Điều gì đang chờ đợi Hồng Kông nếu các thương hiệu xa xỉ rút khỏi thị trường này?

© AP Photo / Ramon EspinosaBuổi giới thiệu bộ sưu tập của nhà thời trang Pháp Chanel tại Cuba
Buổi giới thiệu bộ sưu tập của nhà thời trang Pháp Chanel tại Cuba - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các cuộc bạo loạn trên đường phố Hồng Kông, diễn ra trong bốn tháng nay đã khiến những người đứng đầu các công ty xa xỉ lớn lo lắng. Nếu cuộc đập phá vẫn tiếp diễn, nhiều người trong số họ sẽ phải rời khỏi thị trường lớn nhất châu Á. Trong một kịch bản như vậy, họ nên đi đâu? Và Hồng Kông sẽ phải làm gì để cứu nền kinh tế của mình?

Theo các nhà phân tích Bernstein Research, Hồng Kông chiếm 5-10% doanh số bán hàng xa xỉ toàn cầu, với khoảng 285 tỷ USD.

Doanh số đang giảm xuống

Trong tháng 8, doanh số giảm mạnh 23%. Khoảng 30 trung tâm mua sắm đã buộc phải đóng cửa. Cụ thẻ, công ty Hermes của Pháp, nơi sản xuất túi da Birkin trị giá hơn 10.000 USD, đã tạm thời đóng cửa một số cửa hàng, kể cả trong sân bay Hồng Kông. Nhà mốt Chanel phải hoãn buổi trình diễn thời trang giới thiệu bộ sưu tập của mình dự kiến ​​vào ngày 6 tháng 11 sang “một thời điểm phù hợp hơn."

Lily-Rose Melody Depp và Karl Lagerfeld trước buổi trình diễn bộ sưu tập Chanel mới tại Paris, 2007 - Sputnik Việt Nam
Vẻ gợi cảm lịch lãm: Những người mẫu nổi tiếng trong trang phục của Karl Lagerfeld

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, do doanh số giảm, trong năm tới, Prada có kế hoạch đóng cửa hàng rộng 1.400 mét vuông ở trung tâm Hồng Kông. Các nhà phân tích của Jefferies cho biết chủ sở hữu tòa nhà đang đàm phán để cắt giảm 44% giá thuê.

Số lượng khách du lịch đến mua sắm ở Hồng Kông đã giảm 39%. Lượng khách du lịch từ Trung Quốc đại lục cũng giảm gần một nửa. Bây giờ họ thích mua sắm ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore hơn.

Chuyển doanh nghiệp đi đâu?

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Chu Dung, chuyên viên khoa học cao cấp tại Viện Nghiên cứu Tài chính của Đại học Chunyang, Trung Quốc đã đề xuất ba phương án chuyển nhượng kinh doanh có lợi cho các công ty: đó là Bắc Kinh, Thượng Hải, vùng Vịnh Lớn - Macau, Quảng Châu, Thâm Quyến và các thành phố lân cận.

Đây là nơi mà các thương hiệu xa xỉ có thể chuyển đến. Ngoài ra, tôi cho rằng Hồng Kông nên tích cực tham gia vào sự phát triển của vùng Vịnh Lớn - Quảng Đông và Ma Cao. Bởi vì ở đấy không có vấn đề gì đối với an ninh. Do đó, sẽ tốt hơn nếu chuyển ngành công nghiệp hàng xa xỉ từ Hồng Kông sang đại lục”,  - chuyên gia Chu Dung nói.

Hợp tác với Trung Quốc đại lục

Ông Chu Dung lưu ý rằng cách tốt nhất để Hồng Kông cứu vãn tình thế của mình là tăng cường hợp tác với đại lục.

Cuộc biểu tình ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Chính quyền: Những người biểu tình cực đoan khiến cho Hồng Kông sống trong sợ hãi
“Hồng Kông ngày nay có thể phát triển và phồn vinh, chủ yếu làvới tư cách trung gian, là trạm kiểm soát giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Hồng Kông nên hợp tác chặt chẽ hơn với đại lục và tìm kiếm hỗ trợ để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhiều doanh nhân Hồng Kông đã phát hiện ra rằng họ nên phát triển công việc kinh doanh của mình trên đại lục để cải thiện tình hình hiện tại.”
Đánh giá lại chính sách kinh tế

Ngày nay, Hồng Kông chi quá nhiều cho sản xuất, trong khi khối lượng sản xuất lại rất nhỏ. Điều này tự nhiên ảnh hưởng đến doanh số. Vì điều này mà các nhà thiết kế thương hiệu xa xỉ không có được doanh thu mong muốn cho những nỗ lực của họ. Ngoài ra, do tình trạng bất ổn bùng phát, mong muốn và điều quan trọng nhất là khả năng mua hàng xa xỉ đã giảm đáng kể. Doanh số cũng bị ảnh hưởng bởi thực tế là tỷ lệ dân số có khả năng mua hàng hiệu là vô cùng nhỏ. Tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi tình trạng bất ổn trên đường phố và buộc phải đóng cửa các cửa hàng.

Магазин Emporio Armani - Sputnik Việt Nam
Thương hiệu cao cấp cuốn hút khách hàng Trung Quốc bằng những chiêu khuyến mãi dịp Tết

Chuyên gia Chu Dung khẳng định rằng, trước tiên Hồng Kông phải sửa đổi chính sách kinh tế của mình, hướng tới một thiểu số rõ rệt.

“Theo dữ liệu do chính phủ Hồng Kông công bố năm ngoái, tỷ lệ nghèo ở Hồng Kông đạt 20,1% và hệ số Gini (chênh lệch giàu nghèo) là 0,539, mức cao kỷ lục trong vòng 45 năm qua. Do đó, ngoài các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông, còn có một số nguy cơ thứ cấp tiềm ẩn gây ra bởi khoảng cách giàu nghèo. Mặc dù thực tế rằng Hồng Kông đã trở lại Trung Quốc 22 năm trước, một phần dân số không có cơ hội tận hưởng tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua, chính sách kinh tế không can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông đã thu hút đầu tư vào các xí nghiệp, nhưng thiếu sức mạnh hàng đầu của nền kinh tế, đặc biệt là không có doanh nghiệp phát triển đô thị nào có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống kinh tế của Hồng Kông”, - huyên gia lưu ý khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Theo ông Chu Dung, những người biểu tình nhận thức rõ về cú đánh mạnh mẽ mà họ gây ra cho trật tự công cộng và nền kinh tế của quê hương, nhưng đồng thời họ tiếp tục cố tình “làm rung chuyển con thuyền”.

Doanh nhân Trung Quốc với một chiếc điện thoại - Sputnik Việt Nam
Nhà giàu Hồng Kông bắt đầu chạy sang Ireland do biểu tình
“Hồng Kông phải trả giá đắt cho 4 tháng vô luật pháp, cướp phá và hỗn loạn này. Bộ trưởng tài chính của Hồng Kông Chen Maobo cho biết Hồng Kông đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Tất nhiên, chính phủ Hồng Kông đã thực hiện các biện pháp cần thiết, đặc biệt, gần đây đã tạo ra hơn 14.000 việc làm. Các dự án mới cũng đang được chuẩn bị để duy trì các nhà xây dựng ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, các biện pháp "hỗ trợ doanh nghiệp" và "bảo đảm việc làm" với tổng số tiền 19 tỷ đô la Hồng Kông đã được đề xuất. Chính phủ cũng đã đạt được việc giảm tiền cho người thuê nhà để dập tắt sự bất bình của các nhóm dễ bị tổn thương nhất ở Hồng Kông”, - chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала