Bộ Quốc phòng Việt Nam rút kinh nghiệm công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngoại giao ở các cấp, rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bộ Quốc phòng đấu tranh mọi mặt để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Sáng 20.11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị về công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Tham dự Hội nghị quan trọng này có Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng thời cũng là người chủ trì sự kiện.

Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Trần Việt Khoa phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng các phương án cao nhất để bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Ngoài ra, tham dự Hội nghị còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Thượng tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Chuẩn đô đốc Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng Tham mưu trưởng; đại biểu lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương; đại diện các Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Phòng không - Không quân, Biên phòng theo dõi, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư các phương án đấu tranh phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Đặc biệt, những căng thẳng trên Biển Đông liên quan đến hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và thềm lục địa của Trung Quốc thời gian qua cũng đặt ra cho Bộ Quốc phòng Việt Nam những nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đáng chú ý, trước hành vi xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, điều chỉnh bổ sung văn kiện tác chiến, kế hoạch hiệp đồng, phương án đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các lực lượng.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Bên cạnh đó, Bộ Tổng tham mưu còn phối hợp với Tổng Cục Chính trị tổ chức các đoàn kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ trên thực địa, chỉ đạo các quân khu, Bộ Tư lệnh Biên phòng phối hợp với lực lượng công an nắm chắc tình hình biên giới, nội địa. Đồng thời, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam.

Ngoài công việc đấu tranh trên thực địa với những chương trình hành động cụ thể, kịp thời, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngoại giao ở các cấp, rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Việt Nam không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp

Quang cảnh toạ đàm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông
Tại Hội nghị lần này đã thông nhất, để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong thời gian tới cần đưa ra nhiều giải pháp, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác đánh giá, dự báo tình hình, không để bị động bất ngờ về chiến lược. Đồng thời, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng sẽ tham mưu với Đảng, Nhà nước đầu tư cho sản xuất quốc phòng, mua sắm vũ khí trang bị, đẩy mạnh xây dựng các công trình phòng thủ, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ biển và thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định ngày 15.10 tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

“Ta ký được biên giới với Trung Quốc bao nhiêu năm nay, phân định được vịnh Bắc Bộ, bây giờ đang đàm phán phân định cửa vịnh Bắc Bộ. Hay gì mà căng thẳng, cả đôi bên cùng thiệt. Nguyên tắc là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng đồng thời phải giữ ổn định. Chưa có thời kỳ nào đất nước đang có không khí ổn định tốt như thế này. Phải giữ lấy nó!”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam khẳng định kiên quyết và cho rằng vấn đề Biển Đông phải đặt trong tổng thể, xử lý hài hòa giữa việc giữ quan hệ, giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đồng thời phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhìn nhận xử lý mối quan hệ này không hề đơn giản vì nặng về bên nào cũng đều bị phê phán.

“Nếu anh hung hăng đánh nhau, thắng thì tốt nhưng thua thì hậu quả sẽ ra sao? Không phải dọa đâu mà đây là tính toán lợi ích quốc gia, dân tộc. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta nhân nhượng bất cứ thứ gì vô nguyên tắc”, Tổng bí thư, Chủ tịch nước phân tích.

Theo đó, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала