Chuyên gia nhận xét về tăng cường cạnh tranh giữa các cường quốc ở Nam Cực

© Sputnik / G. Koposov / Chuyển đến kho ảnhVòm băng Nam Cực
Vòm băng Nam Cực - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
LONDON (Sputnik) - Sự cạnh tranh của các nước dẫn đầu thế giới đang phát triển ngày càng tích cực hơn ở vùng giàu khoáng sản ở Nam Cực.

Claus Dodds, giáo sư của Đại học Royal Holloway University nói với Sputnik về việc liệu có thể bắt đầu khai thác tài nguyên trong khu vực hay không, sự thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nó như thế nào và những điều kiện con người có thể cư trú ở Nam Cực.

Dãy núi Voltadt ở Nam Cực, trong khu vực có trạm khoa học Nga Novolazarevskaya - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Nga ở Nam Cực tích cực nghiên cứu việc xây dựng căn cứ mặt trăng

Hiệp ước Nam Cực

Hiện tại, hoạt động trong khu vực được quy định bởi Hiệp ước Nam Cực ngày 1 tháng 12 năm 1959. Tài liệu cho phép sử dụng Nam Cực chỉ cho mục đích hòa bình: nghiên cứu, du lịch và hợp tác quốc tế. Thỏa thuận được ký bởi 46 quốc gia, 11 trong số đó tuyên bố yêu sách đối với các phần lãnh thổ Nam Cực hoặc bảo lưu quyền đưa ra các yêu sách như vậy: Úc, Argentina, Anh, New Zealand, Na Uy, Pháp, Chile, Liên Xô (Nga), Mỹ, Nam Phi và Peru.

Khai thác tài nguyên ở Nam Cực

Giáo sư Dodds nói rằng đã tiến hành đánh giá trữ lượng tài nguyên thiên nhiên ở Nam Cực. Nhà khoa học nêu danh cuộc nghiên cứu hoàn thiện nhất do Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ thực hiện vào năm 1974, kết luận từ kết quả này, tuy nhiên, đã gây thất vọng cho những người muốn phát triển khai thác mỏ ở Nam Cực.

Hồ được hình thành do tuyết tan ở Nam Cực. - Sputnik Việt Nam
Đã có «ngôi nhà biết đi» dành cho đội thám hiểm Nam Cực và Mặt Trăng
“Khoảng cách xa, khó khăn trong vận hành và các vấn đề khác đối với việc khai thác dầu, khí đốt, than, urani, quặng sắt được liệt kê là yếu tố làm cho sản xuất trở thành không thực tế, không khả thi, không đề cập đến tính mong muốn của điều này. Và điểm thứ 7 trong biên bản không trực tiếp cấm việc khoan giếng”, - Dodds nói.

Du lịch Nam Cực

"Điều thực sự đáng suy nghĩ là liệu khí hậu ấm áp và ôn hòa hơn ở Bán đảo Nam Cực có thể thúc đẩy mọi người sống vĩnh viễn trên đó hay không. Nhưng hiện tại chúng ta nên tập trung vào sự phát triển của du lịch Nam Cực, hiện có 50 nghìn người đến thăm Nam Cực (mỗi năm), và dòng du lịch có thể tăng lên tới 100 nghìn người. Sự tăng trưởng chính hiện nay chúng ta đang nhận thấy là Trung Quốc", -nhà khoa học nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала