Bị đề nghị tử hình, liệu ông Nguyễn Bắc Son có thoát chết?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) và các bị cáo nghe Viện kiểm sát đề nghị mức án tại phiên tòa.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) và các bị cáo nghe Viện kiểm sát đề nghị mức án tại phiên tòa.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ án Mobifone mua AVG, Viện Kiểm sát xác định cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son có vai trò quyết định, cầm đầu, vì tư lợi đã nhận hối lộ 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ nên đề nghị mức án cao nhất là tử hình.

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị đề nghị tử hình

Ngày 20.12, sau 4 ngày diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Mobifone mua AVG, HĐXX hôm nay chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại tòa nêu quan điểm luận tội trước khi bước vào tranh tụng.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.  - Sputnik Việt Nam
Nhận hối lộ 3 triệu USD, liệu ông Nguyễn Bắc Son có bị tử hình?

Theo đại diện VKS, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (chính xác là 8.889,8 tỷ). Dự án này thuộc nhóm A - tức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cùng một số nguyên lãnh đạo MobiFone, cán bộ Bộ Thông tin và Truyền Thông, Công ty Thẩm định giá AMAX ( Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang) đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG, tiến hành thẩm định giá, lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán mà không hề được Thủ tướng đồng ý phê duyệt đầu tư. Các hành vi này đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, với tổng giá trị thiệt hại hơn hơn 6.590 tỷ đồng.

Tại phiên xét xử ngày 20.12, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng của VKS.

Đại diện VKS nhấn mạnh, vì lợi ích cá nhân và doanh nghiệp, các bị cáo đã chủ mưu và tiếp tay cho hành vi phạm tội. Nhiều cán bộ trải qua nhiều vị trí công tác, được giáo dục rèn luyện nhưng vì động cơ cá nhân, không vượt qua được cám dỗ lợi ích nên nhận số tiền đặc biệt lớn từ Phạm Nhật Vũ.

“Cần phân hoá vai trò đồng phạm của các bị cáo, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, số lượng tiền chiếm đoạt, nhận hối lộ và nộp lại, sự ăn năn hối cải của từng bị cáo để quyết định hình phạt”, đại diện VKS đề nghị.

Đại diện cơ quan công tố khẳng định, các bị cáo hầu hết đều giữ chức vụ cao nhưng đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước.

“Hành vi của các bị cáo xâm phạm đến uy tín, ảnh hưởng niềm tin của quần chúng nhân dân, tạo ra dư luận xấu cho xã hội. Hành vi của bị cáo biểu hiện một phần của tệ nạn tham nhũng, hậu quả không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn gây bức xúc, giảm niềm tin của quần chúng nhân dân”, VKS khẳng định.

Đối với vụ án Mobifone mua AVG này, VKS xác định, ông Nguyễn Bắc Son với chức vụ là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) có vai trò quyết định trong thực hiện dự án để Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG, gây thiệt hại 6.590 tỷ đồng.

Ông Son có hành vi quyết liệt, có mục đích tư lợi chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án. Ông còn nhận của Phạm Nhật Vũ 3 triệu USD.

“Lẽ ra bị cáo phải là tấm gương đạo đức, trung thực, tận tâm phục vụ đất nước, nhân dân nhưng vì hám lợi vật chất, tha hóa, bị cáo đã có những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại đến uy tín của cán bộ chân chính. Bị cáo Son giữ vai trò đứng đầu, chỉ đạo mang tính quyết liệt buộc cấp dưới phải thực hiện. Bị cáo được hưởng cao nhất với số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn, chịu trách nhiệm cao nhất, đứng đầu trong các bị cáo”, VKS lập luận.

Dù cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã có huân chương, bằng khen, cùng những tình tiết giảm nhẹ. Quá trình điều tra, ông cũng khai nhận hành vi phạm tội nhưng tại tòa, bị cáo Son lúc thừa nhận, lúc lại phủ nhận một phần, điều này cho thấy bị cáo chưa thật sự ăn năn, chưa nhận thức được hành vi phạm tội nên chưa đủ để được hưởng mức khoan hồng, cần xử phạt nghiêm khắc theo quan điểm của VKS.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son khai làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên bị cáo Nguyễn Bắc Son 16-18 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và mức án tử hình về tội “Nhận hối lộ”.

Các bị cáo Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là những người tiếp nhận sự chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện các chỉ đạo của bị cáo Son nhưng vai trò của từng bị cáo có mức độ khác nhau.

Với bị cáo Trương Minh Tuấn, kiểm sát viên cho rằng bị cáo là Thứ trưởng Bộ TT&TT đã đồng ý làm theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Bắc Son khi ký nhiều văn bản triển khai dự án. Bị cáo Tuấn biết rõ việc mua AVG phải tuân theo luật định và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc Thủ tưởng Chính phủ nhưng đã bỏ qua các quy định này. Sau khi Mobifone mua cổ phần của AVG, ông Tuấn đã nhận được 200 nghìn USD do Phạm Nhật Vũ biếu để “cảm ơn”.

VKS cho rằng trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa cho thấy ông Tuấn thực hiện hành vi vi phạm trong vai trò thụ động. Ông Tuấn cũng là người nhận ít hối lộ nhất trong số các bị cáo, thành khẩn khai báo. Ngoài ra, kiểm sát viên nhấn mạnh, bị cáo Tuấn là người chủ động tích cực trong chỉ đạo khắc phục hậu quả, đây là tình tiết giảm nhẹ đáng kể, giảm đi tính nguy hiểm của hành vi phạm tội vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng do bị cáo gây ra và là cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị cáo về tội danh này.

Do đó, bị cáo Trương Minh Tuấn bị đề nghị mức án 6-7 năm tủ về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, từ 8-9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, tổng hợp hình phạt từ 14-16 năm tù.

Đối với ông Phạm Nhật Vũ, giải thích lý do đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch AVG, VKS cho biết, ông Vũ đã chủ động khắc phục toàn bộ thiệt hại và các chi phí liên quan vụ án. Trong quá trình điều tra, bị cáo tự thú tội “Đưa hối lộ”, ăn năm, hối lỗi, tích cực với cơ quan pháp luật trong giải quyết vụ án. Ngoài ra, ông Phạm Nhật Vũ còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, có nhiều đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. VKS đánh giá, bị cáo Phạm Nhật Vũ có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên cần áp dụng đầy đủ, triệt để về nguyên tắc xử lý khoan hồng để giảm nhẹ đáng kể hình phạt đối với Phạm Nhật Vũ. Cựu Chủ tịch AVG bị đề nghị 3-4 năm tù.

Vì sao ông Lê Nam Trà được giảm đáng kể hình phạt?

Bị cáo Lê Nam Trà nguyên Chủ tịch Mobifone bị đại diện VKSND đánh giá là người tiếp nhận chỉ đạo của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong việc mua lại cổ phần AVG. Bị cáo Trà nhận thức rõ tình trạng khi đó của AVG yếu kém, vay nợ lớn, giá mua tư vấn cao hơn giá trị thực tế. Tuy nhiên, ông Lê Nam Trà vẫn thực hiện ý kiến chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Bắc Son cùng Cao Duy Hải (nguyên Tổng Giám đốc Mobifone) chỉ đạo trực tiếp cấp dưới, các cơ quan chức năng lập dự án mua 95% cổ phần AVG. Xong việc, ông Trà được Phạm Nhật Vũ hối lộ 2,5 triệu USD.

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông). - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son lại thừa nhận đã cầm 3 triệu USD nhưng không đưa con gái

VKS xác định, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Lê Nam Trà đã thành khẩn khai báo cũng các lãnh đạo Mobifone chủ động khắc phục hậu quả nên cần xem xét mức áp dụng hình phạt thấp hơn so với khung hình phạt.

“Đối với tội nhận hối lộ, bị cáo nhận số tiền lớn, đáng lẽ ra phải xử mức cao nhất nhưng bị cáo đã viết đơn tự thú trước khi bị khởi tố đối với tội danh này, thể hiện ý thức mong muốn nhận được chính sách hình sự đặc biệt của pháp luật”, Kiểm sát viên nhấn mạnh.

Do đó, ông Lê Nam Trà bị đề nghị mức án từ 7-8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 16-17 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, tổng hợp từ 23-25 năm tù.

Đối với bị cáo Cao Duy Hải, VKS xác định ông Hải đã thực hiện chỉ đạo của bị cáo Lê Nam Trà khi ký các quyết định thành lập tổ chuyên môn giúp việc, các văn bản có liên quan lập dự án đầu tư dịch vụ truyền hình tại AVG. Ông Hải nhận được 500.000 USD từ Phạm Nhật Vũ sau khi thương vụ thành công.

Tuy nhiên, ông Cao Duy Hải cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như từ chối không ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần AVG, chủ động tích cực tham gia khắc phục hậu quả vụ án, thành khẩn khai báo nên cần xem xét áp dụng hình phạt dưới khung cho bị cáo. Kiểm sát viên đề nghị tòa tuyên bị cáo Cao Duy Hải từ 4-5 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, 10-11 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, tổng hình phạt từ 14-16 năm tù.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sắp hầu tòa vì nhận hối lộ

VKS xác định, về các tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị đề nghị 5-6 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù.

Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù, Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) 3-4 năm tù.

Ông Nguyễn Bắc Son có thoát được án tử hình?

Đối với những cáo trạng mà VKSND đưa ra, hình phạt chung đối với bị bị cáo Nguyễn Bắc Son là mức phạt cao nhất- tử hình.

Bị cáo này không có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không được đề nghị được hưởng chính sách hình sự đặc biệt của pháp luật cũng như xem xét mức áp dụng hình phạt thấp hơn so với khung hình phạt.

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông). - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son lại thừa nhận đã cầm 3 triệu USD nhưng không đưa con gái

Ông Son là người được hưởng lợi nhiều nhất so với các bị cáo khác từ thương vụ Mobifone mua AVG, số tiền nhận hối lộ cũng đặc biệt lớn. Từ những căn cứ trên, VKS cho rằng, ông Son phải chịu trách nhiệm cao nhất trong số 14 bị cáo trong vụ án này.

Đặc biệt, bị cáo Son đã tha hóa bản thân, đồng thời cũng chưa nộp lại được 3 triệu nhận từ Phạm Nhật Vũ. Vậy nên, dù có được một số tình tiết giảm nhẹ như huân, huy chương hay thành tích công tác, nhưng cũng chưa đủ để cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT được hưởng mức khoan hồng mà cần có “hình phạt nghiêm khắc nhất” theo quan điểm của VKS. Với tình hình hiện tại, liệu ông Son có thoát được án tử hay không vẫn còn là điều khó đoán.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала