Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Trong thời gian bao lâu?

© Ảnh : Thanh Vũ – TTXVNTác phẩm “Đảo An Bang, một trong những hòn đảo đẹp nhất của quần đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa" của tác giả Quý Trung, Ban Biên tập Ảnh, TTXVN trưng bày tại triển lãm “Việt Nam – Nhìn từ biển”
Tác phẩm “Đảo An Bang, một trong những hòn đảo đẹp nhất của quần đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa của tác giả Quý Trung, Ban Biên tập Ảnh, TTXVN trưng bày tại triển lãm “Việt Nam – Nhìn từ biển”  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và EU, cuộc đối đầu giữa vũ khí Liên Xô và vũ khí Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, các vấn đề kinh tế và xã hội, hợp tác kinh tế với EAEU - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam tăng cường quan hệ với EU

Bản tin về Việt Nam được báo chí nước ngoài chú ý nhiều nhất trong những ngày qua là thông tin về việc Trung Quốc rút tàu Hải Dương Địa chất 8 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau hơn ba tháng khảo sát ở đây. Theo dữ liệu trên mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã tăng tốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông và hướng về phía Trung Quốc, dưới sự hộ tống của ít nhất hai tàu Trung Quốc khác, theo Reuters. Hãng tin Reuters trích dẫn một chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho rằng, Trung Quốc đã rút tàu  ngay sau khi tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft hoàn tất công việc tại lô 06.1. Trung Quốc không muốn bất kỳ công ty nào ngoài ASEAN khoan dầu ở Biển Đông, Reuters dẫn lời một chuyên gia của IISS.

Tòa nhà Landmark 81 - Sputnik Việt Nam
Việt -Trung: Chính trị ảnh hưởng ra sao đến kinh tế và văn hóa

Bloomberg đưa tin rằng, một đơn vị phân phối ôtô Trung Quốc tại Việt Nam đã được yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng bản đồ có "đường lưỡi bò" ở Biển Đông. Ấn phẩm nhắc nhở về việc bộ phim hoạt hình Abominable do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) sản xuất sẽ không được chiếu ở Việt Nam và Malaysia vì hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” không được cắt bỏ. Còn Philippines kêu gọi tẩy chay hãng phim Dreamworks. Tờ The Diplomat viết về việc Việt Nam tăng cường quan hệ với EU trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Đây là Hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA). Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã ký kết thỏa thuận FPA tại Brussels. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á và là quốc gia đối tác thứ tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ký thỏa thuận FPA với Liên minh châu Âu. Thỏa thuận này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và EU, tờ báo viết.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam từ chối hợp tác với Trung Quốc vì lý do an ninh

Tờ The National Interest lại đề cập đến chủ đề chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và so sánh hai máy bay tiêm kích đánh chặn đã chiến đấu trên bầu trời Hà Nội: F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Liên Xô. Hơn 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh, các chuyên gia vẫn tranh luận về việc chiếc máy bay nào là tốt hơn. Tác giả phân tích chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của cả hai máy bay và rút ra kết luận: MiG-21 có khả năng cơ động linh hoạt hơn, trong khi Phantom được trang bị vũ khí tốt hơn. Nhưng, khi hai chiếc máy bay tiêm kích gặp nhau trên bầu trời, kết quả của trận không chiến được quyết định bởi kỹ năng của các phi công, và đôi khi đó chỉ là may mắn.

Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh chưa từng thấy

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2020, mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,8%, theo Bloomberg. GDP quý III ước tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, Việt Nam đang thực sự đột phá vượt ngưỡng kỳ vọng.

Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH sản xuất ống xả ô tô THACO tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) – một trong những khu kinh tế thu hút đầu tư lớn của khu vực miền Trung - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lại làm toàn thế giới kinh ngạc
Reuters đưa tin rằng, trong 10 tháng năm 2019, vốn thực hiện của các dự án FDI ở Việt Nam ước đạt 16,21 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Dòng vốn FDI là một yếu tố quan trọng bao đảm sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, các công ty FDI chiếm khoảng 70% xuất khẩu của quốc gia này. Hãng tin REGNUM cũng có tin về nền kinh tế Việt Nam: theo kết quả năm 2019, Việt Nam tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, vượt trước các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Indonesia. Hãng tin này thông báo rằng, công ty hàng không Vietnam Airlines lọt vào top 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2019, theo tạp chí Forbes. The Japan News đăng một bài viết về những thành tựu của Việt Nam trong công tác bình đẳng giới. Tỷ lệ nữ nghị sĩ tại Việt Nam cao hơn mức trung bình thế giới và mức trung bình châu Á. Việt Nam có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất ở Đông Nam Á. Việt Nam có giải thưởng thường niên - Giải thưởng Kovalevskaia dành tặng cho những cá nhân nữ khoa học gia xuất sắc, Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học Nga Sofia Kovalevskaya. Nhưng, mặc dù Việt Nam có nhiều thành tích trong lĩnh vực này, một số quy định của Luật về bình đẳng giới, được Quốc hội thông qua năm 2006, vẫn chưa được thực hiện.

FTA giữa Việt Nam và EAEU có triển vọng lớn

Tờ báo Nga Virtualnaya tamozhnya đăng tải một bài dài của GS Nguyễn Cảnh Toàn tại Viện nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dành riêng cho lễ kỷ niệm ba năm sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU).

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Vì sao EU tăng mối quan tâm tới châu Á và Biển Đông?
Chuyên gia lưu ý đến tiến bộ lớn đạt được trong quan hệ kinh tế giữa các đối tác và đề xuất các biện pháp để cải thiện mối quan hệ này. Điều quan trọng là thu hút đầu tư của Nga vào các lĩnh vực như khai thác và chế biến khoáng sản, vào ngành năng lượng, ngành chế tạo máy và sản xuất hóa chất, vào Trung tâm nghiên cứu hạt nhân, dự án chính phủ điện tử, an ninh thông tin, dự án thành phố thông minh và nhiều lĩnh vực khác.

Việt Nam muốn mua các công nghệ tiên tiến cho quá trình công nghiệp hóa để hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ, đầu tư vào việc khai thác các mỏ dầu khí trên địa bàn các nước EAEU. Khép lại mục điểm báo là thông tin về một sự kiện văn hóa. Quỹ Russkiy Mir cho biết rằng, một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Nga Hermitage  đang chuẩn bị tổ chức cuộc triển lãm đồ sứ Nga tại Việt Nam. Các đồ sứ quý hiếm thế kỷ 18 - 20 từ bộ sưu tập Hermitage, cũng như sản phẩm của các bậc thầy hiện đại sẽ được trình bày ở Việt Nam. Tại cuộc triển lãm cũng sẽ giới thiệu các bảo vật quý từ kho báu vàng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và các tác phẩm gốm Việt Nam hiện đại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала