Trung Quốc và Hoa Kỳ cạnh tranh về mạng di động thế hệ mới như thế nào?

© AP Photo / Francisco SecoLogo mạng 5G
Logo mạng 5G  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc khởi động trên toàn quốc 126 nghìn trạm phát sóng mạng thương mại 5G, theo thông báo của Bộ Công nghiệp và Tin học nước này. Trung Quốc ra mắt mạng di động thế hệ 5 thương mại đầu tiên sau khi kỷ niệm ngày quốc khánh. Thông cáo cũng cho biết vào cuối năm 2020, tất cả các thành phố lớn nhất ở Trung Quốc sẽ được bao phủ bằng mạng 5G.

Bảo mật hay chính trị ?

Năm 2019 là một năm đối đầu thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm cả công nghệ truyền thông. Chính quyền Hoa Kỳ cấm sử dụng thiết bị Huawei để xây dựng mạng 5G và kêu gọi các đồng minh làm điều tương tự. Washington nói thiết bị viễn thông của các nhà sản xuất Trung Quốc, trong đó có Huawei, có thể chứa chip gián điệp, nghĩa là sự đe dọa an ninh quốc gia. Hoa Kỳ thậm chí còn đe dọa ngăn chặn việc trao đổi thông tin tình báo nhạy cảm với các đồng minh có mạng lưới viễn thông sử dụng thiết bị Trung Quốc.

Huawei  - Sputnik Việt Nam
Công ty Mỹ từ chối chấm dứt hợp tác với Huawei

Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc của Mỹ và mời khách hàng tiến hành bất kỳ thử nghiệm bảo mật nào đối với sản phẩm. Hơn nữa công ty đã khai trương Trung tâm bảo mật mạng (Huawei Cyber ​​Security Transparency Center) của riêng mình tại Brussels, nơi khách hàng và đối tác  có thể kiểm tra các sản phẩm và giải pháp phần mềm của Huawei về bảo mật. Không có quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ, cung cấp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy thiết bị Huawei có lỗ hổng.

Các nước khác không muốn theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, không vội vàng cấm cửa Huawei. Trong trường hợp không có bằng chứng đáng tin cậy, các cáo buộc của Hoa Kỳ dường như là mưu đồ chính trị hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, trong công nghệ 5G, Trung Quốc hiện đang đi trước thế giới: Chỉ riêng Huawei đã sở hữu hơn một phần ba trong số tất cả các bằng sáng chế về 5G. Đến nay hơn 50 nhà khai thác đã ra mắt mạng thương mại 5G trên toàn thế giới, 35 trong số đó do Huawei xây dựng. Ngoài ra cơ sở hạ tầng mạng hiện có thế hệ trước ở nhiều nơi cũng sử dụng thiết bị Huawei. Ví dụ tại Liên minh châu Âu, Huawei chiếm 31% thị phần cơ sở hạ tầng di động. Ngay cả đối thủ cạnh tranh gần nhất là Ericsson, có trụ sở tại châu Âu, cũng có tỷ lệ thấp hơn - 29%.

Cơ hội cho áp lực của Mỹ bị hạn chế. Xây dựng lại tất cả mạng thông tin liên lạc là một công việc cực kỳ tốn kém. Ngẫu nhiên, ngay cả các nhà khai thác viễn thông nhỏ ở Mỹ cung cấp dịch vụ tại các vùng nông thôn xa xôi cũng không hài lòng. Họ dựa vào thiết bị Huawei vì giá thành rẻ. Và bây giờ, để xây dựng lại mạng lưới, theo tính toán từ Hiệp hội các nhà khai thác di động không dây ở nông thôn Hoa Kỳ (Rural Wireless Association), sẽ cần từ 800 triệu đến 1 tỷ đô la và thời gian hai năm.

Khái niệm kết nối mạng 6G - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bắt tay thiết lập mạng 6G

Mạng lưới

Không có tiêu chuẩn 5G thống nhất trên thế giới. Các yêu cầu chung đối với 5G được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đưa ra dưới tên gọi IMT-2020 vào năm 2015, tuy nhiên có thể được phê duyệt không sớm hơn năm 2020. Hơn 10 tổ chức đang đồng thời phát triển các tiêu chuẩn 5G của riêng mình, bao gồm 3GPP, IETF, NGMN. Cho đến nay, chỉ có nguyên tắc và tính chất chung của các mạng thế hệ thứ năm đã được xây dựng. Một trong những tính năng quan trọng nhất của 5G là công nghệ cắt mạng. Điều này có nghĩa là trong khuôn khổ của một cơ sở hạ tầng mạng chung, sẽ có các mạng con bị cô lập, yêu cầu các tham số khác nhau để kết nối Internet. Ví dụ một mạng con dành cho ô tô tự lái, chẩn bệnh từ xa, cho ngôi nhà thông minh và Internet vạn vật, truyền phát video và… Giáo sư Guo Kunqi từ Viện Truyền thông và Tin học, Đại học Giang Tô nói với Sputnik:.

"Đối với người dùng thông thường, về dịch vụ liên lạc 5G và 4G không quá khác biệt. Sự khác biệt cơ bản là việc sử dụng mạng trong các lĩnh vực khác, ví dụ như xe tự lái, chẩn bệnh từ xa, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, v.v. 5G không còn chỉ là một mạng di động, mà ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực dịch vụ công cộng, vì vậy 5G không thể được coi là giống như 4G chỉ về mặt công nghệ truyền thông di động".

Một tính năng quan trọng khác của 5G là cần tới dải tần số khá rộng để đảm bảo hoạt động chính xác và không bị gián đoạn của tất cả các mạng con và rất nhiều thiết bị được kết nối trong đó. Nhưng vẫn không có sự thống nhất về phổ tần số để xây dựng các mạng thế hệ thứ năm, như với công nghệ trước đó. Vào năm 2015, tại Hội nghị Thông tin vô tuyến điện thế giới (WRC-15), các quốc gia đã đồng ý phân bổ tần số cho 5G trong phổ tần lên đến 6 GHz. Liên minh châu Âu đã xác định phạm vi 3,4-3,8 GHz; Hàn Quốc - 3,4-3,7 GHz; Úc - 3,4-3,7 GHz. Nhật Bản và Trung Quốc khác biệt hơn: họ quyết định phát triển ngay hai phổ dưới 6 GHz. Nhật Bản - 3,6-4,2 GHz, cũng như 4,4-4,9 GHz. Trung Quốc - 3,3-3,6 GHz và 4,8-5 GHz. Nga và Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc trong vấn đề này. Ở cả hai quốc gia này, thiết bị của các cơ quan an ninh hoạt động trên dải tần số 3 - 4 GHz. Do đó người ta đề xuất sử dụng băng tần 4,4 - 4,99 GHz cho mạng 5G ở Nga. Và Hoa Kỳ trông cậy vào các tần số cực cao - 24 GHz, 28 GHz, cũng như 37, 39 và 47 GHz.

In this March 13, 2018, photo, the logo of Huawei is displayed at its headquarters in Shenzhen in southern China's Guangdong Province. - Sputnik Việt Nam
Mỹ sẽ cho phép các công ty của mình hợp tác với Huawei?

Vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đã áp dụng băng tần 3 - 4 GHz, nên mong muốn các thiết bị thương mại đang được chế tạo sẽ dùng phổ tần này. Ví dụ các nhà sản xuất châu Âu chưa sản xuất thiết bị được thiết kế cho mạng 5G ở Nga. Chỉ Huawei mới có những sản phẩm như vậy, bởi vì Trung Quốc, như đã đề cập ở trên, chính họ đang xây dựng các mạng thương mại ở cả hai phổ tần. Do đó, đối với một số nước, sự lựa chọn Huawei không phải do những cân nhắc về chất lượng giá cả, mà đơn giản là thiếu các lựa chọn thay thế.

Do đó sự phân mảnh của mạng 5G có thể xảy ra trong tương lai. Hoa Kỳ, với phổ tần "kỳ lạ" và sự cấm cản Huawei, có thể xây dựng mạng trên cùng tiêu chuẩn và thiết bị. Ngược lại, các quốc gia khác sẽ dựa vào Huawei trên một dải tần khác. Tất nhiên châu Âu có thể giảm thiểu sự phân mảnh này và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn sẽ phụ thuộc vào hành vi của Hoa Kỳ, Guo Kunqi nói.

"Trung Quốc trong 10 năm qua đã bắt kịp, hoặc thậm chí vượt qua Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như điện thoại di động, thông tin vệ tinh. Điều này đặc biệt đúng với công nghệ 5G. Trong tình huống này, Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa. Các quốc gia đang cạnh tranh về vị trí dẫn đầu trong công nghệ truyền thông. Đối với một vài đối tác Mỹ, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng đối với họ. Và trong đó, Huawei có lợi thế cạnh tranh lớn. Tuy nhiên không thể phát triển kinh tế trong sự cô lập với các yếu tố chính trị. Do đó năm 2019 đã có quá nhiều cuộc đối đầu, đặc biệt là về áp lực của Mỹ lên Huawei. Thị trường chưa đạt đến trạng thái phân mảnh hoàn toàn. Một số nước EU, bao gồm cả Đức, vẫn nhìn về phía Huawei. Chúng ta có thể nói rằng Hoa Kỳ, thông qua áp lực của mình đối với công ty Trung Quốc, đã quảng cáo cho nó. Tất nhiên, nếu Hoa Kỳ không bình tĩnh lại, sự phân mảnh của thị trường viễn thông toàn cầu có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Câu hỏi chính là quốc gia nào - Mỹ hay Trung Quốc - sẽ chiếm thị phần lớn. Đối với các tiêu chuẩn truyền thông cụ thể, tiêu chuẩn nào sẽ được thông qua — đến nay vẫn thật khó để nói trước, chúng ta cần theo dõi tình hình sẽ phát triển như thế nào".
 Huawei  - Sputnik Việt Nam
Phải chăng sự nhượng bộ của Trump đối với Huawei bị hủy bỏ?

Chuyên gia lưu ý trong điều kiện hiện tại, khi nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, việc hợp tác với Huawei có thể là một giải pháp hấp dẫn không chỉ với các nước đang phát triển mà cả các nước đã phát triển. Sự từ chối thiết bị Huawei, trái lại, có thể dẫn đến một sự chậm trễ trong việc thực hiện các mạng thế hệ 5 trong vài năm. Tính đến việc công nghệ cao và số hóa đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, một sự chậm trễ như vậy có thể làm chậm quá trình phát triển hơn nữa.

Cạnh tranh chiến thắng

Ngay cả cơ cấu an ninh của đồng minh Hoa Kỳ trong liên minh «5 con mắt» - Canada - cũng không thể đồng thuận về những việc cần làm với Huawei. Dịch vụ An ninh và Tình báo Canada (CSIS) khẳng định cấm thiết bị Huawei trong các mạng thế hệ 5 của Canada. Ngược lại, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) tin rằng việc kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các thiết bị 5G do Huawei sản xuất sẽ loại bỏ các rủi ro bảo mật.

Do đó các đối tác trong Liên minh «5 con mắt», hay đơn giản chỉ các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ từ Tây Âu đã hoãn lại việc đưa ra các quyết định khó chịu. Vương quốc Anh đã nhiều lần chuyển thời hạn ra giải pháp về Huawei,  bây giờ có thể được thông qua trong năm tới. Trong dự thảo yêu cầu bảo mật mạng thế hệ thứ năm của Đức không bao gồm điều khoản các hệ thống truyền thông chỉ được cung cấp từ các nhà sản xuất đáng tin cậy. Điều này có thể được hiểu là sự từ chối ngăn chặn trực tiếp quyền truy cập vào thị trường của Huawei. Italia cũng tuyên bố không đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ, lưu ý trong lĩnh vực viễn thông, họ sẽ tuân thủ theo lợi ích quốc gia.

 Huawei - Sputnik Việt Nam
Huawei giới thiệu điện thoại thông minh 5G đầu tiên do công ty sản xuất

Các nhà khai thác viễn thông Nga cũng đang xem xét các lợi ích thực tế và đặc tính kỹ thuật thiết bị được cung cấp cho 5G. Mới đây, nhà điều hành di động MTS của Nga, cùng với Huawei Trung Quốc, đã tổ chức thành công cuộc hội thảo 3D đầu tiên của Nga sử dụng mạng 5G. Các mạng thử nghiệm 5G mà MTS xây dựng hoạt động ở băng tần 4,9 GHz. Do đó điều tự nhiên là sự lựa chọn rơi vào thiết bị Huawei.

Các nhà khai thác viễn thông khác của Nga cũng đang thử nghiệm sản phẩm từ các đối thủ của Huawei. Công ty Tele2, ví dụ, cùng với Ericsson đã ra mắt khu vực thí điểm 5G trên một trong những đường phố trung tâm Moskva — phố Tverskaya. Đúng vậy, mạng này hiện hoạt động trong phạm vi sóng siêu cao tần. Điều này phù hợp để cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh trong các mạng cục bộ, nhưng không phù hợp với vùng phủ sóng rộng - bán kính tín hiệu ở tần số lớn hơn 20 GHz không vượt quá 100-150 m.

Ứng dụng thực tế của công nghệ 5G ở Nga cho đến nay đã được triển khai trên thiết bị Huawei. Hơn nữa, MTS và Huawei đã đồng ý hợp tác xây dựng mạng 5G trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga vào tháng 6 năm nay. Các khu vực thí điểm 5G đầu tiên của MTS cùng với Huawei đã bắt đầu tại Kronstadt, ngoại ô St. Petersburg và VDNKh ở Moskva.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала