Ông Nguyễn Bắc Son sẽ thoát án tử?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) nói lời sau cùng.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) nói lời sau cùng.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lần này, có lẽ ông Nguyễn Bắc Son sẽ chưa phải đối diện với cái chết. Trước ngày tuyên án vụ Mobifone mua AVG, gia đình cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã nộp lại được 66 tỷ khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, Thường trực Ban Bí thư hôm nay cũng lên tiếng về 6 điều rút ra tự vụ án AVG.

Gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã nộp lại 66 tỷ, sẽ thoát án tử hình?

Ngày 27.12, một ngày trước khi bước vào giai đoạn tuyên án, luật sư bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Bắc Son cho biết, tính đến thời điểm này, gia đình ông Son đã nộp 66 tỷ đồng tiền mặt khắc hậu quả tại cơ quan chức năng đối với hành vi nhận hối lộ.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).  - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son xin được sống, ông Trương Minh Tuấn không ngờ nhận kết đắng

Ngoài số tiền này, trong hồ sơ cáo trạng cũng nêu rõ, ông Nguyễn Bắc Son vẫn đang bị kê biên một căn nhà trên phố Lý Nam Đế, quận Ba Đình, Hà Nội và phong tỏa tài khoản tiền mặt hơn 500 triệu đồng.

Trong vụ án này, ông Son bị truy tố tội danh “Nhận hối lộ” với không chỉ 3 triệu USD của Phạm Nhật Vũ mà còn 500.000 USD từ cựu Chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà, và 200 triệu đồng từ Cao Duy Hải, cựu Tổng giám đốc Mobifone.

Theo dự kiến, 9h sáng ngày 28.12, HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ ra phán quyết đối với các bị cáo trong vụ án này.

Đối với vụ án Mobifone mua AVG này, VKS xác định, ông Nguyễn Bắc Son với chức vụ là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) có vai trò quyết định trong thực hiện dự án để Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG, gây thiệt hại 6.590 tỷ đồng.

Theo phần luận tội trước đó của VKSND TP.Hà Nội, ông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị mức án từ 16 đến 18 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, Tử hình với bị cáo Nguyễn Bắc Son về tội "Nhận hối lộ", tổng hình phạt bị cáo phải chấp hành là tử hình.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).
Ông Nguyễn Bắc Son sẽ thoát án tử? - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).

Theo đại diện VKS, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (chính xác là 8.889,8 tỷ). Dự án này thuộc nhóm A - tức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cùng một số nguyên lãnh đạo MobiFone, cán bộ Bộ Thông tin và Truyền Thông, Công ty Thẩm định giá AMAX ( Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang) đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG, tiến hành thẩm định giá, lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán mà không hề được Thủ tướng đồng ý phê duyệt đầu tư. Các hành vi này đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, với tổng giá trị thiệt hại hơn hơn 6.590 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận tội đứng đầu, gia đình đã nộp 21 tỷ

Ngoài hai cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son- Trương Minh Tuấn còn có cựu Chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà, cựu Tổng Giám đốc Mobifone Cao Duy Hải bị truy tối về tội nhận hối lộ.

Do vụ án này đã khắc phục hiệu quả thiệt hại cho Nhà nước, đồng thời nhiều bị cáo đã khắc phục được khoản tiền hối lộ nên VKS đề nghị mức án dưới khung. Đặc biệt, khoản c, Điều 40 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về hình phạt tử hình quy định rõ, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động xin nộp lại 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ để khắc phục hậu quả, đồng thời, bị can tích cực hợp tác với cơ quan chức năng nhằm phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hay có công trạng lớn thì không thi hành án tử. Theo đó, Chánh án TAND tối cao chuyển hình phạt từ tử hình sang chung thân.

Ngoài ra, VKS nhận định bị cáo Nguyễn Bắc Son có nhiều tình tiết giảm nhẹ như từng tham gia quân đội, có nhiều thành tích trong thời gian công tác tại Bộ TT&TT, đến nay gia đình lại nộp được 66 tỷ, nhiều khả năng, ông Son sẽ được xem xét các tình tiết giảm nhẹ tội.

Thường trực Ban Bí thư nói về 6 điều rút ra từ vụ án Mobifone mua AVG

Sáng 27.12, tại trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã diễn ra Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của Ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.  - Sputnik Việt Nam
Nhận hối lộ 3 triệu USD, liệu ông Nguyễn Bắc Son có bị tử hình?

Tại Hội nghị này còn có sự góp mặt của các đồng chí: Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban nội chính Trung ương, Lê Thị Nga, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công An, Thượng tướng Lê Chiêm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Lê Hồng Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án TAND tối cao cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương. Chủ trì Hội nghị là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí.

Phát biểu tại đây, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế- xã hội thời gian qua, Thường trực Ban Bí thư khẳng định, đất nước đạt được nhiều thành tựu là có sự đóng góp quan trọng của cơ quan tư pháp trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân.

Theo đồng chí Trần Quốc Vượng, ngành Kiểm sát đã tích cực đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả toàn diện trên tất cả các mặt, mặc dù trong bối cảnh phải thực hiện nhiều quy định mới của các đạo luật về tư pháp và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Theo Thường trực Ban Bí thư, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, chủ động hơn, gắn công tố với hoạt động điều tra; chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm.

“Vai trò công tố của kiểm sát viên tại các phiên tòa được tăng cường, chất lượng tranh tụng được được nâng lên, đảm bảo khách quan, công minh, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”- TTXVN dẫn phát biểu của Thường trực Ban Bí thư khẳng định.

Đặc biệt, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các cơ quan ngành kiểm sát đã thể hiển rõ vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Ngành Kiểm sát đã nghiêm túc quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Ban Nội chính Trung ương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng các biện pháp tố tụng làm rõ hành vi phạm tội. Với việc áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản và đã yêu cầu thu hồi hơn 35 nghìn tỷ đồng cho nhà nước (tăng 12,8%), đồng thời xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và ngành Kiểm sát.

Theo đánh giá của Thường trực Ban Bí thư, những vụ án kinh tế, tham nhũng trong thời gian qua, nhất là các vụ án điểm của năm 2019, đã được tiến hành điều tra, truy tố, xét xử một cách khoa học, bài bản, chắc chắn, thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua đây, nhiều kinh nghiệm tốt, cách làm hay được rút ra để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son khai làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Điển hình như vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, đồng chí Trần Quốc Vượng đánh giá rằng các cơ quan tư pháp đã làm rất tốt, đồng thời nêu lên 6 điểm nhấn qua vụ án.

“Chúng ta tạm rút ra 6 điều từ vụ án. Đây là lần đầu tiên làm rõ vụ án đúng là vụ án tham nhũng và tham nhũng với quy mô lớn. Thứ hai, đối tượng phạm tội là cán bộ cấp cao, 2 bị cáo nguyên là 2 Ủy viên Trung ương, đều ở vai trò lớn, ở mức án phải nói là cao nhất” - Thường trực Ban Bí thư phân tích.

Điều thứ ba, đồng chí Trần Quốc Vượng nói đến ý nghĩa của việc khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản thất thoát cho Nhà nước. Đây là vụ án điển hình về khắc phục hậu quả, từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra đã thu hồi 8 nghìn tỷ đồng, các số tiền đưa hối lộ và hối lộ đã được thu hồi. Thứ tư, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử đạt chất lượng cao.

“Có thể nói là một vụ án điển hình về điều tra, thu thập chứng cứ, kết luận điều tra, xét xử công minh, dân chủ, khách quan, đối đáp giữa luật sư, Viện Kiểm sát rất rõ ràng. Các đồng chí trong ngành cũng biết, điều tra, xét xử một vụ tham nhũng, đưa hối lộ không dễ, vì toàn là chứng cứ gián tiếp. Nên đây là cố gắng rất lớn của đơn vị điều tra, kiểm sát viên. Bây giờ, các bị can đứng trước Tòa đều công nhận, cảm ơn cơ quan điều tra, Tòa án, xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân”, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.

Điểm thứ 6 cần nhấn mạnh chính là việc đem ra xét xử công khai, xử lý nghiêm minh thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong phòng, chống tham nhũng “không có vùng cấm, không hạ cánh an toàn, được làm triệt để, sai đâu, xử đó”.

“Mấy năm vừa qua, điều chúng ta thành công cả về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, qua đó đã khẳng định với nhân dân một điều: chúng ta chưa làm hết, nhưng chúng ta đã thấy rõ được “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất”. Trước đây chúng ta đặt câu hỏi “một bộ phận không nhỏ” là ai, nhưng giờ đã xác định được hình hài của nó, từ cán bộ cấp thấp cho đến cấp cao, không phải hỏi việc này ở đâu để khởi tố”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Đặc biệt, chia sẻ tại Hội nghị hôm nay, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, nhiệm vụ của người cán bộ kiểm sát nói chung và kiểm sát viên nói riêng, đòi hỏi mỗi cán bộ phải liêm, chính, chí công, vô tư; phải gương mẫu, đi đầu trong cuộc sống, công tác; đồng thời, phải kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm pháp luật, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

“Công việc của chúng ta phải hằng ngày, hằng giờ đối mặt, đấu tranh với những sai phạm, tiêu cực trong xã hội, thậm chí là cả người thân của mình; phải đấu tranh với những cám dỗ đời thường. Đó là thách thức không nhỏ. Song, Đảng và nhân dân tin tưởng vào bản lĩnh, ý chí của người cán bộ kiểm sát sẽ vượt qua những thách thức đó, xứng đáng với lời Bác đã dạy “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”, đồng chí Trần Quốc Vượng nêu rõ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала