Nhiều vấn đề khó khả thi trước đề xuất thay đổi giờ làm, giờ học

© Depositphotos.com / DragonImagesthanh niên Việt Nam
thanh niên Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đề xuất thay đổi, đồng bộ giờ học, giờ làm việc được nêu trong cuộc họp Quốc hội thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.

Chi tiết đề xuất thay đồi giờ làm, giờ học

Ngày 31/10, khi thảo luận ở hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và kế hoạch năm 2020, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu đề xuất về việc đổi giờ học giờ làm phù hợp hơn ở các đô thị, theo đó có thể bắt đầu muộn hơn so với hiện tại, từ 8h30.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân ủng hộ đổi giờ làm theo vùng

Ông Cảnh cho rằng hầu hết các nước bắt đầu giờ học, giờ làm vào 8h30 hoặc 9h, thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng đồng bộ trong khối cơ quan hành chính văn phòng, cơ sở giáo dục. Trong khi đó, ở Việt Nam đang áp dụng khung giờ của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch là không phù hợp. 

Hiện nay, học sinh ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội thường vào học trong khung giờ từ 6h45-7h20. Ở các trường cấp 2, cấp 3 và Đại học, vào học giờ đó nhưng thường đến 12h-12h15 các em mới tan học. Ca học chiều cũng phải bắt đầu từ 12h15-12h45 và tan vào lúc 17h30 trở ra.

Việc đồng bộ giờ học, giờ làm từ 8h30 thì thời gian học của các em sẽ kéo dài thêm 1-1,5 giờ, nghĩa là các em ca sáng sẽ tan học lúc 13h15-13h45, và ca chiều cũng tan từ 18h30 trở ra.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có giảm thời gian làm việc xuống 44 giờ/tuần và tăng khung giờ làm thêm?
“Đi học, đi làm muộn hơn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm và kỷ cương làm việc của công chức”, - ông Cảnh khẳng định.

Được biết, đây là đề xuất được đại biểu Cảnh kiên trì nêu 2 năm nay tới Quốc hội. Trước đó, vào kỳ họp giữa năm 2017, ông Cảnh đề xuất nên điều chỉnh giờ làm việc của công chức khối hành chính dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị trên khắp cả nước từ 8h30, kết thúc lúc 17h, nghỉ trưa một tiếng.

Dự luận không phù hợp với điều kiện khí hậu và xã hội Việt Nam

Trước nay, giờ học sớm hơn giờ làm 30 phút, mục đích cũng là nhằm giảm tải mật độ người tham gia giao thông vào cùng một thời điểm. Nhưng nay, đồng bộ thời gian đi làm, đi học, thì có thể ùn tắc thêm từ 30 phút đến 1 tiếng so với đi tránh thời điểm đó khoảng 15-20 phút. Việc này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy của tình trạng muộn giờ làm, chậm giờ học. 

© Ảnh : QUANG ĐỊNHBộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng việc bố trí giờ làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông.
Nhiều vấn đề khó khả thi trước đề xuất thay đổi giờ làm, giờ học - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng việc bố trí giờ làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông.

Thay đổi giờ làm cùng với giờ học đúng là khá thuận lợi cho các gia đình có con đang học cấp 1-2 phải đưa đón vì bố mẹ tiện đi làm thì đưa con đi học. Tuy nhiên, đối tượng học sinh này ít hơn nhiều so với lượng học sinh cấp 2-3 và Đại học là những người tự tham gia giao thông, nên nếu chỉ thuận lợi việc đưa đón nhưng lại cực kỳ bất lợi trong việc giảm ùn tắc giao thông nếu nhìn một cách toàn cục.

Nói thay đổi giờ làm, giờ học muộn hơn và hạn chế thời gian nghỉ trưa để tăng hiệu quả, năng suất làm việc cũng chưa có cơ sở khoa học, bởi năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là trình độ, khả năng làm việc của người lao động.

Các chuyên gia lao động cho rằng môi trường khí hậu, thời tiết của người Việt Nam có nhiều khác biệt so với người châu Âu nên thói quen, khả năng thích ứng là khác nhau.

Ông Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Công nhân Công đoàn Việt Nam, cho rằng thời gian làm việc cho công chức, viên chức bắt đầu từ 7h30 hoặc 8h là hợp lý. Giờ làm lúc 8h30 chỉ thích hợp đối với các tổ chức quốc tế. Thời gian nghỉ trưa nên kéo dài ít nhất 1,5 giờ để viên chức có đủ thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

© Ảnh : QuochoiĐại biểu Bùi Sỹ Lợi.
Nhiều vấn đề khó khả thi trước đề xuất thay đổi giờ làm, giờ học - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi.

Ngoài ra, ông Thọ đề xuất các cơ quan hành chính đặc thù có thể linh động tùy thuộc công việc, như bộ phận tiếp dân có thể làm việc sớm hơn.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cũng đánh giá thời gian làm việc với công chức từ 8h30 như đề xuất của đại biểu Cảnh là chưa hợp lý.

“Ở nhiều nước, thời gian làm việc từ 9h là do khí hậu lạnh, Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nên giờ làm việc cần sớm hơn”, - ông Quyền nói.

Tuy nhiên, trái với các chuyên gia khác đề nghị giao địa phương quy định giờ làm việc phù hợp đặc thù thời tiết, ông Quyền cho rằng, quy định giờ làm việc cần thống nhất giữa các địa phương để đảm bảo liên thông giữa các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương, nếu không sẽ không phát huy được hiệu quả công tác giữa các cơ quan.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết việc thay đổi giờ làm việc, giờ học ở Việt Nam không đơn giản vì không dễ gì để thay đổi tâm sinh lý, cách làm đang quen. Đồng thời, theo ông Lợi, việc điều chỉnh này không nên quy định vào Luật, bởi Luật chỉ quy định ngày làm 8 tiếng, tuần làm 40 hoặc 48 tiếng. Việc áp dụng thời gian bắt đầu làm việc như thế nào là do đặc điểm của từng địa phương, người đứng đầu quyết định sao cho phù hợp.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Quốc hội thảo luận về giảm giờ làm chính thức, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng thêm ngày nghỉ trong năm

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì về đề xuất đổi giờ làm việc?

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đánh giá đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh là một ý kiến cần tham khảo, nhưng để quyết định thay đổi thì còn nhiều vấn đề liên quan.

Bộ trưởng Tân lý giải: “Bố trí giờ làm ở các cơ quan phải đồng bộ, giờ làm của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông, chứ cùng trễ hoặc cùng sớm không giải quyết được”.

Về giờ nghỉ trưa, Bộ trưởng Nội vụ nêu thực tế nhiều cán bộ công chức tranh thủ giờ nghỉ trưa để làm vì muốn làm xong sớm và về đón con. Theo ông Tân, đó là nhu cầu, sắp xếp hợp lý.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh giờ giấc làm việc theo quy chế chung và chúng ta đang thực hiện không có sự thống nhất chung trên cả nước, vì thống nhất chung thì rất khó do mỗi vùng miền, thành phố đều có tính đặc thù.

Theo ông Tân, dù đổi giờ làm sớm hơn hoặc muộn hơn phải đảm bảo ngày làm việc 8 tiếng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала