Người Việt tiêu thụ hơn 5 tỉ gói mì tôm một năm

Đăng ký
Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì gói và tiếp tục tăng mạnh về lượng tiêu thụ trong năm vừa rồi.

Việt Nam đứng thứ năm thế giới về tiêu thụ mì tôm: 5,2 tỉ gói mì

Báo cáo mới đây của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho biết lượng tiêu thụ mì gói (mì tôm) của Việt Nam đã tăng mạnh. Theo đó, năm 2018, Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ mì gói, tăng 2,76% so với cùng kỳ 2017 và tăng 8,3% so với 2015.

Việt Nam xếp thứ 5 về tiêu thụ mì trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo Hiệp hội, năm 2018, các nước trên đã tiêu thụ hết 103,6 tỉ gói mì. Những thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Trung Quốc và Hong Kong tiêu thụ đến 40,2 tỉ gói. Tiếp đó là Indonesia với 12,5 tỉ gói. Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt tiêu thụ 6 tỉ và 5,7 tỉ gói.

Chuyên gia: Những điều tồi tệ xảy ra khi bạn ăn mì tôm liên tục - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Những điều tồi tệ xảy ra khi bạn ăn mì tôm liên tục

Được biết, với dân số 95 triệu dân vào năm 2018, trung bình một người Việt ăn gần 55 gói mì một năm, cao hơn cả quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ mì gói là Trung Quốc (31 gói), Indonesia (46,4), Nhật Bản (45,8).

Riêng tại Việt Nam, việc sản lượng tiêu thụ mì tăng là nhờ thị trường có nhiều lựa chọn. Sự đa dạng về lựa chọn đã kích thích người tiêu dùng muốn mua mặt hàng này nhiều hơn.

Đồng thời, tại thị trường Việt Nam còn ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia sản xuất và quảng bá mì ăn liền.

Trong hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, 70% thị phần thuộc về Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food. Acecook Việt Nam vẫn luôn dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước. 

Đầu năm 2019, nhà sản xuất mì ăn liền Nhật Acecook đã đặt mục tiêu tăng doanh số bán mì ly (mì cốc, mì hộp) tại Việt Nam lên khoảng 350 triệu khẩu phần vào năm 2022, tăng gấp đôi so với năm 2017. 

Tiêu thụ nhiều mì gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em Đông Nam Á

Mì ăn liền là thực phẩm quen thuộc với hầu hết mọi người vì thế nên không đáng ngạc nhiên khi thông tin về số lượng tiêu thụ mì gói đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng. Rất nhiều người yêu thích món ăn này nhưng cũng có không ít người bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về vấn đề tiêu thụ quá nhiều mì ăn liền.

Mì ramen Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Mì ăn liền nguy hiểm với trẻ em

Các chuyên gia cho biết, mì ăn liền giúp nhanh no nhưng thiếu chất dinh dưỡng quan trọng, đã khiến hàng triệu trẻ em Đông Nam Á gầy hoặc thừa cân một cách không lành mạnh.

Theo báo cáo từ UNICEF, trong những quốc gia như Philippines, Indonesia và Malaysia  trung bình 40% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống bị suy dinh dưỡng, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 1/3.

Chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF châu Á, bà Mueni Mutunga cho rằng vấn đề bắt nguồn từ việc các gia đình từ bỏ chế độ ăn kiêng truyền thống để có những bữa ăn “hiện đại” giá cả phải chăng, và tiết kiệm thời gian chế biến.

Ông Hasbullah Thabrany, chuyên gia sức khỏe cộng đồng ở Indonesia nói: “Cha mẹ tin rằng để con cái họ no bụng là điều quan trọng nhất. Họ không thực sự nghĩ về việc bổ sung đủ protein, canxi hoặc chất xơ”.

Mì ăn liền  - Sputnik Việt Nam
Vũ trụ và cao cấp: Mì ăn liền kỷ niệm 61 tuổi
Các loại trái cây, rau, trứng, sữa, cá và thịt giàu chất dinh dưỡng đang dần biến mất khỏi chế độ ăn khi dân cư nông thôn di chuyển đến các thành phố để tìm kiếm việc làm, báo cáo của UNICEF cho biết.

Tại Manila (Philippines), mì ăn liền có giá chỉ 0,23 USD một gói, ít chất dinh dưỡng và thiếu vi chất thiết yếu như sắt và cũng thiếu protein, ngược lại có hàm lượng chất béo và muối cao.

Chuyên gia y tế công cộng ở Malaysia, ông T Jayabalan cho hay: “Các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Malaysia phụ thuộc phần lớn vào mì ăn liền sẵn, khoai lang và các sản phẩm làm từ đậu nành”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала