Chủ tịch Hà Nội lên tiếng vụ đổ trộm dầu thải khiến nước sông Đà có mùi lạ

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVN Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.
 Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm 15.10, trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời về vấn đề nước sạch sông Đà có mùi lạ.

Chủ tịch Hà Nội thông tin vụ nước sạch sông Đà có mùi lạ

Sáng 15.10, phát biểu làm rõ những vấn đề cử tri quan tâm tại buổi tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử số 1 trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thông tin về nguyên nhân cũng như hướng xử lý tình trạng nước sạch sông Đà có mùi lạ những ngày vừa qua.

Sông Tô lịch, đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Hà Nội làm rõ việc xả nước hồ Tây làm ảnh hưởng đến việc thử nghiệm trên sông Tô Lịch

Theo ông Nguyễn Đức Chung, ngày 10.10, thành phố tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và báo chí về nguồn nước sạch tại khu vực Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai bỗng dưng có mùi bất thường. Trước sự việc trên, lãnh đạo thành phố ngay lập tức thành lập đoàn kiểm tra toàn bộ nguồn cung, xả nước của nhà máy nước sông Đà thuộc Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwasopco).  Đến nay, TP Hà Nội đã có kết quả kiểm tra và sẽ thông báo chính thức tới báo chí trong cuộc họp giao ban do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 15.10.

Theo Chủ tịch Hà Nội, đoàn kiểm tra đã có kết quả làm việc ban đầu, xác định nguyên nhân ở đầu nguồn nước có người đổ trộm phế thải xuống con suối từ đó chảy ra hồ, nhà máy không kiểm soát tốt nên nguồn nước chảy vào hệ thống lọc nước của nhà máy. Đây chính là nguyên nhân gây mùi bất thường.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, dựa vào kết quả xét nghiệm, các đơn vị thành phố Hà Nội xác định chất gây mùi bất thường liên quan đến chất styren, có tỷ lệ cao hơn 1,3-3,6 lần so với mức bình thường.

“Quan điểm của chúng tôi sẽ xử lý nghiêm trường hợp này. Công ty phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8.10 nhưng không báo cáo ai, không có hành động gì ngăn chặn, cứ để dầu trôi vào nhà máy, dẫn đến vào nguồn nước”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết đồng.

Lãnh đạo thành phố khẳng định Hà Nội sẽ có công văn gửi tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm công ty.

“Chúng tôi đã làm việc với công ty và yêu cầu toàn bộ nguồn nước ở các chung cư, trạm nước phải xúc xả. Toàn bộ kinh phí sẽ do công ty này chịu trách nhiệm. Nếu thiếu nước cục bộ chúng tôi sẽ tạm thời điều hòa nước cấp từ trạm Dương Nội, Nhà máy nước sông Đuống và kiến nghị nhà máy lắp camera để giám sát toàn bộ việc bảo vệ nguồn nước, đồng thời, thay đổi công nghệ để nâng cao, đảm bảo chất lượng nguồn nước”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu rõ.

Hà Nội họp báo vụ nước sạch có mùi lạ

Chiều 15.10, tại buổi giao ban báo chí định kỳ của Thành ủy Hà Nội, các cơ quan chức năng đã công bố thông tin chi tiết vụ nước sạch sông Đà có mùi lạ.

Tham dự sự kiện này có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà và Công ty nước sạch Hà Đông.

Nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Bơm nước từ sông Hồng 'giải cứu' sông Tô Lịch là một sai lầm

Phát biểu tại đây, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho hay, hồi 9h sáng 10.10.2019, UBND Thành phố nhận được tin báo phản ảnh của một số người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông phản ảnh qua đường dây nóng, tin phản ảnh của một số phóng viên các báo với nội dung “nguồn nước sinh hoạt của người dân tại các khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… có mùi khét nồng nặc, có váng dầu”.

Xác định đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập ngay tổ công tác do Giám đốc Sở Xây dựng làm trưởng đoàn cùng với sự tham gia của các sở ban ngành như: Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (trực thuộc sở Y tế thành phố), Công ty Cổ phần Wiwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông…tổ chức kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành Nhà máy nước sạch sông Đà. Tại tỉnh Hòa Bình, các bể chứa nước trung gian, trạm bơm tăng áp, hệ thống đường ống truyền dẫn cấp nước của Nhà máy nước sông Đà, bao gồm cả khu hồ chứa nước mặt.

Tổ công tác cùng các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế thành phố đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để xét nghiệm: Tại nhà máy (trước nguồn) sau khi xử lý các bể chứa trung gian, bể tăng áp tại huyện Thạch Thất, quận Nam Từ Liêm và tại bể chứa nước cấp nước của Công ty tại khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tại một số bể chứa của một số khu chung cư, vòi nước hộ gia đình.

Bên cạnh đó, Tổ công tác của TP.Hà Nội đã yêu cầu đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Wiwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà báo cáo giải trình gửi đoàn công tác.

Kết quả kiểm tra ở thời điểm hiện tại của đoàn công tác bước đầu cho biết: Tại khu vực đầu nguồn tại khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).

Chất styren cao gấp 3,65 lần quy chuẩn

Theo thông tin tại buổi họp báo, căn cứ vào kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Thành phố theo Quy chuẩn Việt Nam 01 năm 2009 của Bộ Y tế xác định: Các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian).

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt.

“Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi “khét” có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l- Nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam)”, Giao thông trích phát biểu của ông Lê Văn Dục khẳng định.

Có thể thấy rõ sự khác biệt của sông Tô Lịch khi được bổ cập nước từ hồ Tây. - Sputnik Việt Nam
"Nước sông Tô Lịch chỉ xanh được vài ngày, người dân đừng vội mừng"
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo, Yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu Tư nước sạch sông Đà cần tổ chức khắc phục ngay lượng chất thải tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng như vùng dầu hiện còn trên hồ Đầm Bài. Đồng thời, phải thực hiện ngay việc súc xả toàn bộ hệ thống nước sạch sông Đà từ Nhà máy, bể chứa, các tuyến đường ống truyền dẫn, phân phối, kể cả các bể chứa khu chung cư, toàn bộ tại các địa bàn người dân sử dụng nước do Công ty cung cấp. Toàn bộ chi phí do Viwasupco chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát lại quy trình quản lý, vận hành Nhà máy, làm rõ nguyên nhân các khâu, các bộ phận giám sát chất lượng nguồn nước, nếu các thiết bị này không đạt yêu cầu, cần có kế hoạch thay thế ngay.  Có kế hoạch rà soát, đánh giá lại toàn bộ trang thiết bị đã đầu tư; có kế hoạch đánh giá chính xác chất lượng, tổ chức thay thế đảm bảo nâng cao chất lượng nước, đảm bảo tiêu chuẩn nước uống được tại vòi và xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn.

© Ảnh : Thanh Hải - TTXVNLực lượng chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước để kiểm tra, kiểm định.
Chủ tịch Hà Nội lên tiếng vụ đổ trộm dầu thải khiến nước sông Đà có mùi lạ - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước để kiểm tra, kiểm định.

Ngoài ra, thành phố cũng đưa ra khuyến cáo cho thời gian trước mắt, khi Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp.

Theo đó, mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, “chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp”.

Sự nguy hiểm của chất styren

Từ góc độ chuyên môn khoa học, ông Đỗ Thanh Bái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hóa học Việt Nam thông tin cho biết, styren là một loại chất độc hại, có thể có trong xăng dầu và gây hại sức khỏe con người.

Theo đó, styren là chất lỏng có khả năng tạo thành hỗn hợp khí gây nổ lớn nếu cất giữ trong các thùng rỗng và có chứa nhiều tạp chất, gây ô nhiễm môi trường. Hơi styren rất nguy hiểm, gây kích ứng mạnh với da và mắt. Nếu hít phải hơi styren sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương...

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản sẽ giúp Hà Nội làm sạch sông Tô Lịch

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hóa học Việt Nam, việc phát hiện styren trong sự cố dầu thải tràn vào nước sạch vẫn chưa hẳn là thông tin cuối cùng, vì có thể còn tồn lưu chất khác và cần phân tích.

Ông Bái cho biết hiện đã có Công ty SOS Môi trường chuyên về ứng phó các sự cố tràn dầu lên xử lý. Tuy nhiên, thông thường chỉ xử lý được phần dầu nổi, còn dầu đã qua sử dụng - tức đã có biến đổi hóa học thì việc xử lý sẽ khó khăn hơn.

“Ngoài ra, khi ở trong nước, độ độc của dầu sẽ tăng lên. Mùi có thể gây khó chịu, nhưng cái lo ngại là mức độ độc. Tuy nhiên, mức độ nhiễm và ảnh hưởng thế nào thì vẫn phải đợi các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xử lý, đưa ra kết luận cuối cùng”, Vietnam+/TTXVN dẫn phát biểu của ông bái cho hay.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hóa học Việt Nam khuyến cáo, các cơ quan nhà nước cần phải vào cuộc, tránh để sự việc tiến triển xấu đi.

Đặc biệt, nhà máy nước sông Đà cần thận trọng trong việc cấp nước cho người dân.

“Tôi nghĩ, trong việc này Bộ Y tế cũng cần kiểm tra chất lượng nguồn nước,” ông Bái bổ sung thêm.
Phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị cấp nước

Phát biểu về vấn đề này, TS. Đào Trọng Tứ, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề rất nghiêm trọng. Do đó, vụ việc đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn như báo chí phản ánh những ngày qua sẽ ảnh hưởng đến cả triệu người dân ở khu vực hạ lưu.

Các công trình giao thông đang xây dựng, tắc đường, khói thải từ các phương tiện xe máy, ô tô là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Vì sao không khí Việt Nam ngày càng ô nhiễm?

Theo TS. Tứ, trong những sự cố lớn về nguồn xảy ra trong thời gian vừa qua, đặc biệt là vụ việc nêu trên, có thể thấy sự lúng túng và những bất cập còn tồn tại trong khâu giám sát. Theo vị chuyên gia, điều này không chỉ khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước không được đảm bảo mà còn gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng tới nhu cầu sinh hoạt và sức khỏe con người.

TS. Đào Trọng Tứ cho biết, lẽ ra, một nhà máy nước lớn như sông Đà phải có hệ thống giám sát tự động từ xa, để khi xảy ra sự cố sẽ kịp thời xử lý.

Trong trường hợp đã phát hiện dầu thải ở đầu nguồn nước, phía nhà máy phải đưa ra những cảnh báo kịp thời và cơ quan chức năng cần ra phát ngôn, cung cấp thông tin. Vị chuyên gia nhấn mạnh, người dân phải được quyền thông tin đầy đủ về sự việc, mức độ ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình.

“Qua sự việc trên, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra và làm rõ trách nhiệm đối với phía nhà máy nước để xảy ra sự cố này”, ông Tứ khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала