Có thật kỹ sư lập trình Việt Nam giỏi hơn Singapore?

© FotoliaMáy tính
Máy tính - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia Phạm Hải Yến, Giám đốc điều hành của School of Gumption (Singapore) cho biết, khi về Việt Nam thấy mọi người chê nền giáo dục trong nước rất nhiều, tuy nhiên, năng lực lập trình của Việt Nam còn được đánh giá cao hơn cả Singapore.

Kỹ sư lập trình của Việt Nam giỏi hơn Singapore?

Phát biểu tại Hội thảo “Xu hướng giáo dục trên thế giới và Việt Nam” do Liên minh giáo dục 4.0 phối hợp với Viện nghiên cứu giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ngày 9.11, chuyên gia Phạm Hải Yến, Giám đốc điều hành của School of Gumption (Singapore) đã đưa ra nhận định như vậy và khẳng định rằng, dù chương trình tin học không được tiên tiến như Singapore nhưng năng lực kỹ sư lập trình của Việt Nam được đánh giá cao hơn quốc gia trên.

Công ty Kaspersky Lab  - Sputnik Việt Nam
Công ty Kaspersky Lab sẽ giúp Việt Nam lập chương trình chống vi-rút cho các cơ quan chính phủ

Hội thảo “Xu hướng giáo dục trên thế giới và Việt Nam” thu hút đông đảo những người làm giáo dục tham dự và góp phần giải quyết những thắc mắc cũng như cùng chia sẻ để triển khai hiệu quả chương trình mới và nâng cao hiệu quả và trải nghiệm dạy và học. Đồng thời, tại đây, các chuyên gia đã chia sẻ bài học từ những cường quốc về giáo dục trên thế giới như Phần Lan, Singapore hay Israel.

Tại sự kiện lần này, Giám đốc điều hành của School of Gumption (Singapore) chia sẻ những quan điểm và thông tin thú vị về góc nhìn, quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình.

“Có ý kiến nhận định Việt Nam có nguồn nhân lực rất tốt tính trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lực lượng kỹ sư lập trình – đó là sự thật”, Thanh Niên dẫn nhận định của chuyên gia Phạm Hải Yến cho biết.

Giám đốc điều hành của School of Gumption (Singapore) chia sẻ, bà từng được tiếp nhận, thụ hưởng chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam, chương trình giáo dục đại học và sau đó bản thân lại công tác và tham gia trực tiếp vào hệ thống giáo dục của Singapore với nhiều cương vị khác nhau. Bà Phạm Hải Yến cho biết, về Việt Nam, thấy mọi người chê nền giáo dục trong nước rất nhiều. Nhưng ở Singapore, đặc biệt khi làm việc với hệ sinh thái khởi nghiệp, các nhà đầu tư, đặc biệt các quỹ đầu tư về khởi nghiệp có góc nhìn khác.

“Các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam rất nhiều bởi vì nguồn nhân lực Việt Nam được giáo dục tốt, có khả năng thích ứng, có đam mê, đặc biệt có kỹ năng lập trình rất tốt so với các nước Đông Nam Á. Đó là những cái mà tôi đã nghe rất nhiều lần từ các đối tác quan tâm đến nguồn nhân lực nước ta”, bà Phạm Hải Yến thông tin.

Điều này cho thấy những điểm tích cực mà nền giáo dục Việt Nam đạt được trong suốt thời gian qua.

“Ban đầu mình có suy nghĩ tại sao kỹ sư Việt Nam lại có khả năng lập trình rất giỏi, và mình đã nghĩ ra rằng môn toán ở đây đã dạy tư duy rất sâu, rất nền tảng và chắc chắn. Do đó mặc dù chương trình tin học không được tiên tiến như Singapore nhưng mà năng lực kỹ sư lập trình của Việt Nam được đánh giá cao hơn quốc gia trên”, Giám đốc điều hành của School of Gumption (Singapore) bày tỏ.

Những điểm tương đồng giữa nền giáo dục Việt Nam và Singapore

Một vấn đề quan trọng nữa được Giám đốc điều hành của School of Gumption đề cập trong phần phát biểu tại Hội thảo “Xu hướng giáo dục trên thế giới và Việt Nam” đó chính là những điểm tương đồng giữa hai nền giáo dục Việt Nam và Singapore.

Điểm đầu tiên được bà Phạm Hải Yến liệt kê đó chính là tình trạng dạy và học thêm, căn bệnh thành tích và cuộc đua điểm số khốc liệt.

Vị chuyên gia giáo dục chia sẻ: “Mỗi một năm, theo thống kê thì phụ huynh Singapore – một đất nước nhỏ bé với khoảng 5 triệu dân, đã chi khoảng 3 tỉ đô la cho con em đi học thêm để có thành tích cao. Thậm chí các em bé nhỏ 2-3 tuổi đã được đi học thêm để khi bước vào lớp 1 sẽ dẫn trước các bạn. Đó là một thực tại của hệ thống giáo dục Singapore và khá tương đồng với Việt Nam”.

Quốc hội thông qua toàn văn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.  - Sputnik Việt Nam
Luật Giáo dục chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam
Về quan điểm xã hội quá coi trọng điểm số và thành tích, áp lực phải đứng ở top đầu, mối quan hệ tương quan giữa đầu vào đầu ra, chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo có đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và đòi hỏi của doanh nghiệp hay không bà yến bổ sung thêm:

“Đó còn là cuộc đua điểm số để vào các trường giỏi. Tâm lý xã hội vẫn nghĩ là con tôi điểm cao thì sẽ được vào trường, khi vào trường giỏi sẽ có bằng giỏi, sau đó sẽ có việc làm tốt và lương cao. Công thức này được hàng ngày truyền đạt từ phụ huynh, giáo viên tới con em nước ta trước đây. Công thức này có thể cần thay đổi vì doanh nghiệp đã nhận ra rằng có bằng giỏi nhưng không có kỹ năng để làm việc thì doanh nghiệp cũng không thể tuyển dụng được”.

Bên cạnh những mặt tích cực, Giám đốc điều hành của School of Gumption còn thẳng thắn nêu ra những mặt trái, những điểm còn tồn tại, thách thức của nền giáo dục Việt Nam có điểm chung với Singapore như “văn hóa nghe lời”, nhận thức của mọi người về bản thân, tham gia đóng góp vào sự thay đổi, tiến triển chung của xã hội”… Bà Phạm Hải Yến cũng nêu vấn đề chất lượng giáo viên của đảo quốc sư tử chỉ xếp sau Phần Lan.

Vị chuyên gia chia sẻ, giáo viên ở Singapore không chỉ được đào tạo trước đó mà kể cả sau khi đi làm. Họ được đào tạo từ thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả, kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Đặc biệt, chỉ riêng đào tạo giáo viên thì Singapore có tới 3 tổ chức lớn cùng tham gia: Thứ nhất là đơn vị đảm bảo chất lượng đào tạo tương đương với trường sư phạm ở Việt Nam, thứ hai là học viện đào tạo giáo viên bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn và tiếp tục cập nhất các thầy cô, và sau đó là Bộ GD-ĐT thông qua việc tổ chức nhiều chương trình đào tạo giáo viên, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Chuyên gia nói về chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam

Về đánh giá trình độ kỹ sư lập trình Việt Nam giỏi hơn Singapore, PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ phần mềm, Khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) trao đổi với Đất Việt cho hay, nhận định kỹ sư lập trình Việt Nam giỏi hơn Singapore là hoàn toàn đúng, bởi kỹ sư lập trình chỉ giống như công nhân kỹ thuật. Nhưng quan trọng hơn là khả năng phân tích, thiết kế các hệ thống phức tạp mà việc này nhân sự của Việt Nam rất kém.

“Trước đây, khi Việt Nam còn ở trình độ công nghệ thông tin thấp, để lập trình được rất vất vả bởi nó giống như ngôn ngữ cổ vậy. Thế nên kỹ sư lập trình thời ấy được đánh giá rất cao và giỏi thực sự. Còn ngày nay, các chương trình lập trình ngôn ngữ rất phát triển và dễ làm. Ngôn ngữ ấy ngày càng dễ nên sinh viên Việt Nam học lập trình rất nhanh, thậm chí chỉ cần học vài tháng là đã có thể lập trình ngôn ngữ. Khó chính là ở chỗ phân tích, thiết kế các hệ thống phức tạp và sáng tạo ra được những cái mới”, PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ khẳng định.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thuộc top 10 hệ thống giáo dục hàng đầu: Có dịch nhầm không? ​
Theo lý giải của vị chuyên gia này, nhận định của bà Hải Yến là đúng và có cơ sở, nhưng phải hiểu, trong ngành công nghệ thông tin thì lập trình chỉ ở thứ hạng thấp nhất. Theo nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ phần mềm, trong ngành công nghệ thông tin được chia làm ba bậc: lập trình là hạng thấp nhất, cao hơn là phân tích thiết kế và cao hơn nữa là quản lý các dự án công nghệ thông tin. Ông Vỵ chia sẻ, hai thứ hạng trên mới khó, còn lập trình lại hết sức đơn giản, đồng thời so sánh điều này cũng giống như một người là công nhân, còn người kia làm giám đốc điều hành.

“Để đạt đến trình độ cao hơn thì nhân lực Việt Nam chưa làm được nhiều”, PGS.TS Vỵ thẳng thắn nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng, làm thế nào để phân tích thiết kế các hệ thống phức tạp, ai quản lý quá trình đó để ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thì rất khó, nhân lực Việt Nam dù có nhưng không nhiều người đáp ứng được yêu cầu này.

Theo đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ phần mềm cho rằng, trước hết là phải có “thầy giỏi”, nhất là đội ngũ đào tạo giỏi thiết kế, quản lý dự án công nghệ thông tin nhưng số này hiện rất ít. Thứ hai, phải thay đổi cách làm.

Ông Vỵ cũng chỉ ra một thực tế còn tồn tại ở Việt Nam chính là, việc đào tạo, học tập còn mang tính “ăn xổi ở thì”. Điều này được thể hiện qua thực tế rất nhiều người chỉ mong học thật nhanh để ra đi kiếm tiền.

Vị PSG.TS kể lại rằng ông có nhiều học trò khi đi ra ngoài làm rồi mới thấy công tác phân tích, thiết kế quan trọng và hối tiếc khi đi học đã không chú tâm, coi trọng phần này.

“Ở Singapore, theo thông tin tôi được biết, lương kỹ sư lập trình trung bình chỉ 3.000 USD, trong khi người làm phân tích, thiết kế lương gấp đôi, còn người quản lý các dự án công nghệ thông tin được hưởng mức lương 10.000 USD. Vậy nên dẫu Singapore có sang thuê kỹ sư lập trình của Việt Nam thì cũng giống như thuê công nhân, còn họ thiết kế, quản lý các dự án”, PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала