Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là mô hình giáo dục thành công”

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham dự buổi lễ có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 3.000 đại biểu đại diện cho hơn 32.000 học sinh miền Nam.

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự lễ kỷ niệm
Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự lễ kỷ niệm

Bày tỏ xúc động được gặp lại các thầy cô, những cán bộ, các anh chị và bạn bè "đã một thời quây quần, gắn bó bên nhau dưới mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ sự yêu thương, chăm nom, nuôi dạy đặc biệt của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân và sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của bản thân, phần lớn trong hơn 32.000 học sinh miền Nam phần đông đã có những bước trưởng thành vượt bậc, có những đóng góp hết sức xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc thành lập hệ thống 28 trường học sinh ở miền Bắc từ năm 1954 đến 1975 là một chủ trương lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Lễ đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quân sự Gimhae, TP Busan - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Hàn Quốc

Để nuôi dạy học sinh miền Nam, Đảng và Chính phủ đã cho lập các trường học sinh miền Nam. Hệ thống trường rất đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng từ mẫu giáo cấp 1, cấp 2, cấp 3 và bổ túc văn hóa, có cả trường cho con em đồng bào các dân tộc miền núi… Đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, phục vụ được tuyển chọn từ những lực lượng ưu tú của ngành giáo dục và các địa phương.

“Có thể nói trong hoàn cảnh miền Bắc còn muôn vàn khó khăn, lại phải tập trung dồn toàn bộ nguồn lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thì những gì tốt đẹp nhất về nguồn lực trí tuệ, về con người, cơ sở vật chất của miền Bắc thời đó đều ưu tiên dành cho học sinh miền Nam”, - Thủ tướng chia sẻ.

Từ năm 1960, khi lớp học sinh đầu tiên ra trường cho đến nay, những học sinh miền Nam trên đất Bắc đã có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực quân sự chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và nghệ thuật của nước nhà. Đặc biệt, đây đều là những người trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc.

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ tại lễ kỷ niệm
Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ tại lễ kỷ niệm

Thủ tướng cho rằng, sau 65 năm nhìn lại, có thể khẳng định rằng Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc là mô hình giáo dục thành công của Việt Nam, để lại nhiều bài học về giáo dục, chăm lo chuẩn bị nguồn nhân lực, đào tạo các thế hệ cách mạng cho đời sau, bài học về tầm nhìn chiến lược, mục tiêu đào tạo và tổ chức điều hành.

Theo Thủ tướng, những bài học này gợi mở cách suy nghĩ và cách làm để quyết tâm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Cô như người mẹ, thầy như người cha

Chia sẻ trong diễn văn kỷ niệm, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Du Phong khẳng định, phương châm giáo dục có giá trị to lớn được thực hiện ở các trường học sinh miền Nam chính là: Dạy làm người – tự chủ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, thầy cô giáo gắn liền với học trò.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam được Quốc hội tăng quyền
“Muốn có nền giáo dục tốt, trước hết phải có đội ngũ giáo viên tốt. Thầy cô giáo ở các trường học sinh miền Nam năm xưa vừa là người thầy truyền dạy kiến thức, vừa như người cha, người mẹ xây đắp cho các con nhân cách, tình cảm và lối sống để làm một con người đúng nghĩa”, - ông Phong nói.

Nhắc lại câu nói của người xưa “Trường đồ truy mã lực” (Đường dài mới biết con ngựa tốt hay xấu), Thủ tướng mong muốn, trên 32.000 học sinh miền Nam, tuyệt đại bộ phận đã về hưu, phần lớn ở phía Nam, tiếp tục đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, lan tỏa niềm tự hào là học sinh miền Nam để các thế hệ mai sau không ngừng phấn đấu noi theo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала