Bộ giáo dục và Đào tạo xử lý gian lận thi cử chưa thuyết phục

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNTrưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu.
Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gian lận thi cử là vấn đề nóng suốt từ năm 2018 đến nay nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) vẫn chưa xử lý bất kỳ cá nhân nào sai phạm. Bên cạnh đó, vụ kiểm điểm cán bộ nâng điểm cho con ở Hà Giang cũng chưa tâm phục khẩu phục.

Xử lý kiểm điểm cán bộ gian lận thi cử ở Hà Giang không thuyết phục

Sáng ngày 14.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và cho ý kiến về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đã trình bày Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội cho biết, các Đoàn Đại biểu đều cho rằng, các Bộ, ngành, các cơ quan đơn vị đều có thái độ nghiêm túc, tích cực trả lời cử tri, về cơ bản, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời hạn trả lời. Đáng chú ý, hầu hết các Bộ trưởng đều trực tiếp xem xét, giải quyết, ký văn bản trả lời và công khai trên cổng thông tin điện tử, qua đó cử tri, các đại biểu Quốc hội có thể trực tiếp giám sát, các cơ quan báo chí có thể kịp thời tuyên truyền tới cử tri.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và bị cáo Vũ Trọng Lương (hàng trên) và các bị cáo tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Hoãn xét xử gian lận thi cử Hà Giang: Không bất ngờ

Tuy nhiên, riêng đối với những kiến nghị liên quan đến khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, xử lý vi phạm trong ngành, phần trả lời của Bộ, ngành thường chỉ đưa ra số liệu thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm một cách chung chung, nêu giải pháp khắc phục cũng chung, chưa có kết quả, phương án xử lý cụ thể đối với từng sai phạm mà cử tri đề cập.

Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội dẫn ý kiến nhiều cử tri các địa phương đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc để xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 vừa qua.

Về phía mình, Bộ GD-ĐT trả lời cử tri rằng: Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (các khâu như Phần mềm chấm thi; Công tác quán triệt quy chế thi; Công tác thanh tra), Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục.

“Tuy nhiên, trả lời không nêu rõ có cá nhân, đơn vị nào vi phạm hay không, mức độ vi phạm và xử lý như thế nào? Cử tri cho rằng, vụ gian lận thi cử năm 2018 vừa qua, nhìn chung các địa phương, đặc biệt là Hòa Bình và Sơn La đã xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với cán bộ, đảng viên có vi phạm. Có thể nói, những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương. Tuy nhiên, Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi”, VOV dẫn lời Báo cáo của Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết.

Cử tri cũng đặt vấn đề, Bộ cần tiếp tục rà soát và công khai những sai sót trong phần mềm chấm thi. Được biết, việc sử dụng những phần mềm chấm thi tốt nghiệp THPT này đã được áp dụng từ năm 2016, vậy những kỳ thi trước có xảy ra sai sót nào hay không?

“Đối với kỳ thi 2019, cử tri đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tuy nhiên cử tri còn băn khoăn về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GD trong kỳ thi 2018 và mong muốn Bộ GD&ĐT khẩn trương tiếp tục rà soát, xử lý những vi phạm tại kỳ thi 2018 nếu có, để đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật”, báo cáo đề nghị.

Bị cáo Trần Xuân Yến - cựu Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La đến tòa. - Sputnik Việt Nam
Đột ngột hoãn phiên toà xét xử gian lận thi cử ở Sơn La
Phát biểu về vấn đề gian lận thi cử cũng như trách nhiệm liên quan đến Bộ GD-ĐT và lãnh đạo các địa phương, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ, qua tiếp xúc, cử tri phản ánh cho thấy người dân rất quan tâm đến xử lý tiêu cực thi cử năm 2018, nhất là tại tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, vừa qua, sau khi Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang công bố kết luận kiểm điểm cán bộ đảng viên có con được nâng điểm ở địa phương này thì dư luận bày tỏ sự không đồng tình, cho rằng việc xử lý như vậy vẫn chưa đúng đối tượng, chưa thuyết phục.

“Cử tri kiến nghị xử lý phải đúng đối tượng, phải “tâm phục khẩu phục”. Còn kết quả xử lý vừa qua đưa ra người dân không đồng tình, cho rằng hiện tượng “né” trách nhiệm tương đối rõ”, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu khẳng định.

Phiên tòa xét xử gian lận thi cử ở Hà Giang: Vợ ông Triệu Tài Vinh vắng mặt

Cũng trong buổi sáng ngày 14.10, TAND tỉnh Hà Giang đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại địa phương này sau gần một tháng tạm hoãn.

Trong phần kiểm tra căn cước những người làm chứng, có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, Thư ký phiên tòa thông báo rất nhiều người có đơn xin vắng mặt và nhiều trường hợp vắng mặt không có lý do.

Cụ thể, trong số 187 người được TAND Hà Giang triệu tập thì chỉ có 86 người có mặt, 82 người có đơn xin vắng mặt và 19 trường hợp vắng mặt không lý do.

Đáng chú ý, trong số những người làm đơn xin vắng mặt có bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang, vợ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, hiện là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, có con gái được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua.

sinh viên chuẩn bị tham dự kỳ thi  - Sputnik Việt Nam
Vì sao Bộ GD-ĐT không kỷ luật 13 cán bộ vụ gian lận thi cử?

Bà Hà được triệu tập tới tòa với tư cách người làm chứng.

Việc bà Phạm Thị Hà, vợ ông Triệu Tài Vinh vừa bị kiểm điểm sâu sắc và rút kinh nghiệm vì để “em chồng tác động nâng điểm cho con gái mình” khiến dư luận tranh cãi dữ dội. UBKT Tỉnh ủy Hà Giang đã làm rõ vụ việc con gái ông Triệu Tài Vinh được nâng 5,4 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Không lẽ ông Triệu Tài Vinh là cha đẻ của thí sinh được nâng điểm, là chồng của cán bộ đảng viên vừa bị kiểm điểm vì dính đến gian lận thi cử lại vô can?

Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang (Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang) đã tự nhắn tin nhờ ông Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Giáo dục, Sở GD&Đt) nâng điểm cho con ông Vinh.

Đại diện Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định cơ quan này có đầy đủ bằng chứng tin nhắn trao đổi giữa bà Triệu Thị Giang và ông Nguyễn Thanh Hoài về yêu cầu nhờ can thiệp nâng, sửa điểm cho cháu ruột. Trong quá trình thẩm tra, bà Giang thừa nhận toàn bộ sự việc.

Cũng về việc kiểm điểm, kỷ luật trên, một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho biết, trong quá trình thẩm tra, xác minh tại thời điểm bà Triệu Thị Giang nhờ người nâng điểm cho cháu mình (Thí sinh Triệu N.M, con gái vợ chồng ông Triệu Tài Vinh và bà Phạm Thị Hà), vợ chồng ông Vinh bà Hà “không biết việc nhờ vả và cũng không biết ai đã nâng điểm cho con mình”.

Tại phiên tòa sáng nay, Viện Kiểm sát đề nghị triệu tập bổ sung bà Vũ Thị Kim Chung (Hiệu trưởng trưởng THPT chuyên tỉnh Hà Giang) và bà Tống Thị Phương (cô ruột của bị cáo Vũ Trọng Lương). Cả hai nhân vật này đều được triệu tập với tư cách người làm chứng.

Vai trò của các bị can vụ gian lận thi cử Hà Giang

Theo cáo trạng bổ sung của VKSND tỉnh Hà Giang, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này, bị can Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc, thống nhất với Vũ Trọng Lương để sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh.

Cơ quan điều tra xác định, dù ông Hoài không trực tiếp tham gia sửa điểm cho các thí sinh nhưng lại là người đưa danh sách 93 em cho ông Vũ Trọng Lương để tiến hành can thiệp, sửa điểm. Ông Lương đích thân trực tiếp nhận nâng điểm giúp 14 thí sinh.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cung cấp các thông tin về kỳ thi cho các cơ quan báo chí.  - Sputnik Việt Nam
Gian lận thi cử, loạt quan chức cấp cao Bộ Giáo dục bị xem xét kỷ luật

Công an xác định, bị can Vũ Trọng Lương cũng là người thực hiện thao tác trên máy tính, can thiệp, sửa kết quả 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh để nâng điểm.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra của cơ quan công an, ông Phạm Văn Khuông (cựu Phó giám Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) đã nhờ ông Nguyễn Thanh Hoài bàn bạc, nâng điểm cho con trai để đăng ký xét tuyển Đại học Y Thái Bình. Cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT liên tục nhờ ông Hoài “quan tâm đến cháu”. Sau khi can thiệp sửa điểm, con trai ông Phạm Văn Khuông được nâng 13,3 điểm cho 3 môn trắc nghiệm.

Ngoài ra, bà Lê Thị Dung, nguyên là cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang cũng đã nhờ ông Hoài sửa điểm cho 20 thí sinh. Bà Triệu Thị Chính (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hướng đối với người khác để trục lợi”, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 358, Bộ luật Hình sự năm 2015. Bà Chính được xác định đã không thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài sửa điểm môn Ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала