Cuộc chiến tâm lý mới của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam?

© AFP 2023 / Greg Bakerquả địa cầu
quả địa cầu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam có rơi vào bẫy chiến tranh tâm lý với Trung Quốc? Hiện Hà Nội đang nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn âm mưu cài cắm đường lưỡi bò, đường chín đoạn của Trung Quốc.

Việc đường lưỡi bò liên tiếp xuất hiện thời gian qua tại Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi Bắc Kinh cài cắm đường chín đoạn vào tất cả mọi thứ như bản đồ, phim ảnh, định vị trong xe hay trong giáo trình dành cho sinh viên.

Đường lưỡi bò: Từ giáo trình đại học, phim ảnh đến siêu xe đắt tiền

Những ngày qua, dư luận Việt Nam xôn xao với những vụ việc liên quan đến việc cài cắm đường lưỡi bò vào tất cả mọi thứ từ bản đồ, phim hoạt hình, giáo trình giảng dạy, chương trình thiết kế tour du lịch đến cả định vi xe. Đây rõ ràng là sự cố ý, âm mưu tuyên truyền sai trái của chính quyền Trung Quốc.

Bản đồ in hình đường chín đoạn/đường lưỡi bò rõ ràng được trình bày ở trang 36 cuốn Đọc Sơ caaso 1 bộ giáo trình “Developing Chinese” và trang 32 cuốn Nghe Sơ cấp 1 “Developing Chinese” do Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành, được trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2019-2020 để giảng dạy cho sinh viên năm nhất khoa Trung - Nhật vì thấy “hay”.

© Ảnh : Tiền phong"Đường lưỡi bò" phi pháp có trong giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Cuộc chiến tâm lý mới của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
"Đường lưỡi bò" phi pháp có trong giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đây là vụ việc gây bất ngờ và cả những phản ứng trái chiều từ dư luận bởi khó có thể tin được là một cơ sở giáo dục đại học hẳn hoi lại có thể sơ suất đến thế. Bên cạnh đó, ý kiến trả lời thiếu trách nhiệm của đại diện nhà trường càng khiến người ta suy ngẫm. Vị lãnh đạo Trường Đại Học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, theo đúng quy định, giáo trình của nhà trường khi đưa vào sử dụng sẽ phải thông qua Hội đồng thẩm định. Thế nhưng, lần này, khoa Trung - Nhật của cơ sở đào tạo này lại đưa vào sử dụng thử chứ chưa qua sự phê chuẩn của Hội đồng thẩm định.

Đường lưỡi bò - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xử nghiêm sai phạm liên quan đến đường lưỡi bò vi phạm chủ quyền quốc gia
Ngoài ra, chính đại diện của trường thừa nhận, khoa Trung - Nhật chỉ tập trung xem xét đến bố cục mỗi bài thiết kế như thế nào, cách sắp xếp, giải thích ngữ pháp ra sao chứ không để ý đến các hình vẽ trong sách. Khi xem xét sách cũng không thể mở từng trang ra một. Tức về cơ bản, họ chỉ xem phần mục lục, sau đó mới mở một bài bất kỳ để xem xét bố cục, chủ đề, cách trình bày, phân tích ngữ pháp của bài giảng ấy. Sau đó, Hội đồng khoa học của Khoa Tiếng Trung- Nhật xem xét, nhận định nội dung giáo trình phù hợp nên quyết định đưa vào giảng dạy. Khoa đã đưa giáo trình này xuống Trung tâm phát hành sách để in, phát hành tổng cộng 716 cuốn cho sinh viên.

Giải thích của đại diện nhà trường là rất khó chấp nhấp, nhất là khi thời gian qua đã có hàng loạt sản phẩm, ấn phẩm của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam và được cài cắm hình ảnh đường lưỡi bò chín đoạn, thay thế Hoàng Sa, Trường Sa bằng Nam Sa và Tây Sa.

Sự việc hồi giữa tháng 10, Saigontourist đã phải lên tiếng xin lỗi về sự cố nghiêm trọng vừa qua, liên quan đến việc công ty lữ hành này sử dụng ấn phẩm có in “đường lưỡi bò” để quảng bá du lịch.

Cụ thể, Công ty Trung Thế đưa cho Saigontourist 15 ấn phẩm có in hình “đường lưỡi bò”.  Ban Tổng giám đốc công ty Saigontourist nhận định đây là sự việc nghiêm trọng, và trong chiều 17 tháng 10 đã phối hợp với đoàn thanh tra thu hồi toàn bộ ấn phẩm (15 cuốn) để nộp cho Thanh tra Sở Du lịch. Công ty cũng tiến hành xử phạt nghiêm các cá nhân, phòng ban đã nhận ấn phẩm mà không thông qua khâu kiểm duyệt theo quy định. Đồng thời, Saigontourist quyết định chấm dứt ngay lập tức quan hệ đối tác với công ty Trung Thế - công ty đã đưa ấn phẩm có sử dụng hình ảnh “đường lưỡi bò”.

“Công ty ý thức đây là sự việc nghiêm trọng và công ty luôn ý thức, tuân thủ các quy định, chính sách của nhà nước. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban tổng giám đốc công ty đã ra chỉ thị trong việc siết chặt quy trình kiểm duyệt nội dung ấn phẩm ở toàn bộ văn phòng, chi nhánh, yêu cầu tuân thủ tuyệt đối để không lặp lại sự việc nói trên”, đại diện doanh nghiệp lữ hành khẳng định.

Phát biểu về vụ việc loạt xe ô tô nhập khẩu có phần mềm định vị chứa bản đồ “đường lưỡi bò”, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng nhận định:

“Đây là sự việc rất nghiêm trọng, vi phạm các quy định về chủ quyền, lãnh thổ”.

Mẫu Volkswagen Touareg có bản đồ đường lưỡi bò trưng bày tại VMS 2019 đang bị cơ quan hải quan giữ tại cảng Cát Lái, chưa cho tái xuất.  - Sputnik Việt Nam
Xe Volkswagen có đường lưỡi bò vào Việt Nam thế nào?
Đại diện Bộ Công thương cho biết, ngay khi phát hiện các sự việc, Bộ đã làm việc với doanh nghiệp, yêu cầu giải trình. Theo đó, Công ty Công ty Kylin - GX 88 báo cáo do doanh nghiệp chỉ kiểm tra bản đồ Việt Nam, không kiểm tra bản đồ thế giới nên không phát hiện “đường lưỡi bò” trên ứng dụng. Bộ Công thương yêu cầu doanh nghiệp này thu hồi tất cả ôtô đã nhập khẩu về Việt Nam để kiểm tra, khắc phục vi phạm trước ngày 30.11.

“Nếu doanh nghiệp không khắc phục trước thời hạn này thì sẽ tạm dừng giấy phép kinh doanh nhập khẩu ôtô đã cấp”, ông Cao Quốc Hưng nói.

Sau sự việc Bộ Công thương ngày 5.11 đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu rà soát thiết bị định vị, bản đồ, phần mềm và báo cáo về Bộ Công Thương trước 15.11. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng phải yêu cầu nhà sản xuất nước ngoài cam kết không gắn phần mềm định vị, bản đồ có hình ảnh vi phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam. Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị tăng cường phối hợp quản lý ôtô nhập khẩu. Bộ Tài chính được đề nghị chỉ đạo Tổng cục Hải quan; Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Đăng kiểm kiểm tra chặt chẽ các thiết bị định vị, bản đồ, phần mềm trong ôtô nhập khẩu, nhất là xe từ Trung Quốc trước khi hoàn thành các thủ tục thông quan, đăng kiểm.

Việt Nam nghiên cứ giải pháp chặn sản phẩm có in đường lưỡi bò

Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 10 của Chính phủ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ cho biết đang nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán sản phẩm có in hình đường lưỡi bò.

Cụ thể, trả lời báo chí ngày 5.11 về việc gần đây nhiều sản phẩm bị Trung Quốc cài cắm “đường lưỡi bò”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay: “Trước khi phim được công chiếu ở Việt Nam đều phải thông qua sự thẩm định của Hội đồng duyệt phim, do vậy để hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trong phim là trách nhiệm của Hội đồng này và Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch; còn bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trong phần mềm của xe ôtô thì trách nhiệm trước hết thuộc về doanh nghiệp; với sách giáo khoa, giáo trình là trách nhiệm của nhà trường và Bộ Giáo dục Đào tạo”.

Đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, hiện đã đề xuất Thủ tướng giải pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng nêu trên.

“Người dân khi dùng sản phẩm nhập từ nước ngoài cũng nên xem xét thận trọng, không để đường lưỡi bò phát tán tràn lan trên lãnh thổ Việt Nam”.

Nhóm tàu sân bay tấn công của Hải quân Hoa Kỳ, do Hàng không mẫu hạm Karl Vinson dẫn đầu - Sputnik Việt Nam
Không "nể mặt": Mỹ sẽ ‘chặt đường lưỡi bò’ Trung Quốc trên Biển Đông
Nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam để bán, tham gia trưng bày, giới thiệu... có hình ảnh và thông tin về “Đường chín đoạn" (Đường lưỡi bò) phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ngày 1.11.2019, Bộ Công Thương ban hành công văn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ cùng các Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, rà soát hoạt động thương mại trên địa bàn.

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn theo thẩm quyền đối với các hoạt động trong ngành Công Thương: sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp hàng hóa có hình ảnh, thông tin về “Đường lưỡi bò” và hình ảnh, thông tin khác gây ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia, vi phạm quy định pháp luật hiện hành.

Cuộc chiến tâm lý của Trung Quốc

Trong thời gian qua, Trung Quốc đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm, ấn phẩm có cài cắm hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện công khai như một phương thức khẳng định chủ quyền biển đảo, tuyên bố yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này nhằm độc chiếm Biển Đông.

Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ du khách Trung Quốc mặc đồng phục “đường lưỡi bò” phi pháp

Trao đổi về vấn đề “Trung Quốc cài cắm đường lưỡi bò vào tất cả mọi thứ” nhằm tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, sai trái về Biển Đông, trao đổi với VTC News, ĐBQH Dương Trung Quốc nhận định, rõ ràng đây là vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại, nên trước hết chúng ta phải xử lý theo đúng luật. Luật pháp phải gắn với thực tế trong việc xử lý chứ chúng ta không thể duy ý chí.

“Đối với công dân Việt Nam thì chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, quyết liệt hơn nữa thì dần dần ta mới khắc phục được.Rõ ràng những gì đang diễn ra cho thấy chúng ta đang sơ hở rất nhiều. Những chi tiết chủ yếu là do dân phát hiện chứ không phải cơ quan chức năng. Thường thường đứng trước điều đó thì những người có liên quan luôn luôn nói rằng do chẳng may, do mất cảnh giác... Ở đây đòi hỏi ý thức của những người có trách nhiệm”, ông Dương Trung Quốc khẳng định.

Vị ĐBQH cũng nhận định, chắc chắn đây là cuộc chiến tâm lý của Trung Quốc, một chiến lược lâu dài, gặm nhắm dần dần của Trung Quốc. Đây không phải là vấn đề bây giờ mà trong lịch sử đã diễn ra.

Đề xuất về giải pháp đối phó với âm mưu đường lưỡi bò của Trung Quốc, ĐBQH Dương Trung Quốc nhấn mạnh:

“Tôi cho rằng họ rất tinh vi, xảo quyệt. Do đó chúng ta cũng phải đáp lại bằng tinh thần cảnh giác cao. Quan trọng nhất là ý thức của mỗi người dân. Ta phải khiến mỗi người đều cảm thấy dị ứng khi bắt gặp các chi tiết này. Tại sao chúng ta không đặt vấn đề bất cứ cái gì liên quan tới Biển Đông, đầu tiên ta phải cảnh giác. Đây không phải là vấn đề khó vì "đường lưỡi bò" khá phổ biến chứ không phải bây giờ chúng ta mới biết, từ trên cái áo phông của họ, trên cái visa của họ. Chúng ta cũng đã đấu tranh rất quyết liệt”.

Vị đại biểu cho rằng, không nên bài xích Trung Quốc vì “họ là quốc gia lớn và đang cạnh tranh với chúng ta. Họ có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều nguồn lực có lợi nếu chúng ta biết cách”.

Khẳng định quan điểm giải quyết mọi mâu thuẫn bằng con đường hòa bình, bởi “vấn đề chủ quyền, ông cha ta đã có cách ứng xử rất rõ ràng”, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, cần phải nhìn nhận vấn đáo từ nhiều phương diện.

“Tất cả những gì tích cực, tiến bộ, mà chúng ta học hỏi được rõ ràng trở thành nền văn hiến dân tộc. Bài học đó, mỗi thời đại mỗi khác. Bây giờ chúng ta hội nhập với thế giới, thế giới rộng lớn hơn rất nhiều, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng sự lựa chọn đó, chúng ta đừng bao giờ chạy theo một phía nào đó, có mới nới cũ, mà yếu tố truyền thống rất quan trọng”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Âm mưu xảo quyệt, thủ đoạn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS. Vũ Thanh Ca, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ với VOV rằng, đây là một “bẫy pháp lý” rất tinh vi của Trung Quốc nằm trong chiến lược tìm mọi cách lồng ghép “đường lưỡi bò” vào các ấn phẩm tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi nhận thức của người dân thế giới về chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

“Bằng cách lồng ghép những tài liệu, ấn phẩm có chứa “đường lưỡi bò”, dù có thời gian xuất hiện rất ngắn như trong bộ phim "Everest- Người tuyết bé nhỏ", chỉ có 4 giây thôi nhưng nếu ta sơ suất bỏ qua thì ta đã mắc bẫy pháp lý của Trung Quốc, nghĩa là hội đồng duyệt phim của chúng ta đã thông qua nội dung này, gián tiếp công nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc”, PGS. TS. Vũ Thanh Ca khẳng định.

Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Hoàng Sa và Trường Sa: sự đe dọa của "đường lưỡi bò"
Vị chuyên gia khuyến cáo đề cao cảnh giác với những tài liệu tuyên truyền, ấn phẩm từ Trung Quốc, phải chú ý đến từng chi tiết, để không lọt những thủ đoạn tuyên truyền tinh vi của Trung Quốc.

“Để không lặp lại những sai lầm rất đáng tiếc, không xử lý theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, không có cách nào khác, các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường “tai mắt”, trách nhiệm, kiểm soát tốt hơn tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc; có những quy định rõ ràng và xử lý nghiêm những sai phạm xảy ra. Bên cạnh đó, trách nhiệm của cơ quan truyền thông là nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý Nhà nước cũng như của người dân về những thủ đoạn của Trung Quốc, thậm chí tuyên truyền qua mạng xã hội để người dân và cơ quan quản lý Nhà nước hiểu về những âm mưu, hành động tinh vi của Trung Quốc”, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, PGS. TS. Vũ Thanh Ca đề nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала