Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019

© REUTERS / Thomas Petercuộc biểu tình ở Hồng Kông
cuộc biểu tình ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc chiến tranh thương mại và chiến tranh dầu mỏ đã thúc đẩy lãnh đạo các quốc gia đối đầu tìm kiếm sự thỏa hiệp mới, ông Boris Johnson thay bà Teresa May làm Thủ tướng Vương quốc Anh.

Đám cháy nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame) khiến đỉnh tháp bị sụp đổ, và Greta Tunberg đã mở trước mắt chúng ta vấn đề môi trường nghiêm trọng. Sau đây là bài của Sputnik tổng kết năm 2019 đang trôi qua.

Chiến tranh thương mại vẫn tiếp diễn

Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục tranh chấp thương mại trong năm 2019. Tuy nhiên, đến cuối năm, các quốc gia này cho biết đã thu xếp được phần thứ nhất của thỏa thuận thương mại. Ngày 19 tháng 12, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin cho biết vào đầu năm tới các bên đã sẵn sàng ký kết giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại. Bắc Kinh cam kết tăng cường mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ, các bên từ chối đưa ra các mức thuế bổ sung trong giai đoạn này, trong khi các mức thuế được đưa ra trước đó vẫn còn hiệu lực. Theo Tổng thống Mỹ, các bên sẽ sớm bắt đầu đàm phán về giai đoạn thứ hai của hiệp định thương mại.

© Sputnik / Vitaly PodvitskiĐùa với lửa
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Đùa với lửa

Năm 2019, căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc gia tăng do yêu sách của người Hàn Quốc chống quá khứ quân phiệt của Nhật Bản, đặc biệt là sự chiếm đóng của Hàn Quốc trong Thế chiến thứ hai. Tòa án tối cao Hàn Quốc bắt công ty Nippon Steel & Sumitomo Metal của Nhật Bản có nghĩa vụ bồi thường. do công ty từ chối tuân thủ phán quyết này, tòa án đã xử tịch thu tài sản của họ ở Hàn Quốc. Đến lượt mình, Tokyo thắt chặt các hạn chế xuất khẩu ba loại vật liệu quan trọng đối với ngành thiết bị điện tử tiêu dùng hiện đại.

Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý về thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo (GSOMIA) giữa hai nước, đã hết hạn ngày 23/11.

Phi hạt nhân hóa bị trì hoãn

Cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên năm 2019 đã đi vào bế tắc. Cuộc đàm phán giữa Trump và Kim Jong-un hồi tháng 2 tại Hà Nội đã kết thúc thất bại.

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam

Washington yêu cầu Bình Nhưỡng hành động quyết đoán hơn nhằm từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên nói rằng, về phần mình, Hoa Kỳ không làm gì để đáp lại các bước tự nguyện phi hạt nhân hóa. Từ tháng 5 đến tháng 11, Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm 13 tên lửa tầm ngắn và tầm trung mới. Do đó, ngày 12 tháng 12, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phía Mỹ tuyên bố họ sẵn sàng xem xét đề xuất của các đối tác, có thể khiến việc thực thi thỏa thuận Singapore trở nên gần hơn.

Và Brexit cũng bị kéo dài

Quá trình ra khỏi EU do bà Theresa khởi xướng bắt đầu ngày 29 tháng 3 năm 2019. Tuy nhiên, Quốc hội Anh đã bác bỏ dự thảo thỏa thuận và Brexit đã bị hoãn lại nhiều lần trong suốt cả năm. Vì Theresa May không thể tìm được sự thỏa hiệp, bà tuyên bố từ chức.

Ngày 24 tháng 7, ông Boris Johnson lên nắm quyền Thủ tướng Vương quốc Anh và hứa sẽ thực hiện Brexit vào ngày 31 tháng 10. Điều này đã bị ngăn chặn bởi đạo luật được Hạ viện thông qua, yêu cầu chính phủ phải gia hạn đàm phán với EU về Brexit trong ba tháng, tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2020.

Đáp lại, Thủ tướng yêu cầu Nữ hoàng đình chỉ công tác của Quốc hội, và việc này đã được thực hiện. Bất chấp thực tế rằng ông Boris Johnson không thể thực hiện lời hứa của mình và quyết định đình chỉ quốc hội đã bị tuyên bố là bất hợp pháp, đảng Bảo thủ của ông nhận được sự ủng hộ kỷ lục trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 12 tháng 12.

© Sputnik / Vitaliy PodvitskiBrexit bỗng biến thành Mayxit
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Brexit bỗng biến thành Mayxit

Chiến tranh dầu mỏ         

Vào tháng 5, Bộ Ngoại giao UAE đã báo cáo về hành vi phá hoại đối với bốn tàu chở dầu gần vùng lãnh hải của nước này. Ngày 13 tháng 6, hai tàu chở dầu nữa bị tấn công ở Vịnh Ô-man. Mặc dù thiếu bằng chứng, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đổ lỗi cho Iran. Một tuần sau, tại khu vực eo biển Hormuz, lực lượng IRGC đã bắn hạ máy bay trinh sát RQ-4 Global Hawk, đây là lý do để Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran.

© REUTERS / Stena BulkTàu chở dầu Stena Impero
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Tàu chở dầu Stena Impero

Vòng xoáy xung đột mới xảy ra vào ngày 4 tháng 7, khi Hải quân Anh bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 ở eo biển Gibraltar. Lần này, Iran bị cáo buộc vi phạm chế độ trừng phạt chống Syria. Đáp lại, ngày 19/7, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo đã bắt giữ tàu chở dầu của Anh. Sau phiên tòa vào tháng 8, chính quyền Gibraltar đã thả các thành viên thủy thủ đoàn và dỡ bỏ việc bắt giữ Grace 1, bất chấp yêu cầu của Hoa Kỳ về việc tịch thu con tàu. Ngày 16 tháng 9, Bộ Ngoại giao Iran công bố quyết định tương tự liên quan đến Stena Impero và thủy thủ đoàn.

Các cuộc chiến tranh dầu mỏ không chỉ giới hạn ở các sự cố xung quanh tàu chở dầu. Ngày 14 tháng 9, hai nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ả Rập Xê Út đã bị máy bay không người lái của Hussite tấn công từ trên không. Sự cố này cho thấy tính chất dễ tổn thương cơ sở hạ tầng của Saudi, mặc dù chi tiêu quân sự khổng lồ và các hệ thống phòng không Patriot được mua ở Hoa Kỳ. Trong nhiều ngày, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất đã buộc phải cắt giảm hơn một nửa sản lượng. Hoa Kỳ tuyên bố Iran dính líu trong cuộc tấn công này.

© Sputnik / Vitaliy PodvitskiXung đột dễ bốc cháy
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Xung đột dễ bốc cháy

Tân Tổng thống Ukraina

Ukraina đã thay Tổng thống trong năm 2019. Người dẫn chương trình Vladimir Zelensky đã vượt qua ông Petro Poroshenko trong cuộc bầu cử và giành được 73,23% số phiếu. Sự xuất hiện của tân Tổng thống trong tháng 5 năm 2019 đã mang lại hy vọng cho việc nối lại tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraina, nơi mà hoạt động quân sự đã diễn ra kể từ năm 2014. Lời hứa giải quyết cuộc xung đột ở Donbass là một trong những cam kết chính trong chiến dịch tranh cử của ông Zelensky. Ngày 9 tháng 12, hội nghị thượng đỉnh Norman diễn ra với sự tham gia của Nga, Ukraine, Đức và Pháp.

Thông cáo tổng kết của hội nghị thượng đỉnh đã khẳng định tính cần thiết, không thể thay thế của các thỏa thuận Minsk. Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ tiếp theo dự kiến ​​sẽ tổ chức vào tháng 5 năm 2020. Và Ukraina hứa đến lúc đó sẽ soạn thảo sửa đổi cho thỏa thuận Minsk.

Biểu tình ở Hồng Kông

Tháng 6 năm 2019, các cuộc biểu tình trên đường phố quy mô lớn chống luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đại lục đã bắt đầu tại Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông trì hoãn việc thông qua tài liệu này, nhưng những người biểu tình lại mở rộng yêu cầu của họ, kêu gọi cải cách và điều tra hành động của cảnh sát trong quá trình giải tán người biểu tình.

Ngày 8 tháng 12, cuộc biểu tình phản đối được tổ chức ở trung tâm thành phố Hồng Kông, theo nhiều ước tính, có hàng trăm ngàn người tham gia. Theo Associated Press, những người biểu tình đã hô vang “Đấu tranh vì tự do!”, cuộc diễu hành kéo dài khoảng 2 km quanh thành phố.

Bạo loạn ở Hồng Kông đã khiến dòng vốn từ các quỹ đầu tư tháo chạy khỏi trung tâm tài chính châu Á này với tổng số lên tới 5 tỷ USD.

Bất an "Mùa thu Mỹ Latinh"

Năm 2019, nhiều quốc gia Mỹ Latinh rơi vào hỗn loạn - Mexico, Venezuela, Bolivia, Brazil, Colombia, Peru, Ecuador, Chile... Mặc dù nguyên nhân xung đột của mỗi quốc gia trên lục địa là khác nhau, nhưng xu hướng ở các nơi đó gần như giống nhau - bất bình đẳng xã hội, sụp đổ giá nguyên liệu thô mà các nước trong lục địa cung cấp cho thị trường thế giới, tham nhũng ở tất cả các cấp làm suy yếu các thể chế dân chủ những năm gần đây.

Tổng thống Bolivia Evo Morales thắng cử, nhưng phe đối lập coi chiến thắng đó là không trung thực, và những người biểu tình đã xuống đường. Dưới áp lực của quân đội, ông Evo Morales phải từ chức và bay ra khỏi đất nước.

Tại Colombia, khi chính quyền bắt đầu thảo luận về lương hưu và cải cách lao động mới, hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình ở Bogota và Medellin.

Gần đây Chile, quốc gia thịnh vượng nhất ở Mỹ Latinh cũng phải đối mặt với bạo loạn ngay sau khi giá vé giao thông vận chuyển được nâng lên. Ngày 20 tháng 10, tình trạng khẩn cấp được tuyên bố ở Santiago. Ngay sau đó, chính quyền đã phải đình chỉ việc tăng giá vé.

Tại Venezuela, ngày 21 tháng 1, các cuộc biểu tình rầm rộ chống Tổng thống Nicolas Maduro bắt đầu diễn ra ngay sau lễ tuyên thệ. Juan Guaido, đứng đầu Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, tự xưng là người đứng đầu nhà nước tạm thời. Một số nước phương Tây do Hoa Kỳ cầm đầu đã công nhận ông ta. Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác ủng hộ Maduro là Tổng thống hợp pháp.

Cuộc luận tội

Năm 2019, đảng Dân chủ Mỹ đã thực hiện nỗ lực tiếp theo để luận tội Trump.

Từ người cung cấp thông tin ẩn danh trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, được biết rằng Trump và luật sư Giuliani đã gây áp lực đối với Tổng thống Ukraina Zelensky để bôi nhọ đối thủ chính trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là Joe Biden. Con trai của ông ta, Hunter Biden là thành viên hội đồng quản trị công ty năng lượng Burisma của Ukraina.

© AP Photo / Evan VucciDonald Trump và Vladimir Zelensky.
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Donald Trump và Vladimir Zelensky.

Theo báo cáo của người cung cấp thông tin, Trump và Giuliani đã cố gắng bắt đầu cuộc điều tra chống tham nhũng đối với Hunter để đổi lấy hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraina. Bản thân Zelensky nhiều lần phủ nhận thông tin về áp lực này và khiếu nại liên quan đến Biden. Ngày 24 tháng 9, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi mở cuộc điều tra chống Trump. Ngày 31 tháng 10, nghị quyết đã được thông qua về bắt đầu chính thức thủ tục luận tội. Sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Trump đã bị buộc tội liên quan đến "lạm quyền" và "cản trở cuộc điều tra của Quốc hội". Cuộc bỏ phiếu chấm dứt quá trình này của Thượng viện sẽ diễn ra sau kỳ nghỉ Giáng sinh.

Vụ tai nạn Boeing 737 Max

Máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines bị rơi sau khi cất cánh được 6 phút vào sáng ngày 10 tháng 3, cách Addis-Ababa 60 km. 157 hành khách bị thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ hai cho loại máy bay này trong vòng 5 tháng.

Cuối tháng 10 năm 2018, chiếc Boeing 737 Max 8 đã bị rơi sau khi bay ra khỏi Jakarta. Các hãng hàng không hàng đầu thế giới bắt đầu từ bỏ Boeing 737 Max, năm 2019 đã có 40 quốc gia cấm máy bay này bay qua lãnh thổ của họ. Cuối năm, ban lãnh đạo Boeing tuyên bố tạm ngừng sản xuất máy bay 737 Mach từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, bởi thực tế là các cơ quan quản lý hàng không khó có thể cho phép tiếp tục hoạt động trong tháng tới. Do lệnh cấm chuyến bay, Boeing đã mất hơn 1 tỷ USD.

Tình hình Syria

Cuộc xung đột Syria, diễn ra từ năm 2011, trong năm 2019 đã không rời khỏi trang nhất truyền thông thế giới. Ngày 9 tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tổ chức chiến dịch "Nguồn hòa bình" ở bắc Syria, bắt đầu không kích vào các vị trí của lực lượng người Kurd. Điều đó được thực hiện với mục đích tạo ra vùng đệm làm vành đai bảo vệ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi người tị nạn Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể hồi hương.

Donald Trump thoạt đầu bật đèn xanh cho chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp theo, sau cuộc điện thoại, nói với Erdogan rằng Mỹ sẽ không tham gia chiến dịch, và sẽ rút quân khỏi khu vực này. Quá trình giảm quân và di dời quân Mỹ ở đông bắc Syria đã kết thúc vào ngày 5/12. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, sẽ có 600 lính Mỹ ở lại Syria. Ngày 26 tháng 10, Trump tuyên bố rằng thủ lĩnh tổ chức khủng bố IS (bị cấm ở Liên bang Nga) đã bị tiêu diệt trong chiến dịch đặc biệt của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở tỉnh Idlib. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga không có thông tin đáng tin cậy về vụ tiêu diệt kẻ khủng bố.

Những giá trị chúng ta đã mất

Vụ hỏa hoạn lớn nhất trong lịch sử tại Nhà thờ Đức Bà xảy ra vào ngày 15 tháng Tư. Tháp chuông nhà thờ sụp đổ, cấu trúc hỗ trợ chìm trong ngọn lửa.

Theo các nhân viên cứu hỏa, cấu trúc của nhà thờ Đức Bà và các tác phẩm nghệ thuật chính đã được cứu thoát. Văn phòng công tố Paris loại trừ phương án tội phạm trong vụ cháy. Nguyên nhân tiềm ẩn của vụ cháy là tàn thuốc lá hoặc có vấn đề với điện. 104 triệu euro đã được chuyển cho việc tái thiết Di sản Thế giới của UNESCO, 350 000 người đã tham gia quyên góp. Chính quyền Pháp cho rằng các vấn đề chính liên quan đến bản chất của việc tái thiết lại nhà thờ và ngọn tháp của nó sẽ được giải quyết vào đầu năm 2021.

© Sputnik / Julian Mattia / Chuyển đến kho ảnhNhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Nhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy
Vụ hỏa hoạn đã phá hủy một Di sản Thế giới khác của UNESCO - Lâu đài Shuri trên đảo Okinawa của Nhật Bản. Vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ lâu đài vào ngày 31/10. Chính quyền Nhật Bản có ý định xây dựng lại lâu đài, nhưng quy mô chính xác của thiệt hại do hỏa hoạn vẫn chưa được xác lập.

CC BY 3.0 / CEphoto, Uwe Aranas / Thành cổ Shuri
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Thành cổ Shuri
Điều kỳ diệu trên cánh đồng ngô – máy bay A321 hạ cánh ở vùng ngoại ô

“Chúng tôi đi bên phải, dưới ánh mặt trời, men theo những hàng ngô” - cụm từ này đã trở thành một meme sau khi máy bay A321 của Ural Airlines hạ cánh ở ngoại ô Moskva ngày 15 tháng 8. Ngay sau khi cất cánh, chim bay lọt vào động cơ của máy bay. Phi công đã hạ cánh máy bay với bồn xăng đầy và không có thiết bị hạ cánh xuống cánh đồng ngô. Tất cả 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn thoát chết. Vụ việc được gọi là phép màu.

Cơ trưởng Damir Yusupov và đồng nghiệp, phi công Georgy Murzin được trao danh hiệu anh hùng LB Nga. Các tiếp viên hàng không được trao Huân chương Dũng cảm. Chiếc máy bay đã được tháo rời từng bộ phận để đưa ra khỏi cánh đồng.

Greta Tunberg
“Các người đã đánh cắp ước mơ và thời thơ ấu của tôi”, - nữ sinh Thụy Điển Greta Thunberg tuyên bố tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 9.

Cô gái mắc hội chứng Asperger đã ngừng đi học hồi tháng Sáu. Thay vào đó, cô tổ chức các cuộc biểu tình xung quanh quốc hội Thụy Điển để bảo vệ khí hậu. Lấy cảm hứng từ đồng môn Thụy Điển, học sinh từ các quốc gia khác bắt đầu tham gia bãi khóa.

© REUTERS / Lucas JacksonNhà hoạt động môi trường Greta Tunberg
Chiến tranh thương mại, bà Theresa May từ chức, biểu tình: Các sự kiện đáng nhớ năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Nhà hoạt động môi trường Greta Tunberg

Cuộc “đình công khí hậu trường học” lớn nhất đã diễn ra ở Tây Âu, Canada, Mỹ và Úc. Greta Tunberg trở thành hiện tượng văn hóa gây tranh cãi bởi các chính trị gia thế giới, được yêu thích và đồng thời bị ghét bỏ.

Bắt giữ Assange

Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, đã lánh nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở London từ năm 2012. Khi đó, anh ta khó mà hình dung rằng sẽ ở đó trong 7 năm. Năm 2019, chính quyền quốc gia Mỹ Latinh này đã từ chối cho Assange tị nạn chính trị, và ngày 11 tháng 4, cảnh sát Anh buộc Assange rời khỏi tòa nhà. Việc bắt giữ này quá bất ngờ đến nỗi các nhà báo thế giới không có thời gian chuẩn bị chụp ảnh và quay phim. Những người duy nhất thành công trong việc đưa tin vụ này là đoàn làm phim RT (Ruptly) của Nga.

Tòa án thừa nhận người sáng lập WikiLeaks vi phạm các điều khoản giải phóng và gửi anh ta đến nhà tù Belmarsh Prison. Bây giờ số phận của người sáng lập WikiLeaks đang được định đoạt: nếu Assange bị dẫn độ về Hoa Kỳ, anh ta có thể bị kết án tử hình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала