Triều Tiên ca ngợi mối quan hệ bền chặt với Việt Nam

© AP Photo / Minh HoangNhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un được an ninh bảo vệ tại ga đường sắt Đồng Đăng ở Việt Nam
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un được an ninh bảo vệ tại ga đường sắt Đồng Đăng ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhân dân Triều Tiên rất yêu quý Việt Nam. Tờ báo chính thống Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động Triều Tiên đã có bài viết đặc biệt nhấn mạnh tình hữu nghị và quan hệ bền chặt với Việt Nam.

Tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam- Triều Tiên

Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Triều Tiên nhấn mạnh mối quan hệ mạnh mẽ và thân thiện với Việt Nam hôm thứ Tư.

Hãng thông tấn Yonhap trích dẫn tờ báo này cho biết, Bình Nhưỡng vô cùng trân trọng mối quan hệ song phương giữa Triều Tiên và Việt Nam sau nhiều thập kỷ hợp tác đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có thông tin về đại sứ mới của Triều Tiên
Triều Tiên và Việt Nam đã chứng kiến ​​mối quan hệ song phương được tăng cường và phát triển tích cực trong những năm gần đây, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Việt Nam cấp nhà nước của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Hà Nội hồi đầu năm 2019. Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của ông Kim Jong-un tới Việt Nam kể từ khi lên nắm quyền Chủ tịch Triều Tiên vào năm 2011. Chuyến thăm cũng ghi dấu mốc quan trọng khi ông là nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên thăm chính thức Việt Nam trong 55 năm.

“Lập trường nhất quán của Đảng và đất nước Triều Tiên là xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác thân thiện (giữa hai nước) nhằm tôn vinh ý nguyện của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm và thúc đẩy quan hệ song phương phát triển hơn nữa truyền từ thế hệ này đến thế hệ sau”, Rodong Sinmun, cơ quan của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên bình luận trong bài viết đặc biệt này.
“Nhân dân Triều Tiên trân trọng mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc luôn hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì mục đích chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập và chủ nghĩa xã hội”, tờ báo nhấn mạnh thêm.

Cuối tháng 2, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ hai với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Trong chuyến công du này, Chủ tịch Kim đã có cuộc tiếp kiến và hội đàm với các quan chức hàng đầu của Việt Nam như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ sự tin tường và niềm hy vọng vào quan hệ hữu nghị hợp tác và thúc đẩy giao lưu với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

Kể từ chuyến đi của Kim đến Việt Nam và trước lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương sắp tới (năm 2020), hai nước đã chứng kiến ​​quá trình tăng cường hợp tác, thúc đẩy trao đổi song phương ở nhiều khu vực khác nhau.

Vào tháng 6 vừa qua, truyền thông nhà nước Bình Nhưỡng đưa tin về việc Việt Nam viện trợ lương thực cho quốc gia này tuy nhiên thông tin chi tiết không được các bên tiết lộ. Vào tháng 9, Chủ tịch Kim một lần nữa bày tỏ mong muốn siết chặt tình hữu nghị và hy vọng vào mối quan hệ mạnh mẽ hơn nữa với Việt Nam trong điện mừng Quốc Khánh gửi lãnh đạo cấp cao của Việt Nam ngày 2.9.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Triều Tiên

Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 31 tháng 1 năm 1950. CHDCND Triều Tiên là nước thứ 3 mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, sau Trung Quốc (18.1.1950) và Liên Xô (30.1.1950).

Ngày 08-12.7.1957: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên. Ngày 27.11-3.12.1958: Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm chính thức Việt Nam.

Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng được tăng cường đáng kể từ cuối những năm 2000 với những chuyến công du như chuyến thăm Triều Tiên của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2007, nguyên Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh năm 2008. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong-nam và Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong-il lần lượt thăm Việt Nam năm 2001 và 2007

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Sau Việt Nam, đâu điểm khởi đầu cho tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên?

Hà Nội ủng hộ việc CHDCND Triều Tiên trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực Asean (ARF) và cũng từng chủ trì đàm phán hòa giải giữa Nhật Bản và Triều Tiên, ông Kim Jong Il từng được trông đợi sẽ thăm Việt Nam. Việt Nam còn chia sẻ kinh nghiệm cho Bắc Triều Tiên trong phát triển kinh tế. Đã có một số phái đoàn từ Triều Tiên tới Việt Nam tham quan và học tập.

Năm 2010, Bắc Triều Tiên đã cử Đoàn cán bộ do Thứ trưởng Bộ Thương mại làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam với mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu gen, tế bào gốc, nuôi cấy mô, năng lượng, xây dựng nhà máy thủy điện và đường dây tải điện, sản xuất vật liệu cách điện, xi măng, khai khoáng, tuyển quặng vàng, công nghệ sản xuất dây lưỡng kim, sợi tơ tằm, phim hoạt hình 3D.

 Năm 2012, Đoàn đại biểu Triều Tiên do ông Kim Yong-il dẫn đầu có chuyến thăm Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của Bắc Triều Tiên là sản xuất nông nghiệp và các mô hình nông thôn mới của Việt Nam. Triều Tiên thừa nhận Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về sản xuất lương thực và nông nghiệp nói chung nên muốn học hỏi kinh nghiệm và đã có những cuộc trao đổi về chính sách quản lý nông nghiệp cũng như các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất. Đoàn Triều Tiên cũng đã đến thăm tỉnh Thái Bình để tìm hiểu về chương trình Nông thôn mới.

Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ gạo cho Triều Tiên: Khi nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở Triều Tiên năm 1994-1998, Việt Nam viện trợ 100 tấn gạo năm 1995 và 13.000 tấn gạo năm 1997. Giai đoạn 2000 - 2012, Việt Nam hỗ trợ Triều Tiên 22.700 tấn gạo, 5 tấn cao su nguyên liệu và 50.000 USD. Năm 2016, Việt Nam viện trợ lũ lụt 70.000 USD.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Triều năm 2014 đạt 8 triệu USD, năm 2015 đạt 11,6 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Triều Tiên 6,13 triệu USD, nhập khẩu từ Triều Tiên 5,47 triệu USD. Năm 2016 và 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên tổng cộng 10,3 triệu USD. 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất sang 497.000 USD.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала