Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNMật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí.
Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Từ đêm 15/11, ô nhiễm không khí lại tái diện khắp các tỉnh miền Bắc và thủ đô Hà Nội với ngưỡng đỏ (ngưỡng có hại đến sức khỏe tất cả mọi người).

Chất lượng không khí suy giảm đến mức nguy hại

Sáng 16/11, các hệ thống quan trắc không khí lại ghi nhận ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ ở thủ đô Hà Nội mà khắp các tỉnh, thành phía Bắc.

Các công trình xây dựng là một trong 12 nguyên nhân gây ra ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí Hà Nội: 12/11 là ngày ô nhiễm nhất trong trong lịch sử quan trắc

Tổng cục Môi trường cho biết chỉ số chất lượng không khí AQI lúc 8h sáng nay tại Hà Nội là 144, xấp xỉ ngưỡng đỏ, tại Việt Trì (Phú Thọ) là 156 (ngưỡng đỏ).

Hệ thống PAMAir với hơn 60 điểm đo ở Hà Nội và hàng chục điểm đo ở các tỉnh phía Bắc cũng ghi nhận ô nhiễm lên ngưỡng nghiêm trọng khi hầu hết các điểm đều ở ngưỡng đỏ. Đáng chú ý, nhiều điểm đo ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ còn ô nhiễm hơn Hà Nội như Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên. 

Theo cách tính chỉ số AQI của Mỹ, không khí lên ngưỡng đỏ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người. Với mức ô nhiễm này, cơ quan chức năng khuyến cáo tất cả mọi người bao gồm cả nhóm nhạy cảm là trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp và nhóm khỏe mạnh đều hạn chế ra ngoài đường. 

© Ảnh : hanoimoi Đốt rơm rạ tại cánh đồng huyện Phúc Thọ.
Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc - Sputnik Việt Nam
Đốt rơm rạ tại cánh đồng huyện Phúc Thọ.

Tổng cục Môi trường khuyến cáo những ngày ô nhiễm, người dân không nên tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ, đeo khẩu trang chống bụi mịn khi ra ngoài.

Đợt ô nhiễm không khí này được nhận định chỉ kéo dài khoảng 2 ngày cuối tuần. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ thứ Hai (18/11), các tỉnh miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh mới, gây mưa rào và dông. Nhờ đó, chất lượng không khí có thể được cải thiện.

Các công trình giao thông đang xây dựng, tắc đường, khói thải từ các phương tiện xe máy, ô tô là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Vì sao không khí Việt Nam ngày càng ô nhiễm?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí 

Tổng cục Môi trường cho hay chất lượng không khí tại Hà Nội trong nửa đầu tháng 11 có xu thế xấu đi, đỉnh điểm là ngày 12/11, chất lượng không khí lên ngưỡng nguy hại, ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng nhất – nguy hiểm với sức khỏe, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
Giải thích về các nguồn gây ô nhiễm không khí chính của Thủ đô hiện nay, UBND thành phố Hà Nội cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định từ 12 nguồn, bao gồm: Khí xả thải từ các phương tiện ô tô, xe máy; phá dỡ các công trình xây dựng, xây dựng các công trình; vận chuyển vật liệu xây dựng; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn và một số tỉnh lân cận; do tác động của khí hậu, thời tiết chuyển mùa và còn do nguyên nhân từ đốt rơm rạ, rác, đun bếp than tổ ong.

Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng thường diễn ra vào buổi sáng và chiều tối, cải thiện vào buổi chiều. Khoảng thời gian ghi nhận có nồng độ PM2.5 tăng cao vào lúc nửa đêm buổi sáng, đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.

Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí. - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí

Từ trưa chiều, ánh nắng mặt trời đốt nóng lớp không khí sát mặt đất, các chất ô nhiễm trong không khí được phát tán, chất lượng không khí sẽ được cải thiện. Vào buổi tối nhiệt độ của lớp không khí sát mặt đất giảm nhanh hơn các lớp không khí phía trên do quá trình bức xạ hồng ngoại, dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt.

Nhiều báo cáo khoa học về chất lượng không khí như Báo cáo môi trường quốc gia về chất lượng không khí, Báo cáo hiện trạng không khí Hà Nội cho thấy mùa đông là mùa ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi hiện tượng thời tiết nghịch nhiệt thường xuyên xảy ra khiến chất ô nhiễm không khuếch tán được mà lắng đọng tại lớp khí quyển sát bề mặt, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Những biện pháp quản lý, cải thiện môi trường không khí

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí nặng hiện nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp quản lý, cải thiện môi trường không khí trên địa bàn.

Đặc biệt, Hà Nội xác định lộ trình hỗ trợ người dân loại bỏ bếp than tổ ong đến hết năm 2020 từ năm 2021 sẽ áp dụng hình thức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sử dụng than tổ ong. 

© Ảnh : tienphongÔ nhiễm không khí tái diễn khắp miền Bắc.
Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí tái diễn khắp miền Bắc.

Đồng thời, thành phố triển khai chiến dịch “Cánh đồng không đốt rơm rạ” nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng này vào năm 2020. Được biết, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền để người dân ký cam kết không đốt rơm rạ, sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
Tuy nhiên, tình trạng đốt rơm rạ vẫn xảy ra, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Mặc dù những chủ trương trên  nhận được sự đồng thuận của người dân nhưng dường như vẫn chưa đáp ứng kịp thời để khắc phục diễn biến ngày càng xấu của chất lượng không khí.

Góp ý với các chủ trương của thành phố, các chuyên gia hiến kế một số mô hình cộng đồng tối ưu hóa trong nông nghiệp giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng phân hủy sinh khối tại ruộng; sử dụng một số hóa chất sinh học tăng khả năng phân hủy của sinh khối; tận dụng vỏ trấu, rơm làm chất đốt như than nén để thay thế than củi; sản xuất giấy từ mùn cưa.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Dày đặc sương mù độc hại: Cảnh báo ô nhiễm không khí

Để thực hiện hiệu quả việc hạn chế, tiến tới cấm hoàn toàn sử dụng than tổ ong cần có lộ trình và giải pháp quản lý cụ thể, phù hợp, nhất là các quy định về chế tài xử lý, chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo.

Thành phố cần hướng cho người dân đến các giải pháp thay thế bếp than tổ ong bằng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cung cấp các sản phẩm bếp an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Các cấp chính quyền cần vào cuộc quyết liệt hơn và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt than tổ ong và rơm rạ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала