Vì sao ông Phạm Nhật Vũ được hưởng quá nhiều sự khoan hồng đến vậy?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) .
Bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) . - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG, luật sư cho biết, đã có gần 2000 tổ chức, cánh nhân ký đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ. Em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt.

Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt cho ông Phạm Nhật Vũ

Sáng 23.12, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG tiếp tục ngày làm việc thứ 6 với các nội dung tranh luận.

Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, bị cáo Phạm Nhật Vũ vì lý do sức khỏe, đang nằm viện. Ông Vũ có đơn gửi đến tòa xin giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra đồng thời xin phép vắng mặt ở phần tranh luận. Tình trạng sức khỏe của cựu Chủ tịch AVG có sự xác nhận của cán bộ Y tế.

Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)  - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Nộp lại gần 8.800 tỷ, ông Phạm Nhật Vũ được áp dụng triệt để tình tiết giảm nhẹ

Trong vụ án này, hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng 12 bị cáo bị xét xử về các tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”.

Cuối phiên làm việc buổi sáng nay, luật sư bảo chữa cho cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ đã đưa ra quan điểm bào chữa cho thân chủ mình. Ông Vũ có ba luật sư gồm luật sư: Trần Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hằng Nga và Hà Văn Đăng.

Trong phần luận tội trước đó, Viện Kiểm sát xác định, bị cáo Phạm Nhật Vũ sau khi hoàn tất thương vụ bán 95% cổ phần của AVG đã hối lộ bị cáo Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, Trương Minh Tuấn 200 ngàn USD, cựu Chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà  2,5 triệu USD và cựu Tổng Giám đốc Mobifone Cao Duy Hải 500 ngàn USD.

Trước khi khởi tố vụ án, Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho Mobifone và chi phí phát sinh liên quan đến dự án. Phạm Nhật Vũ đã tự thú về hành vi đưa hối lộ, tích cực phối hợp cung cấp tài liệu để Cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo khác.

Trong quá trình điều tra vụ án, bị cáo Phạm Nhật Vũ nhận thức rõ và ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội, lập công chuộc tội, tích cực khai báo và hợp tác với các cơ quan pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Ngoài ra, bị cáo này còn có nhiều hoạt động từ thiện và đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ đó, VKS đề nghị xử phạt Phạm Nhật Vũ từ 3 năm tù đến 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, và đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt cho ông Phạm Nhật Vũ

Đánh giá lại bản luận tội của Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội, luật sư Hà Văn Đăng và cộng sự cho rằng, kết luận của VKS là công minh và thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Luật sư Hà Văn Đăng và cộng sự cho biết ông Vũ không có ý kiến về tội danh truy tố. Bị cáo chỉ mong HĐXX xem xét bối cảnh, các chứng cứ khách quan để đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý.

Vụ Mobifone mua AVG: Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho ông Phạm Nhật Vũ

Tại phiên tòa, luật sư Trần Hoàng Anh (thuộc nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Phạm Nhật Vũ) nhấn mạnh, ông Vũ mong muốn và xin phép bán AVG cho đối tác nước nước ngoài và sau đó do yêu cầu về mặt quản lý nhà nước và nhu cầu kinh doanh, Mobifone đã chủ động đề xuất, đàm phán với ông Phạm Nhật Vũ để mua cổ phần của AVG.

Quang cảnh phiên tòa sáng 18/12.  - Sputnik Việt Nam
Tranh nhau chối tội: Ai ép ai trong thương vụ Mobifone mua AVG?

Theo luật sư bào chữa cho bị can Phạm Nhật Vũ, tính đến nay cũng không có chứng cứ nào thể hiện hai bên có sự hứa hẹn, thỏa thuận về việc biếu tiền hay quà gì. Thực tế thời điểm biếu tiền là sau khi việc mua bán đã xong, khoảng 2 tháng và vào dịp Tết, nên thân chủ chúng tôi chủ quan, theo văn hóa Việt Nam thường biếu quà thể hiện tình cảm, tri ân mà không ý thức được hết việc biếu tiền này bị xem xét là hối lộ.

“Ngay khi dư luận dị nghị về việc giá mua bán cao, làm thất thoát tài sản Nhà nước, mặc dù chưa cơ quan Nhà nước nào xác định ông Vũ có sai phạm gì, cũng không yêu cầu ông Vũ khắc phục gì, chưa khởi tố vụ án, ông Phạm Nhật Vũ đã thu gom hết tiền gia đình, vay mượn thêm, đến nay vẫn còn nợ khoảng 1.000 tỉ chủ động đề xuất xin hủy hợp đồng chuyển nhượng, trả lại hết tiền đã nhận và nhận lại hết cổ phần”, luật sư của ông Phạm Nhật Vũ khẳng định.

Theo luật sư Hoàng Anh (cũng bảo vệ quyền lợi cho ông Phạm Nhật Vũ), để đảm bảo cho Nhà nước không phải chịu bất cứ thiệt hại, tổn thất gì, ông Vũ còn trả thêm toàn bộ tiền lãi suất, chi phí thuê tư vấn và tất cả các chi phí phát sinh khác mà MobiFone đã chi phí cho việc mua bán với số tiền lên đến hơn 329 tỷ đồng.

“Thật tâm trách nhiệm hơn trước Nhà nước khi mặc dù nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của hợp đồng, song ông Phạm Nhật Vũ đã giúp MobiFone thoái vốn khỏi dự án Công ty Mai Lĩnh với số tiền đã đặt cọc hơn 300 tỉ đồng”, luật sư nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Vũ còn đặc biệt thể hiện sự ăn năn khi biết trong kho của MobiFone còn tồn đọng khoảng 120 tỉ đồng tiền thiết bị, vật tư tồn kho mà MobiFone đã đầu tư mua sắm sau khi đã nhận chuyển nhượng, cựu Chủ tịch AVG đã hỗ trợ mua lại hết số thiết bị, vật tư này của MobiFone, đảm bảo triệt để không để xảy ra bất cứ thiệt hại nào dù nhỏ nhất cho Nhà nước.

“Các chứng cứ trên đã chứng minh bản chất thân chủ chúng tôi không hề có chủ đích, không sắp đặt, không trù tính, mong muốn làm thất thoát tài sản Nhà nước và đã nhất tâm, trách nhiệm, ăn năn hối cải khi chấp nhận khó khăn về mình, kể cả vay nợ để khắc phục triệt để mọi thiệt hại, tác hại có thể xảy ra cho Nhà nước”, luật sư Hoàng Anh nêu

Người bảo vệ quyền lợi cho bị can Phạm Nhật Vũ nhấn mạnh đến “tinh thần trách nhiệm, tình cảm với đất nước” càng rõ nét hơn và cũng là bản lĩnh dám đối mặt với sự thật, sẵn sàng chịu trách nhiệm, tận tâm khắc phục triệt để các hậu quả khi bản thân ông Vũ hoàn toàn có điều kiện không trở về Việt Nam để trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, song ông Phạm Nhật Vũ vẫn quyết định chọn về Việt Nam để đối mặt và chủ động nhận trách nhiệm, tìm mọi cách khắc phục triệt để mọi thiệt hại cho Nhà nước.

“Với diễn biến khách quan, bản chất vụ án như nêu trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật, chúng tôi thấy thân chủ chúng tôi đã hoàn toàn đáp ứng và cần được áp dụng 10 tình tiết giảm nhẹ, gồm 6 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a, b, s, t, u, v, khoản 1, Điều 51 và 04 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2, Điều 51 Bộ Luật Hình sự”, đại diện luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Nhật Vũ nêu rõ.

Lý giải thêm vì sao ông Phạm Nhật Vũ đáng được hưởng chế độ khoan hồng đặc biệt, luật sư Trần Hoàng Anh cho biết, khi chưa khởi tố vụ án, ông Vũ đã chủ động tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho Mobifone hơn 8.445 tỷ đồng chuyển nhượng cổ phần.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ Mobifone mua AVG: Ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận đã ăn hối lộ 3 triệu USD

Bên cạnh đó, luật sư còn nêu ra nhiều tình tiết giảm nhẹ có thể áp dụng đối với bị cáo như: tích cực hợp tác, lập công chuộc tội, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác, thường xuyên làm việc thiện nguyện, trợ giúp xã hội, gia đình có công với cách mạng, người phạm tội có nhân thân tốt và phạm tội lần đầu.

Theo luật sư Trần Hoàng Anh, ông Phạm Nhật Vũ là người tích cực, bền bì suốt hơn 20 năm thực hiện hàng ngàn hoạt động tình nguyện tài trợ cho các dự án chương trình an sinh xã hội từ y tế, giáo dục, hạ tầng điện đường trường trạm, trợ giúp khắc phục hậu quả thiên tai, tri ân anh hùng liệt sĩ, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, nạn nhân bom mìn, chất độc da cam, xóa đói giảm nghèo.

Theo quan điểm của luật sư, các việc làm thiện nguyện trên đã thiết thực trợ giúp cho hàng vạn trẻ em vùng khó khăn có trường học khang trang, hàng nghìn em bé không may đã được mổ tim, thận, khuyết tật, hàng vạn người dân vùng khó khăn có nước sạch, có cầu, đường đi lại, rồi vượt qua thiên tai, bão lũ với số tiền là hàng ngàn tỉ đồng, trong đó số tiền đã có xác nhận chính thức là hơn 1.300 tỷ đồng. ông Trần Hoàng Anh, đề nghị HĐXX xem xét áp dụng triệt để giảm nhẹ cho ông Phạm Nhật Vũ.

Bên cạnh, một tình tiết giảm nhẹ khác được luật sư Hà Văn Đăng trình bày trước tòa, bị cáo Vũ là người phạm tội có đóng góp gìn giữ lợi ích an ninh, công tác đối ngoại của đất nước. Cụ thể, trong suốt quá trình kinh doanh của mình, bị cáo Phạm Nhật Vũ là cầu nối thu hút hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài của cả doanh nghiệp nước ngoài và bà con Việt Kiều chung tay xây dựng đất nước.

“Bị cáo này còn là cầu nối đoàn kết, hữu nghị của bà con Việt Kiều và Chính phủ các nước với Việt Nam, cũng như đã đưa hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam ra quốc tế. Ngay trong vụ án này, Đại sứ quán Liên bang Nga, rồi ngài Kirsan Ilyumzhinov, cựu Tổng thống đầu tiên của Nước cộng hoà Kalmykia thuộc Liên Bang Nga, cũng như rất nhiều các tổ chức, cá nhân tiêu biểu của nước ngoài ghi nhận và có đơn xin khoan hồng cho bị cáo Vũ”, luật sư của bị cáo Vũ liệt kê cho biết.

Theo người bảo vệ quyền lợi cho ông Phạm Nhật Vũ, tính đến hết ngày 31.10.2019 đã có 1.731 cá nhân ký tên trong và ngoài nước xin bảo lãnh, xin khoan hồng cho ông Phạm Nhật Vũ. Đặc biệt, phải kể đến ngài Kirsan Ilyumzhinov, cựu Tổng thống đầu tiên của Nước cộng hòa Kalmykia thuộc Liên bang Nga hay Hội đồng Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam. Luật sư đề nghị cho bị cáo Vũ được miễn trách nhiện hình sự, để bị cáo có cơ hội tiếp tục giúp đỡ người nghèo, khó khăn, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

“Như vậy, không chỉ đông đảo cá nhân có uy tín, tổ chức rộng khắp trong và ngoài nước với nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội đã có đơn xin khoan hồng cho ông Phạm Nhật Vũ. Đến nay, chính Kết luận điều tra, Cáo trạng căn cứ kết quả điều tra, thấy rõ bản chất sự việc, cũng như tinh thần trách nhiệm, cầu thị, chủ động, tích cực khắc phục hậu quả, thấy bản chất hướng thiện của thân chủ chúng tôi, cũng như xem xét hành vi của ông Vũ đáp ứng rất nhiều tình tiết giảm nhẹ nêu trên… đã kiến nghị cần áp dụng các chính sách khoan hồng đặc biệt và triệt để cho thân chủ của chúng tôi”, luật sư của ông Phạm Nhật Vũ nêu rõ.

Ông Hà Văn Đăng cho rằng, vụ án được khắc phục hậu quả phần nào là do công sức của bị cáo Phạm Nhật Vũ.

“Các quy định của pháp luật không buộc người không tạo ra lỗi phải thực hiện nghĩa vụ. Nhưng trên thực tế, trong vụ án này, tài sản của Nhà nước đã được thu hồi, bù đắp, còn bị cáo Vũ phải chịu số nợ gần 1.000 tỷ. Để đánh giá về con người bị cáo Vũ và tính nguy hiểm, có cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội?”, đoàn luật sư bảo vệ ông Phạm Nhật Vũ nêu ý kiến.

Ông Phạm Đình Trọng cũng được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) liên tục khóc và nói bản thân rất hối lỗi. Ông Trọng nhắc lại những lần kiến nghị xem xét lại giá mua nhưng đều bị cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son gạt đi.

“Tôi nhận thức Thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương đầu tư rồi thì giao Mobifone quyết định về giá mua. Nhưng kiến nghị của tôi lại bị bộ trưởng Son gạt đi. Nếu dự thảo của tôi không bị gạt thì có thể hôm nay mọi người không phải ngồi tại đây. Đề nghị HĐXX đánh giá tôi có những hành vi tích cực làm chậm trễ cản trở dự án này”, bị cáo Trọng khóc và nói.

Cựu Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị HĐXX đánh giá lại vai trò của một số bị cáo vốn là nguyên lãnh đạo Mobifone vì không có trách nhiệm gì với dự án nhưng cũng bị liên đới.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) khai báo trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa ra xét xử đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG

Ngoài ra, theo bị cáo Phạm Đình Trọng, quá trình triển khai dự án Mobifone mua AVG, Bộ Kế hoạch đầu tư khẳng định, việc phê duyệt dự án Mobifone mua AVG là đúng.

“Sau khi rà soát lại quy định pháp luật, chúng tôi rất tự tin và yên tâm việc ra Quyết định 236 là đúng pháp luật, nhất là sau khi Văn phòng Chính phủ có thông báo số 2678 về việc chấp thuận chủ trương”, bị cáo Phạm Đình Trọng cho biết.

Cựu Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông còn cho biết thêm:

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo luật số 67, là cơ quan chủ trì thẩm định, phải trình Thủ tướng để phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, nhưng lại không đứng ra thẩm định, không có bất cứ một yêu cầu nào. Bộ này lại đưa ra ý kiến tham mưu cho Thủ tướng chấp thuận chủ trương khiến Bộ Thông tin và Truyền thông hiểu nhầm và làm sai”.

Theo bị cáo Trọng, việc hiểu biết và áp dụng pháp luật đến bây giờ vẫn còn khác giữa các cơ quan quản lý nhà nước khiến các cơ quan khi triển khai còn lúng túng. Và nếu không làm rõ những chồng chéo trong các quy định pháp luật thì các doanh nghiệp mà 100% vốn nhà nước cũng sẽ đứng trước nguy cơ như MobiFone.

“Nếu không xác định rõ thì 100% doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khi tiến hành hoạt động mua bán cổ phần, cổ phiếu sẽ bị khởi tố như tôi đứng ở đây. Bởi áp dụng điều 20 và 21 của luật số 69 thì các thương vụ mua cổ phần tương đương dự án nhóm B sẽ phải do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định. Ví dụ, MobiFone mua AVG là nhóm B do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định, vậy tất cả DNNN khi mua cổ phần không được bộ, ủy ban tỉnh phê duyệt sẽ từ trước nay sẽ bị khởi tố hết”, ông Trọng quả quyết.

Kết thúc phần tự bào chữa, bị cáo Phạm Đình Trọng khẳng định bản thân không biết việc ông Nguyễn Bắc Son giới thiệu AVG cho Mobifone.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sắp hầu tòa vì nhận hối lộ

Tham gia bào chưuã cho thân chủ, luật sư của ông Phạm Đình Trọng nêu quan điểm, tất cả các công việc thực hiện đều liên quan đến dự án AVG, thân chủ đều thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Nguyễn Bắc Son) thời điểm đó.

Theo luật sư, ông Trọng cũng không biết việc mua AVG là hiệu quả thấp khi căn cứ vào các văn bản của MobiFone nên đã làm sai lệch hồ sơ.

Người bào chữa khẳng định, chính bị cáo Trọng cũng băn khoăn về việc MobiFone mua cổ phần của AVG nên đã nhiều lần có ý kiến nhưng không được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông thời điểm đó giải đáp các băn khoăn. Luật sư dẫn chứng, đã có 4 lần bị cáo Nguyễn Bắc Son gạch bỏ đề xuất của bị cáo Trọng về giá mua và hiệu quả dự án này.

“Ngay cả khi có Văn bản số 2678 của Văn phòng Chính phủ về việc chấp nhận chủ trương đầu tư, nhưng bị cáo Trọng vẫn luôn đưa ra các đề xuất hợp lý để cơ quan chức năng có ý kiến về dự án MobiFonne mua AVG đúng pháp luật”, luật sư  của bị cáo Phạm Đình Trọng nhấn mạnh.

Với những căn cứ này, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một số nội dung, tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trọng như ăn năn hối cải, có thành tích xuất sắc, chủ động khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ vụ việc. Người bảo vệ quyền lợi cho ông Phạm Đình Trọng đề nghị cho thân chủ được hưởng chính sách hình sự đặc biệt như đề nghị của Cơ quan điều tra, không cần thiết cách ly bị cáo Trọng ra khỏi xã hội.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала