Chuyên gia Nga đánh giá khả năng của cái gọi là «Mặt trời nhân tạo» ở Trung Quốc

© AP Photo / NASABình minh nhìn từ trạm không gian ISS
Bình minh nhìn từ trạm không gian ISS  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình «360», GS Georgy Tikhomirov, Phó GĐ Viện Vật lý và Công nghệ hạt nhân từ ĐHTH Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MEPhI đã nói về triển vọng của dự án Trung Quốc để có được cái gọi là «Mặt trời nhân tạo».

Lò phản ứng nhiệt hạch mới của Trung Quốc

Trước đó, Newsweek thông báo rằng vào năm 2020, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ khởi động lò phản ứng tổng hợp hạt nhân thử nghiệm mới HL-2M trong khuôn khổ dự án EAST. Các quá trình trong lò này tương tự như quá trình xảy ra trong phần lõi của Mặt trời. Theo lời ông Duan Xuzhu đứng đầu Viện Vật lý Tây Nam, lò phản ứng sẽ có thể làm nóng plasma đến nhiệt độ trên 200 triệu độ C, tức là nóng hơn khoảng 13 lần so với nhiệt độ ở lõi Mặt Trời.

Quá trình va chạm hạt - Sputnik Việt Nam
Các nhà vật lý đã đề xuất một mô hình mới các hạt cơ bản

GS Tikhomirov cho rằng việc lắp đặt HL-2M của Trung Quốc «theo những thông số nào đó sẽ vượt hơn những thứ hiện có», tuy nhiên «ở đây không có gì là đột phá».  

«Rất có thể, người Trung Quốc sẽ tạo ra một lò phản ứng nhỏ gọn, nơi sẽ đạt được những thông số không tồi về plasma. Nhưng ngay cả như vậy cũng không mang lại bất kỳ thành tựu đột phá nào trong lĩnh vực năng lượng», - GS Nga lưu ý.

Chuyên gia nói thêm rằng lò phản ứng nhiệt hạch lớn nhất thế giới với tên gọi ITER đang được xây dựng tại Pháp. Nga cũng tham gia vào công trình này. Theo quan điểm của GS Tikhomirov, người Trung Quốc không thể vượt hơn lò phản ứng đó, dự tính hoàn thành vào năm 2025.

Đồng thời, chuyên gia nhấn mạnh rằng hiện nay ở Nga ngành nghiên cứu nhiệt hạch đang «phát triển theo nhiều hướng khác nhau».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала