Việt Nam không được mất cảnh giác với giới đầu tư Trung Quốc?

© Ảnh : Danh Lam – TTXVNDây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang)
Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đang lợi dụng Việt Nam làm ‘sân sau’ như thế nào? Năm 2020, thương chiến Mỹ-Trung vẫn sẽ có nguy cơ leo thang. Nếu không có biện pháp cụ thể hay mất cảnh giác với giới đầu tư từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ là nước chịu nhiều thiệt hại hơn là hưởng lợi.

Việt Nam sẽ chịu thiệt vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ra sao?

Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) cho rằng, tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 không có vấn đề gì đáng ngại. Nhiều dấu hiệu cho thấ, kinh tế toàn cầu năm 2019 đã chạm đáy giai đoạn giảm sút, bắt đầu từ năm 2017. Dự kiến, đến năm 2020, kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu hồi phục trở lại. Theo dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2019 là 3,1% và đến 2020 sẽ nhích lên 3,5%.

Tình hình các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc cũng không gây nhiều lo ngại cho Việt Nam nói chung. Kinh tế Mỹ vẫn ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 ở mức rất thấp chỉ 3,6%, trong khi tháng trước đó là 3,5%. Mức bán lẻ và các chỉ số đầu tư vẫn duy trì tốt cho thấy tiêu dùng cá nhân rất khá trong năm 2019.

Exxonmobil - Sputnik Việt Nam
Công ty Mỹ khổng lồ tự rời khỏi Việt Nam hay dưới áp lực từ Trung Quốc
Trong khi đó, EU cũng cho thấy sự ổn định khi tăng trưởng GDP 2019 dao động quanh mức 1,2%. Kinh tế Trung Quốc tuy có chững lại những vẫn trong tầm kiểm soát và nước này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 5,8%.

Tại Diễn đàn kinh tế 2020 với chủ đề “Tích luỹ động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới” tổ chức ngày 5.12 tại Hà Nội, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh, điều duy nhất đáng lo ngại hiện nay là thương chiến Mỹ - Trung vẫn đang “lủng củng”.

Thương chiến được dự báo sẽ còn kéo dài và vẫn sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cả thế giới. Xung đột kéo dài vì đây không chỉ là vấn đề tiền bạc đơn thuần, mà kéo theo đó là cả sự cạnh tranh địa chính trị  giữa hai quốc gia lớn. Cuộc chiến này có thể sẽ kéo dài 20-30 năm, định hình lại toàn bộ cấu trúc kinh tế toàn cầu lẫn tình hình địa chính trị thế giới, chuyên gia khẳng định.

Là nước láng giềng ngay cạnh Trung Quốc, Việt Nam chắc chắn ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của thương chiến. Điều đáng lưu tâm ở đây là chiến tranh thương mại sẽ tác động đến FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam.

Thực tế cho thấy, thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua không được như mong đợi, bởi dòng FDI của các nhà đầu tư phương Tây dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan của Mỹ tăng không nhiều như dự báo ban đầu.

Trong hai tháng vừa qua (tháng 10 và 11), dòng FDI càng giảm mạnh, trong khi đó Trung Quốc lại trở thành nhà đầu tư đứng đầu. Đầu tư từ Hồng Kông tăng 3,9 lần, trong khi đầu tư từ Trung Quốc tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ sớm bị đánh bật khỏi Top thế giới?
Ông Sơn cho rằng, điều đó là do Việt Nam chưa có cơ sở hạ tầng đủ tốt, không có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển, cũng như logistics còn yếu và chi phí cao.

“Với 3 yếu tố này, đừng hy vọng hưởng lợi nhiều từ thương chiến Mỹ - Trung, bởi các nước lân cận như Malaysia và Indonesia có chính sách thuế thu hút rất mạnh nên dòng vốn FDI vào 2 quốc gia này 2-3 tháng gần đây và kể cả năm vừa tăng đến 40-50%”, ông Sơn nói.
“Vì vậy, cần xem xét vấn đề điều chỉnh tỷ giá hoặc có biện pháp cảnh giác với đầu tư từ Trung Quốc. Đáng nói, chúng ta càng tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhiều thì càng trở thành “bến” để Trung Quốc khai thác lợi thế các FTA đó. Vì vậy, không nên nhiệt tình quá với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)”, ông Sơn khuyến cáo.

Như vậy, tăng trưởng toàn cầu 2020 không có nhiều vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên thương chiến Mỹ-Trung sẽ vẫn là vấn đề đáng lưu tâm và nếu không có biện pháp giải quyết thỏa đáng các vấn đề tồn đọng, Việt Nam sẽ chịu thiệt nhiều hơn là hưởng lợi trong “cơn bão” thương chiến.

Việt Nam chưa thể dẫn đầu về công nghệ thông tin?

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mức tăng trưởng GDP năm 2019 có thể đạt 7,02%.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức tăng này khá cao và lạc quan so với dự báo của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6,5-6,7%, hay 6,6-6,8%.

Nhà máy Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
Cải cách sẽ đóng vai trò rất lớn trước triển vọng kinh tế Việt Nam 2020 lẫn những năm tiếp theo. Trong đó, cải cách về thể chế sẽ là động lực và dư địa để cải cách lớn nhất, mạnh nhất. Trước hết, đó là cải cách thể chế cho doanh nghiệp. Tuy vậy, bên cạnh cải cách từ trong nước, tình hình vận động của thế giới cũng là yếu tố rất quan trọng để đưa đến kết quả cuối cùng.

Trong bối cảnh hiện tại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại với nhiều bất ổng khó lường: thương chiến Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ các nước.

Chủ nghĩa bảo hộ và sự bế tắc của nền tảng thương mại đa phương như WTO vẫn đang là trở ngại, bên cạnh đó là thách thức về biến đổi khí hậu và già hoá dân số. Tất cả những yếu tố đó đang tác động đến mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng đến nền kinh tế trong những năm tiếp theo, Chủ tịch VCCI nhận xét.

Nhiều dự báo chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2020-2030, cơ hội đầu tư vẫn sẽ nằm ở những lĩnh vực có lợi thế so sánh truyền thống, như: dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, nông sản và thủy sản. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam nhiều khả năng cũng chưa thể nhảy vọt để dẫn đầu về công nghệ thông tin. Song song đó, cần cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị những ngành có lợi thế truyền thống này.

ICAEW hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống mức 6,6%

Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Nam Á mới nhất của Viện Kế toán Công chứng và xứ Wales (ICAEW), trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại có thể leo thang, các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dự kiến sẽ chỉ duy trì được mức tăng trưởng kinh tế 5,1% năm 2020 trên toàn khu vực. Điển hình như đảo quốc Sư tử Singapore cũng chỉ tránh được tình trạng suy thoái kỹ thuật trong quý III năm 2019.

Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH sản xuất ống xả ô tô THACO tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) – một trong những khu kinh tế thu hút đầu tư lớn của khu vực miền Trung - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lại làm toàn thế giới kinh ngạc
Việt Nam dù là trường hợp ngoại lệ khi được hưởng một số ưu thế do hiệu ứng chuyển hướng sản xuất thương mại nhưng cũng khó duy trì được mức tăng trưởng kỷ lục như những năm qua. ICAEW cho rằng, đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ giảm xuống còn 6,6% (so với mức 7% năm 2019). Theo lý giải của các chuyên gia, đây là ảnh hưởng của xu hướng chung nền kinh tế toàn cầu cũng như trong khu vực, đặc biệt là do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc yếu đi và chủ nghĩa bảo hộ thương mại không ngừng gia tăng.

Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Nam Á mới nhất của Viện Kế toán Công chứng và xứ Wales (ICAEW) cho biết, thực tế, khu vực Đông Nam Á, có mức tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2018 và tiếp tục trì trệ trong quý 3 năm nay với GDP chỉ tăng ở mức 4,5% so với cùng kỳ (trước đó, quý 2 năm 2019 là 4,4%).

Bên cạnh đó, thương chiến Mỹ-Trung được cho là tác nhân chính dẫn đến sự giảm tốc này. Ngoài ra, vẫn còn nhiều bất ổn thương mại là lực cản chính trong sản xuất, xuất khẩu và đầu tư của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cố vấn kinh tế của ICAEW, kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á- Oxford Economics ông Sian Fenner nhận định, dù đã có một số bước tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại song phương Mỹ- Trung, tuy nhiên mâu thuẫn giữa hai nước vẫn còn tồn tại và phần lớn mức thuế quan áp đặt khó mà được gỡ bỏ trong thời gian gần nhất.

“Bên cạnh nhu cầu nội địa Trung Quốc chậm hơn, triển vọng xuất khẩu khu vực và đầu tư tư nhân sẽ vẫn còn nhiều thách thức. Do đó, chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á sẽ ở mức khiêm tốn 4,5% vào năm 2020, không thay đổi so với năm 2019”, Cố vấn kinh tế của ICAEW nhận định.

 Quang cảnh cảng Cát Lái luôn đầy ắp hàng hóa.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có cần đến chiến thắng trong cuộc chiến thương mại hay không?
Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cũng có chung lập trường. Ông Billington còn dự đoán, căng thẳng thương mại đang diễn ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng chung của các nền kinh tế Đông Nam Á.

“Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy yếu, các biện pháp tài khóa hỗ trợ được cho rằng sẽ giúp cải thiện tăng trưởng GDP ở một số nền kinh tế, mặc dù sẽ chỉ ở mức độ vừa phải. Nhìn chung, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á năm 2019 và 2020 vẫn được đặt dưới mức tiềm năng 4,5%”, chuyên gia Mark Billington cho biết.

Bên cạnh đó, báo cáo của ICAEW tiết lộ, trong bối cảnh FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) triển khai nhiều chính sách ôn hòa, giảm mức lạm phát cũng như giúp nền kinh tế tránh những rủi ro xấy, các ngân hàng Trung ương Đông Nam Á đều đã chuyển sang những chiến lược sao cho phù hợp với tình hình mới như tăng cường kích thích tài khóa để lấp chỗ trống cho nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo ICAEW, Philippines, Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và sau đó là hàng loạt biện pháp kích thích tài khóa bổ sung cho các nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Về chính sách tài khóa và tiền tệ, theo đánh giá của ICAEW, cả Việt Nam và Malaysia có thể bị hạn chế do mức nợ công hiện tại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала