 10 năm khủng hoảng tài chính. WEF gọi đây là “câu hỏi 10.000 tỷ USD”- lượng tiền mà bốn ngân hàng trung ướng lớn toàn cầu đã bơm ra trong giai đoạn 2008-2017.

Quan điểm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới là chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ giúp kéo nền kinh tế thế giới khỏi suy thoái toàn cầu, nhưng đây không phải giải pháp cho mọi vấn đề.

Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội trong chiến tranh thương mại

Việc Việt Nam “nhảy một lúc 10 bậc” lên hạng thứ 67 về chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm nay là điều đáng mừng. Người đứng đầu Trung tâm Kinh tế và Xã hội Mới của WEF, bà Saadia Zahidi nhận định rằng: “Kết quả trên của Việt Nam một phần là nhờ nền kinh tế có khả năng tận dụng tốt các cơ hội từ chiến tranh thương mại để thu hút đầu tư và trở thành một trung tâm thương mại hấp dẫn hơn trong khu vực”.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. - Sputnik Việt Nam
Xếp hạng về an ninh mạng của Việt Nam bao giờ cũng phải cao hơn xếp hạng về kinh tế

Các chuyên gia của WEF cũng cho rằng, còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động của một số vấn đề trong nền kinh tế thế giới trong năm qua, nhất là căng thẳng thương mại gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dẫn đến việc áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD.

Theo nhóm tác giả, có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại đã khiến một số nền kinh tế được hưởng lợi khi các doanh nghiệp tìm kiếm các lực chọn thay thế và dịch chuyển sản xuất ra khỏi đất nước tỷ dân Trung Quốc.

Về phần mình, liên tục từ năm 2014 tới nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Sau Nghị quyết này, đầu năm 2019, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó, đáng chú ý, một trong những mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết là nâng vị trí Việt Nam trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh - GCI 4.0 của WEF tăng 5 - 10 bậc; riêng trong năm 2019 tăng 3-5 bậc.

Nỗ lực cải cách để tăng năng lực cạnh tranh của Chính phủ Việt Nam

Bình luận về thứ hạng 67 Việt Nam và mức nhảy vọt “thần kỳ” 10 bậc trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của WEF, TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI nhận định “Việt Nam - quán quân trong cuộc đua cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu”:

“Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong một năm vừa qua. Báo cáo GCI đánh giá Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới. Đây rõ ràng là kết quả bước đầu minh chứng cho nỗ lực bền bỉ trong cải cách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng”, VGP trích nhận định của TS.Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân góp phần vào thành công vượt bậc này của nền kinh tế Việt Nam đến từ chính những nỗ lực cải cách thể chế quan trọng nhất của Việt Nam thời gian qua:

“Các nỗ lực ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới; chương trình cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành; những chủ trương và giải pháp quan trọng thúc đẩy thực hiện Chính phủ điện tử và nền kinh tế số; thực hiện cơ chế Một cửa quốc gia ASEAN; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ở các địa phương”, ông Lộc nhấn mạnh.

Ùn tắc giao thông ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam đi theo hướng nào?
Vị chuyên gia cũng đánh giá, dù quá trình và hành trình cải cách của Việt Nam còn nhiều khó khăn, còn vô số vấn đề cần phải vượt qua, tuy nhiên những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam những năm qua đã gặt hái được những thành tựu đáng kể: mức tăng trưởng cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước, cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu và cải thiện bước đầu về chất lượng tăng trưởng, bất chấp tình trạng suy giảm nhịp độ tăng trưởng và bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu trước trào lưu của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Thực tiễn đã chứng minh, dư địa lớn nhất và nguồn lực lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế và tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt.

TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, dư địa lớn nhất và nguồn lực lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế và tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam. Theo vị chuyên gia, việc thăng hạng của Việt Nam trong cuộc đua tranh về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh trong nền kinh tế tế toàn cầu là sự cộng hưởng của 2 yếu tố này, là “đôi cánh để nền kinh thế Việt Nam bay lên”.

“Báo cáo năm nay của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng đưa ra thông điệp đáng chú ý là nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu sự tương quan giữa năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và sự phát triển bền vững, giữa năng lực cạnh tranh và mức độ gắn kết xã hội và cho thấy rằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa thành tựu kinh tế và phát triển bền vững, giữa câu chuyện thành công trong kinh tế và các vấn đề xã hội. Một nền kinh tế hoàn toàn có thể hướng đến và đạt được cả các mục tiêu này. Đây cũng là một khẳng định định hướng, xu hướng đúng đắn mà Chính phủ Việt Nam đang kiên định theo đuổi”, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала