Hàng loạt doanh nghiệp gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất hàng vào Mỹ

© Ảnh : dantriÔng Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng, Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan.
Ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng, Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thời gian qua, một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng đột biến. Nhiều nhóm mặt hàng đã được Hải quan thống kê có nguy cơ gian lận về xuất xứ.

19 nhóm mặt hàng có nguy cơ bị gian lận về xuất xứ

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tổ chức họp báo chuyên đề thông tin về kết quả và các giải pháp trong công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng xuất khẩu. Đáng chú ý, cơ quan hải quan cảnh báo các đối tượng gian lận đang tận dụng nhiều kẽ hở trong quy định khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong đấu tranh.

VinFast - Sputnik Việt Nam
VinFast là xe Made in Việt Nam nhưng sao lại đắt ngang xe nhập?

Tại buổi họp báo, ông Trần Mạnh Cường, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, thời gian qua, lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định thương mại, một số doanh nghiệp đã có hành vi gian lận xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với các hàng hóa xuất khẩu.

Trước đây, cơ quan Hải quan chủ yếu tập trung kiểm tra ngăn chặn gian lận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu trong thông quan cũng như sau thông quan. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 đến nay, do căng thẳng thương mại, Hoa Kỳ đang áp thuế cao lên nhiều dòng hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, cơ quan Hải quan đã tập trung nghiên cứu những phương thức, rủi ro về gian lận giả mạo xuất xứ, lấy xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, EU.

Qua công tác thu thập, phân tích thông tin, thấy nổi lên một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vào thị trương Mỹ tăng đột biến, cơ quan hải quan đã thống kê sơ bộ được 19 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận về xuất xứ. Từ đó lập danh sách các doanh nghiệp có rủi ro về gian lận, giả mạo xuất xứ trong phạm vi toàn quốc để tiến hành kiểm tra. Giai đoạn 1, Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) tiến hành làm mẫu để tổng kết kinh nghiệm sau đó giai đoạn 2 sẽ mở rộng chỉ đạo lực lượng kiểm tra sau thông quan toàn quốc tiến hành kiểm tra để kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận này.

Robert Lighthizer - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam giảm bớt thặng dư thương mại với Mỹ

Sơ bộ bước đầu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện 4 doanh nghiệp vi phạm. Trong đó một doanh nghiệp (Công ty TNHH Xe đạp Excel) có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, thành lập năm 2018, thực hiện lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu có hành vi nhập 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Các linh kiện nhập khẩu về Việt Nam không trải qua bất kỳ công đoạn gia công sản xuất nào khác và xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Đối chiếu các quy định, công ty không đủ tiêu chí để xác định là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

Tổng cục Hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền và xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ tang vật là sản phẩm hoàn chỉnh, các bán thành phẩm và các linh kiện chưa xuất khẩu đang lưu trong kho của công ty. Ngoài ra, quá trình kiểm tra còn phát hiện công ty đã thực hiện các thủ tục gian dối để được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp chứng nhận xuất xứ Việt Nam (C/O Form B). Do đó, Tổng cục hải quan đã có công văn gửi VCCI chi nhành TP.HCM yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận xuất xứ này.

Đối với các doanh nghiệp còn lại, Cục Kiểm tra sau thông quan đang tiếp tục củng cố, làm rõ các dấu hiệu vi phạm.

Khuôn khổ pháp lý cần chặt chẽ hơn để chống gian lận xuất xứ

Ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chia sẻ về những khó khăn vướng mắc của đơn vị như các doanh nghiệp còn lại có biểu hiện co cụm chống đối, có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

“Từ kết quả xử lý đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn xe đạp Excel, các doanh nghiệp còn lại có biểu hiện co cụm chống đối, lấy nhiều lý do như người phiên dịch dịch chưa rõ nội dung cần dịch lại, giám đốc bận phải đi công tác nước ngoài gấp để cố tình không ký các biên bản làm việc, biên bản vi phạm hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản…”, ông Lộc nói.

Mặc dù khoản 2, Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã có quy định rõ đối với trường hợp này nhưng để xử lý được kết quả kiểm tra thì đây vẫn là một khó khăn.

Về khuôn khổ pháp lý, Nghị định 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, tại điều 9 “Công đoạn gia công chế biến giản đơn” quy định còn chưa rõ ràng, còn chưa đầy đủ nên dẫn đến việc đấu tranh của cơ quan hải quan với doanh nghiệp để xác định công đoạn gia công giản đơn gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Lộc, việc xác định tiêu chí xuất xứ hàng hóa theo tỷ lệ phần trăm giá trị (LVC) của cơ quan hải quan gặp nhiều khó khăn.

Về việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điều 25, Nghị định 31/2018/NĐ-CP, do Bộ Công Thương ban hành chưa có hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến việc đấu tranh của HQ với doanh nghiệp về việc xác định hành vi tự chứng nhận xuất xứ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.  - Sputnik Việt Nam
"Việt Nam cần có mạng xã hội riêng “made in Vietnam” thay Facebook"

Ngoài ra, có sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Cụ thể, Điều 34 “Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn” và Điều 72 “Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính” tại Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 không nêu đối với trường hợp cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ.

Tuy nhiên, tại điều Điều 63 “Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” tại nghị định 185/2013/NĐ-CP và khoản 26 nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi điều 63 nghị định 185 có quy định buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ.

Cơ quan Hải quan đề nghị Bộ Công Thương cần sớm rà soát và có hướng dẫn cụ thể về việc tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại tại điều 25, Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Theo đơn vị, cần rà soát, sửa đổi và bổ sung các công đoạn gia công chế biến giản đơn quy định tại điều 9 nghị định 31/2018/NĐ-CP để phù hợp với tình hình hiện nay và sớm thống nhất, tránh mâu thuẫn giữa các điều về xử phạt vi phạm của Luật và Nghị định

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала