TP.HCM đề xuất quan trắc không khí hàng ngày

CC0 / Pixabay / Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thay vì quan trắc không khí 10 ngày mỗi tháng như hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đưa ra đề xuất thực hiện việc quan trắc không khí ở thành phố này 3 lần mỗi ngày.

Chất lượng môi trường không khí tại TP.HCM

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa có văn bản gửi Ủy Ban nhân dân (UBND) thành phố đề xuất tăng cường công tác quan trắc và công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí trên địa bàn.

sông Cửu Long  - Sputnik Việt Nam
Thông tin miền Nam ngập dưới nước vào năm 2050 là giả định cực đoan

Nhằm thông tin kịp thời và chính xác cho người dân về hiện trạng chất lượng không khí trong thời gian chờ lắp đạt mạng lưới quan trắc tự động liên tục, Sở TN&MT kiến nghị tăng tần suất quan trắc thủ công. Sở đề xuất tăng thời điểm quan trắc từ 2 lần lên 3 lần/ngày và quan trắc hàng ngày thay vì 10 ngày/tháng như trước đây.

Gần đây, không khí TP. HCM thường xuyên bị cảnh báo ở mức có hại cho sức khỏe. Số liệu quan trắc tại 19 vị trí giao thông cho thấy hơn 50% là bụi lơ lửng, gần 94% là mức ồn - vượt quy chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm tại vị trí Cát Lái (quận 2), ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh (quận 7), Gò Vấp, An Sương, Bình Phước thường xuyên vượt quy chuẩn. Trong đó, vòng xoay Mỹ Thuỷ cao nhất.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, theo Trung tâm quan trắc môi trường (Sở TN&MT), đến từ 3 nguồn: hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ô nhiễm từ giao thông là lớn nhất bởi TP HCM hiện có khoảng 10 triệu phương tiện (7,6 triệu xe máy, 700.000 ôtô, còn lại là xe của người tỉnh thành khác mang vào); 37 điểm thường xuyên kẹt xe nên lượng khí thải độc hại ra môi trường là rất lớn.

Sáng 7/12, bên lề kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. HCM lần thứ 17 khóa IX, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ cho biết ô nhiễm không khí tại TP.HCM là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong kỳ họp này.

Các công trình giao thông đang xây dựng, tắc đường, khói thải từ các phương tiện xe máy, ô tô là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Vì sao không khí Việt Nam ngày càng ô nhiễm?

Theo bà Lệ, HĐND sẽ yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) giải trình việc đến năm 2022, TP.HCM mới có hệ thống quan trắc môi trường tự động. “Thứ 2 tới, các đại biểu sẽ chất vấn đại diện Sở TN&MT về vấn đề này. Báo chí có thể chờ đến phiên chất vấn để nghe Sở giải trình”, bà Lệ thông tin.

Ba mốc thời gian quan trắc không khí

Ba mốc thời gian quan trắc được Sở TN&MT TP.HCM đề xuất là vào cao điểm giờ đi làm (7h30-8h30), lúc giao thông bình quân trong ngày (15h-16h) và thời điểm bắt đầu cho phép xe tải vào trung tâm thành và người dân tham gia các hoạt động vui chơi vào ban đêm (20h-21h).

Sở cũng kiến nghị tăng cường quan trắc thông số bụi PM10 và PM2,5 (trung bình 24 giờ) tại tất cả vị trí quan trắc.

Một phần khói từ những vụ đốt rơm rạ này bay vào nội thành, gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo gì về tình trạng ô nhiễm môi trường với Thủ tướng?

Kết quả quan trắc sẽ được cung cấp thông tin đến người dân trên web và ứng dụng trên điện thoại thông minh với tần suất cung cấp hằng ngày (3 thời điểm quan trắc). Độ trễ của số liệu quan trắc là 5 ngày (thời gian thực hiện lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường không khí).

Các thông số được công bố gồm: nồng độ các chất ô nhiễm, mức ồn, bụi. Dự kiến, thời gian triển khai kế hoạch này là từ năm 2020 đến 2022.

Hiện, TP.HCM đang tổ chức quan trắc không khí định kỳ bằng phương pháp thủ công gián đoạn tại 30 vị trí quan trắc. Phương pháp này được đánh giá là mất nhiều thời gian, cần được thay thế vì phải trải qua quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала