Báo chí: Trong mối quan hệ với Bắc Kinh, Hà Nội cần phải đấu tranh nhiều hơn hợp tác

© REUTERS / Jason LeeQuốc kỳ Trung Quốc và Việt Nam tại Bắc Kinh trong chuyến thămTrung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ở Bắc Kinh.
Quốc kỳ Trung Quốc và Việt Nam tại Bắc Kinh trong chuyến thămTrung Quốc  của Chủ tịch  nước Việt Nam Trần Đại Quang ở  Bắc Kinh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính trị quốc tế và nền kinh tế, các động vật hoang dã và ngành du lịch, chiến công của đặc công Việt Nam trong cuộc kháng chiến - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Xích lại gần Washington, xa Bắc Kinh?

Truyền thông nước ngoài phân tích mối quan hệ Việt-Trung và đưa ra những giả định về sự phát triển tiếp theo. Tờ The Diplomat  lưu ý rằng, Hà Nội đang cố gắng vừa hợp tác, vừa đấu tranh với tất cả các quốc gia, trước hết với Bắc Kinh, vì lợi ích Quốc gia dân tộc. Giờ đây, sau mấy tháng đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, Hà Nội có thể suy nghĩ về việc tăng cường đấu tranh bằng cách biến quan hệ với Washington thành quan hệ đối tác chiến lược, tác giả viết, cũng như làm sâu sắc thêm quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong khi Bắc Kinh đang hành động ngày càng tự tin và quyết đoán, có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần phải suy nghĩ về việc đấu tranh nhiều hơn hợp tác - tác giả của bài viết đặt câu hỏi.

Tác phẩm “Đảo An Bang, một trong những hòn đảo đẹp nhất của quần đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa của tác giả Quý Trung, Ban Biên tập Ảnh, TTXVN trưng bày tại triển lãm “Việt Nam – Nhìn từ biển”  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Trong thời gian bao lâu?

Asia Times đưa tin rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đang mở rộng hợp tác quân sự, và trích dẫn lời tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stillwell, ông đặt Việt Nam lên làm “tấm gương” để khích lệ các nước Đông Nam Á học theo Việt Nam, tham gia cùng Việt Nam vào việc chống lại các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ở khắp mọi nơi, đặc biệt, trong các ứng dụng của Trung Quốc cài sẵn trên điện thoại bản đồ “đường lưỡi bò”, theo Quartz. Các công ty Trung Quốc rơi vào một tình huống khó khăn vì cố gắng làm hài lòng cả người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Người Việt vẫn thích dùng sản phẩm ngoại nhập hơn hàng trong nước

Forbes phân tích lý do tại sao doanh số bán smartphone Vsmart ở Việt Nam là thấp. Trong 15 tháng qua, doanh số chỉ chiếm 5% tổng doanh số điện thoại thông minh trong cả nước. Vấn đề là hầu hết người Việt Nam không mua điện thoại được thiết kế ở quê nhà, bởi vì họ có thể mua được các thương hiệu nước ngoài dễ nhận biết hơn với mức giá gần như nhau. Nhưng, các chuyên gia hy vọng sẽ chứng kiến một xu hướng khác – khi những người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng trong nước vì lòng yêu nước.

Các công trình giao thông đang xây dựng, tắc đường, khói thải từ các phương tiện xe máy, ô tô là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Vì sao không khí Việt Nam ngày càng ô nhiễm?

Forbes có một bài viết về cuộc chiến chống ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn của Việt Nam, xe máy xăng tràn ngập các đường phố là nguồn ô nhiễm chính. Bài báo cho biết về Vingroup đang nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng việc sản xuất xe máy điện. Tờ Pig Progress cho biết rằng, Việt Nam đã công bố thông tin cập nhật về tình hình với dịch tả lợn châu Phi ở nước này. Tổng số lợn tiêu hủy là 5,8 triệu con.

"Xuất hiện sau nhiều năm nghi tuyệt chủng"

Nhân vật nổi bật nhất trong các bài báo và thông tin về Việt Nam trên báo chí nước ngoài là hươu chuột xuất hiện tại Việt Nam sau 30 năm nghi tuyệt chủng. Việc thấy lại loài động vật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp giới khoa học chắc chắn rằng hươu chuột chưa tuyệt chủng và tập trung nghiên cứu cách tốt nhất để bảo vệ loài động vật quý hiếm này, qua đó mở ra cơ hội để giới khoa học tìm hiểu về những loài động vật nghi tuyệt chủng khác dựa trên thông tin từ những người bản địa.  Nhiệm vụ chính để cứu chúng là giảm việc sử dụng rộng rãi các bẫy bắt thú hoang dã, theo The Guardian.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là một trong 10 nước tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới
Một tờ báo khác của Anh Telegraph giới thiệu với độc giả chuyến đi hai tuần tới Việt Nam. TT Asia viết rằng, các tour du lịch nội địa vẫn là động lực chính của ngành du lịch Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2018, lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 80 triệu lượt, và con số này sẽ tăng lên trong khi tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Việt Nam. Aleteia viết về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, còn ấn phẩm Sprudge giới thiệu với những người yêu thích cà phê các địa điểm quen thuộc với những người yêu thích thức uống thơm ngậy này ở Hà Nội.

Trên báo chí Nga cũng có nhiều thông tin về Việt Nam. Hãng tin Krasnaya Vesna cho biết rằng, các chuyên gia Nga có thể tham gia xây dựng tuyến metro số 4 tại thủ đô Việt Nam. Và tờ báo Versia đăng một bài dài về chiến công của hai đặc công Việt Nam đã đánh chìm tàu sân bay Mỹ, vốn là tàu hộ tống chuyên chở máy bay, tại cảng Sài Gòn vào tháng 5 năm 1964.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала