Năm 2019: Việt Nam thắng lợi trên mọi phương diện

© Ảnh : Danh Lam – TTXVNDây chuyền sản xuất vải dệt kim tại Công ty TNHH Best Pacific Việt Nam, vốn đầu tư của Hồng Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp VSIP (Hải Dương), có tổng vốn đầu tư 2.335 tỷ đồng và đang được đầu tư thêm 1.200 tỷ đồng để mở rộng sản xuất
Dây chuyền sản xuất vải dệt kim tại Công ty TNHH Best Pacific Việt Nam, vốn đầu tư của Hồng Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp VSIP (Hải Dương), có tổng vốn đầu tư 2.335 tỷ đồng và đang được đầu tư thêm 1.200 tỷ đồng để mở rộng sản xuất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2019 sắp kết thúc, chúng ta hãy nhìn lại, tổng hợp kết quả ở các khu vực khác nhau, xem xét những gì đã xảy ra và những gì đã làm được.
Về mặt kinh tế, năm 2019 là một năm rất thành công đối với Việt Nam, - ông Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông và ASEAN, đưa ra đánh giá như vậy. - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính thế giới khác dự báo đến cuối năm nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6,9% và truyền thông Việt Nam cũng đưa ra con số khoảng 7%. Nếu như năm ngoái, trong tình huống tương tự, con số tăng trưởng GDP là 7,1%, năm nay có thể cao hơn. Điều này cho thấy Việt Nam vượt qua hầu hết các nước Đông Nam Á, chưa nói đến Đông Á. Trong bối cảnh thực tế là ADB đã hạ dự báo kinh tế châu Á xuống còn 5,2% vào năm 2019 và 2020, Việt Nam có vẻ thu được kết quả tốt nhất trong khu vực rộng lớn này.

Tiềm năng tăng trưởng

Những con số này trước hết cho thấy điều gì? Với tiềm năng của mình, còn xa Việt Nam mới cạn kiệt nguồn dự trữ tăng trưởng như những con hổ châu Á nhóm đầu tiên và thứ hai. Tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam đều hoàn hảo. Dòng vốn đầu tư nước ngoài rất cao, trong 11 tháng năm 2019, con số này lên tới gần 31,8 tỷ USD. Lý do chính là do chi phí lao động ở Trung Quốc tăng lên, do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và do điều kiện kinh doanh ở Việt Nam thoải mái hơn, các công ty chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên khi hiệu suất của Việt Nam trong xếp hạng kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu đã được cải thiện đáng kể.

Dây chuyền sản xuất, kiểm tra các bản mạch điện tử dạng dẻo, nhiều lớp tích hợp của Công ty TNHH Young Poong Electronics VINA tại khu công nghiệp Bình Xuyên II (Vĩnh Phúc). - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm đi
Vòng suy thoái tiếp theo của thế giới bắt đầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Họ đang mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, còn Việt Nam thì lại thể hiện sự tăng trưởng ổn định lâu dài và ổn định chính trị, nên nước này trở thành trung tâm thu hút vốn nước ngoài. Đáng chú ý là Trung Quốc bắt đầu đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, kể cả đến các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu để tận dụng sự tham gia của Việt Nam vào các khu vực thương mại tự do khác nhau. Việt Nam tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, cố gắng thực hiện tất cả các yêu cầu của các đối tác hàng đầu của mình, và điều này đang mang lại hiệu quả. Một chỉ số rất quan trọng là thặng dư thương mại nước ngoài ngày càng tăng trong năm thứ tư liên tiếp. Đáng chú ý là doanh thu ngoại thương của Việt Nam lần đầu tiên đạt 500 tỷ USD, chỉ 2 năm sau khi đạt con số 400 tỷ USD. Thành tựu này thậm chí còn có ý nghĩa hơn trong bối cảnh thực tế là nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới xuất nhập khẩu đang bị giảm đi.

Từ nghèo đến giàu

Tăng trưởng kinh tế bền vững khiến Việt Nam giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Một thành tựu to lớn là giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 1,45%. Thu nhập đang tăng nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, và do đó, tiêu dùng trong nước cùng với xuất khẩu là động lực chính của phát triển kinh tế. Tỷ lệ của khu vực kinh tế công và tư nhân thay đổi, kinh tế tư nhân đang tăng lên.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam 2019 lại tiếp tục khiến thế giới phải bất ngờ
Trong 11 tháng đầu năm nay, khoảng 126.700 doanh nghiệp tư nhân đã được thành lập - tăng 4,5% so với năm ngoái và tổng vốn của họ vượt quá 64 tỷ USD. Số lượng doanh nhân đang tăng lên - đầu tư trong nước vào nền kinh tế gia tăng và bền vững. Tất cả điều này chứng tỏ chính sách kinh tế đúng đắn của nhà nước và đảng cầm quyền.

Sự suy giảm sẽ diễn ra suôn sẻ

“Tôi nghĩ rằng mỗi quốc gia đều có chu kỳ kinh tế của mình - Giáo sư Mazyrin nói tiếp. - Tôi theo dõi chu kỳ này ở Việt Nam, trung bình chu kỳ kéo dài khoảng 10 năm, và trước đó đã có sự suy giảm vào cuối thập kỷ. Bây giờ đang có tất cả các điều kiện tiên quyết, để nền kinh tế Việt Nam năm 2020 tiếp tục phát triển. Cuộc suy thoái còn khoảng 2-3 năm, nguyên nhân là do việc ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu năm 2008 bị kéo dài và giai đoạn phục hồi kinh tế khởi đầu chậm chạp. Suy thoái kinh tế Việt Nam không thể không xảy ra trong bối cảnh khủng hoảng chung, bởi vì nền kinh tế định hướng xuất khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu tại những thị trường mà hàng hóa Việt Nam thâm nhập. Nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định mà Việt Nam đã thể hiện trong một thời gian dài đã tạo ra sự khởi đầu tốt, và sự suy thoái sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng và suôn sẻ. Các cơ quan xếp hạng dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm dần với số liệu cao hơn so với toàn khu vực.”

Hiện tại, cả thế giới tự hỏi làm thế nào mà đất nước Việt Nam trẻ trung, năng động và yêu lao động lại có thể đạt được đà phát triển nhanh chóng như vậy. Xin chúc Việt Nam một Năm mới nhiều thành tựu mới!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала