Tại sao dòng vốn châu Âu chạy trốn khỏi Hoa Kỳ?

© Depositphotos.com / KoydesignTiền tệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên nền của biểu đồ
Tiền tệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên nền của biểu đồ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bốn ngân hàng lớn nhất châu Âu đã rút khoảng 280 tỷ USD từ các công ty con ở Mỹ. Lý do chính là những vấn đề đang gia tăng trong nền kinh tế Mỹ và cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh dẫn đến việc lợi nhuận của các tổ chức tín dụng tài trợ xuất khẩu và thương mại đang nhanh chóng biến mất.

Chạy không ngoảnh lại

Theo tờ Financial Times, trong ba năm qua, các ngân hàng Credit Suisse và UBS của Thụy Sĩ, Barclays của Vương quốc Anh và Deutsche Bank của Đức đã giảm khoảng 1/3 tài sản ở nước ngoài, tính tổng cộng khoảng 280 tỷ USD.

đô la - Sputnik Việt Nam
Hàng tỷ cho quốc phòng: Hoa Kỳ “vớ bẫm” nhờ các đồng minh

Các ngân hàng châu Âu lo lắng về sự tăng trưởng kinh tế suy giảm: vào tháng 10, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 được IMF hạ xuống còn 3%, tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn dự báo tăng trưởng 2,4% của Mỹ trong năm nay. Hơn nữa, theo Bộ Thương mại Mỹ, trong quý III mức tăng trưởng giảm xuống còn 1,9%.

Trong tình huống này, hoạt động cho vay ngày càng trở nên rủi ro. Và nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu và thương mại cũng đang giảm đi do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Đầu tháng 12, Hải quan Trung Quốc báo cáo rằng, xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 11 tháng đầu năm nay đã giảm 12,5% - xuống còn 383,5 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào Trung Quốc đã giảm mạnh hơn nữa - 23,3%, xuống còn 111 tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và công nghiệp dầu mỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Vào tháng 10, Trung Quốc từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu dầu mỏ từ Hoa Kỳ, định hướng lại cho Nga và Ả Rập Saudi, và giảm nhập khẩu đậu tương, cây trồng xuất khẩu chính của nông dân Mỹ.

Ngân hàng Saxo - Sputnik Việt Nam
Những dự báo sốc của Saxo Bank về năm 2020

Bắc Kinh áp dụng các biện pháp chống lại các gã khổng lồ công nghệ: vào đầu tháng 12, Trung Quốc ra lệnh loại bỏ các thiết bị và phần mềm máy tính nước ngoài tại trụ sở các cơ quan nhà nước. Theo FT, 30% quá trình thay thế sẽ diễn ra vào năm 2020, 50% vào năm 2021 và 20% vào năm 2022. Chỉ thị của Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào các công ty đa quốc gia của Mỹ như HP, Dell và Microsoft.

Sau lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, tập đoàn Huawei của Trung Quốc đã loại bỏ các thành phần của Mỹ trong quá trình sản xuất các trạm gốc 5G và điện thoại thông minh hàng đầu Mate 30 Pro, quyết định này cũng đánh vào các công ty Mỹ. Ví dụ, doanh thu của Broadcom trong quý III đã giảm 12,3%.

"Căng thẳng thương mại làm giảm chất lượng của các khoản vay ngân hàng. Nếu mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, điều đó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng cục bộ trên thị trường tài chính", - các nhà phân tích của Moody's cho biết.

Điểm không quay trở lại được

Donald Trump hứa, ngày 15/12 tới, Mỹ sẽ áp thuế bổ sung 15% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc chưa bị hạn chế nếu "Bắc Kinh không có bất kỳ hành động nào để thuyết phục Mỹ không làm như vậy”.

Visa và Mastercard  - Sputnik Việt Nam
Cái bóng của sự độc lập: EU tách khỏi hệ thống tài chính Hoa Kỳ

Về phần mình, Bắc Kinh khăng khăng đòi Washington bãi bỏ tất cả thuế quan, chỉ sau đó Trung Quốc mới sẵn sàng nói về việc ký kết thỏa thuận thương mại mới. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue nói thẳng ra rằng, ông không dự kiến tiến triển nào trong vấn đề này ​​cho đến cuối tuần.

Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng, các biện pháp mới chống lại Trung Quốc sẽ làm rung chuyển thị trường, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Và Trump sẽ trở thành "kẻ cắp Giáng sinh".

Chắc là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ để né tránh những thuế quan mới: các nguồn tin thân cận với các nhà đàm phán cho biết rằng Bắc Kinh đã chuẩn bị danh sách đen các công ty Mỹ sẽ bị cấm xuất khẩu vào Trung Quốc.

Nhưng, ngay cả nếu mọi thứ diễn ra theo một kịch bản lạc quan hơn và Trump không áp thuế bổ sung, các chuyên gia vẫn không chờ đợi thương mại song phương sớm gia tăng: Bắc Kinh và Washington không có thời gian để ký thỏa thuận trước cuối năm nay.

Deutsche Bank - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng rủi ro nhất thế giới
“Thỏa thuận nên cụ thể và chi tiết, và tôi không nghĩ rằng nó có thể được ký kết trước cuối tháng 12, -  chuyên gia Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ từ Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.- Chắc là Trung Quốc sẽ không đưa ra các cam kết cụ thể về việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ”.

Có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng, sẽ tiếp tục rút vốn từ các công ty Mỹ, điều này sẽ khiến các vấn đề của Mỹ trở nên gay gắt hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала