Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết hạn chế thẩm quyền của Trump về vấn đề Iran

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Hạ viên, đảng viên đảng Dân chủ Nancy Pelosi
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Hạ viên, đảng viên đảng Dân chủ Nancy Pelosi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
WASHINGTON (Sputnik) - Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm sẽ biểu quyết về việc hạn chế thẩm quyền của tổng thống Donald Trump đối với cuộc chiến chống Iran, thông cáo báo chí của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết.
“Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an toàn cho người dân Mỹ, Hạ viện sẽ xem xét nghị quyết về quyền hạn quân sự để hạn chế những hành động quân sự của Tổng thống đối với Iran. Nghị quyết này… sẽ được gửi tới ủy ban ngày hôm nay và đưa ra kỳ họp của Hạ viện vào ngày mai”, thông cáo viết.

Bà Pelosi cho biết những hành động quân sự chống Iran đang gây lo ngại, trong khi chính quyền hành pháp không thông báo cho quốc hội một cách đầy đủ theo quy định.

“Các thành viên quốc hội đang hết sức lo ngại về quyết định của chính phủ tham gia hành động quân sự chống Iran và việc chính phủ hiện không có chiến lược cho những hành động tiếp theo. Việc thông tin cho quốc hội theo luật định về những quyết định quân sự, cũng như cuộc họp giao ban báo chí của chính phủ ngày hôm nay là không đầy đủ, cho nên không xua tan được mối lo ngại của chúng tôi”, chủ tịch Hạ viện tuyên bố.

Hiện chưa rõ nghị quyết nói trên sẽ được thông qua theo hình thức nào.

 Các quân nhân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Iran cho rằng thế giới cần yêu cầu Mỹ rút quân khỏi khu vực

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Quốc hội có quyền cho phép hoặc từ chối cho phép tổng thống tiến hành chiến tranh, dẫu rằng trên thực tế người đứng đầu chính quyền hành pháp có quyền hạn to lớn trong việc tiến hành những chiến dịch quân sự ở nước ngoài mà không cần được quốc hội đồng ý trước đó.

Đạo luật Quyền hạn chiến tranh của Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 1973 quy định tổng thống phải thông báo với quốc hội trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm bắt đầu những hành động quân sự. Trong trường hợp nếu quốc hội không cho phép sử dụng quân đội hoặc Hoa Kỳ không tuyên bố chiến tranh thì Lực lượng vũ trang cũng bị cấm lưu lại ở nước ngoài quá 60 ngày và trong vòng 30 ngày sau đó phải rút quân. Trước đây Quốc hội Mỹ đã có một số lần lên tiếng không tán thành những vị tổng thống các đời trước mà theo ý kiến của họ thì đã vi phạm đạo luật này, tuy nhiên chưa khi nào áp dụng bất kỳ biện pháp nào để chống lại những vị tổng thống ấy.

Bên cạnh quyền tuyên bố chiến tranh, quốc hội Hoa Kỳ còn có thẩm quyền tuyệt đối trong việc cấp kinh phí cho các khoản chi tiêu của đất nước. Do đó có một cách khác để hạn chế các hoạt động quân sự của tổng thống ở nước ngoài là thông qua luật cấm chi ngân sách cho các mục đích này. Dự luật tương ứng đã được ông Ro Khanna, nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đệ trình. Một nghị sĩ khác cũng thuộc đảng Dân chủ là bà Barbara Lee đã đưa ra một dự thảo nghị quyết bãi bỏ Luật năm 2002 cho phép sử dụng lực lượng quân sự chống lại các tổ chức khủng bố, đạo luật hiện được chính quyền Trump sử dụng như cơ sở biện minh cho những hành động chống lại Iran của mình.

Trước đó, quân đội Mỹ đã tiến hành chiến dịch tiêu diệt tướng Iran Qasem Soleimani, Iran đã đáp trả bằng cuộc tấn công tên lửa vào các căn cứ tại Iraq nơi quân đội Mỹ đồn trú. Tổng thống Donald Trump sau đó tuyên bố rằng Hoa Kỳ không muốn sử dụng sức mạnh quân sự của mình, và tiềm lực kinh tế là yếu tố ngăn chặn tốt nhất để chống lại Iran.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала