Đông Nam Á trong chiến lược của Nhật Bản

© Depositphotos.com / SeewhatmitchseeBản đồ Nhật Bản
Bản đồ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản đang thắt chặt hơn nữa cam kết với các nước Đông Nam Á nhằm duy trì trật tự dựa trên nguyên tắc ở khu vực. Đây cũng là một phần trong chiến lược bảo vệ ảnh hưởng chính trị của Tokyo trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và đầy quyết đoán.

Trong bài bình luận mới đây, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho rằng không nơi nào mà trật tự chiến lược bị "thách thức nghiêm trọng" như ở Đông Nam Á khi các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế của Trung Quốc đang hội tụ tại khu vực này. Theo đánh giá của giới chuyên gia, Nhật Bản có lợi ích trong việc bảo vệ tự do hàng hải, duy trì ổn định an ninh chính trị và thúc đẩy sự tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ giữa thời điểm Bắc Kinh cho thấy họ sẵn sàng phá vỡ các nguyên tắc quốc tế  trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tàu sân bay Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan đến Biển Đông

Thay đổi chiến lược quốc phòng, an ninh và kinh tế

Kể từ khi nhậm chức năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra nhiều sáng kiến trong hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và có những điều chỉnh bước ngoặt trong chính sách an ninh. Tại Đối thoại Shangri-la năm 2014, ông Abe tiếp tục mở ra cơ hội hợp tác với cam kết tăng cường hỗ trợ ASEAN duy trì quyền tự do hàng hải, hàng không cũng như đảm bảo khả năng an ninh của các quốc gia thành viên.

© Sputnik / Alexander Vilf / Chuyển đến kho ảnhÔng Shinzo Abe
Đông Nam Á trong chiến lược của Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Ông Shinzo Abe

Cam kết này được nhắc lại vào năm 2016 khi Tokyo bắt tay với Mỹ trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm đối phó những thách thức có thể lật đổ trật tự thế giới thiết lập sau Thế chiến thứ hai. Với an ninh biển là ưu tiên hàng đầu, chính quyền Abe một mặt tối ưu hóa và nâng cao khả năng tác chiến nhằm mở rộng vai trò, nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Biển. Mặt khác, Tokyo chủ trương tập trung vào quan hệ đối tác quốc phòng với những quốc gia có cùng chí hướng trong và ngoài khu vực; đặc biệt tăng cường hỗ trợ một số nước Đông Nam Á ven biển phát triển cơ sở hạ tầng, cảng và cung cấp những thiết bị cần thiết cho nhiệm vụ giám sát, bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

GS.TS Phạm Quang Minh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam-Nga-ASEAN, BRI lợi ích và hệ luỵ qua đánh giá của chuyên gia Hà Nội

Tại cuộc họp với các đối tác ASEAN hôm 17-11 ở Thái Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tiếp tục nêu đề xuất cụ thể về “Tầm nhìn Vientiane 2.0”,  ưu tiên lĩnh vực đảm bảo luật pháp, tăng cường an ninh hàng hải và hợp tác ứng phó thảm họa cùng những tình huống khẩn cấp. Dựa trên các hướng dẫn sửa đổi, Tokyo có kế hoạch chuyển giao thiết bị quốc phòng và những công nghệ liên quan, mở rộng tập trận chung với ASEAN cũng như triển khai Lực lượng Phòng vệ đến từng quốc gia trong khối để đào tạo các quy tắc quốc tế trong lĩnh vực hàng hải và hàng không.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN
Về kinh tế, Nhật vẫn đang dẫn đầu cuộc đua phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á với các dự án ước tính trị giá 321,8 tỉ USD, bất chấp Trung Quốc không ngừng rót vốn cho những danh mục thuộc Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (hiện giá trị các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Đông Nam Á khoảng 255,3 tỉ USD). Trong các kỳ Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản năm 2015 và 2018, Thủ tướng Abe từng cam kết dành 750 tỉ yen đầu tư cho các dự án kết nối và nâng cao quan hệ giữa Nhật với Campuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Sắp tới, Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) nếu ký kết sẽ tạo khối thương mại lớn nhất thế giới, hứa hẹn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản tới khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала