Tận mắt chiêm ngưỡng ngoài đời thực hình ảnh cây cô đơn, trường tiểu học Đo Đo trong phim “Mắt biếc”

© Sputnik / Hoàng HoaCây cô đơn trong phim Mắt biếc ngoài đời thực
Cây cô đơn trong phim Mắt biếc ngoài đời thực - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trải nghiệm những hình ảnh cây cô đơn, trường tiểu học Đo Đo, những cánh đồng,… trong phim “Mắt Biếc” – một hành trình du lịch mới có sức thu hút. Liệu Thừa Thiên – Huế có tận dụng cơ hội “Mắt biếc” đang mang lại để phát triển du lịch miền quê?

Phim "Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ  thu 150 tỷ đồng sau hơn hai tuần chiếu, tính tới ngày 5/1. Và đang tiếp tục rất “hot”, thu hút nhiều khán giả, nhất là các bạn trẻ. Thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền – nơi quay những cảnh chính của phim đang trở thành một điểm thu hút du khách tứ phương, mọi lứa tuổi. Hình ảnh của cây vông đồng cô đơn, cánh đồng mía, chợ quê, trường tiểu học cộng đồng Đo Đo trong phim “Mắt biếc”đều được ghi hình tại đây. Phóng viên Sputnik đã về thôn Hà Cảng với mong muốn tìm hiểu về sức hút của “Mắt biếc”.

Bên “Cây Mắt Biếc”

Con đường dẫn tới cây cô đơn, hay còn được gọi là “Cây Mắt Biếc”.

Hai bên đường là những cánh đồng. Một bên là ruộng trồng lúa đang vào mùa cày cho vụ mùa mới, bên kia là ruộng rau má và cánh đồng mía. Những chiếc xe hon đa nối tiếp nhau  đi về hướng cây cô đơn trên con đường đất xinh xắn.  Ai cũng muốn có bức hình chụp kỷ niệm bên cây cô đơn, trên con đường đất mà các nhân vật trong phim đã đi.

© Sputnik / Hoàng HoaCon đường đất dẫn đến Cây Mắt Biếc
Tận mắt chiêm ngưỡng ngoài đời thực hình ảnh cây cô đơn, trường tiểu học Đo Đo trong phim “Mắt biếc” - Sputnik Việt Nam
Con đường đất dẫn đến Cây Mắt Biếc

Mỗi người có một chia sẻ riêng với phóng viên Sputnik ngay dưới bóng cây cô đơn, ngay trên những con đường đất hai bên là những cánh đồng.

“Cả thôn Hà Cảng đã rủ nhau đi xem “Mắt biếc” đó”, - Một người dân làng đang làm ruộng nói..
“Đến trường Đo Đo gợi nhớ cho mình về thời thơ ấu, mình thấy nó phù hợp với cảnh trong phim, rất thật và tự nhiên”, - Chị Minh Thủy, một du khách từ thành phố Huế tâm sự.
“Đa số các bạn trẻ thích nhân vật Ngạn trong phim - một anh chàng nghèo đẹp trai, thiệt thà, yêu một cô tôn thờ cho đến già mà vẫn không lấy vợ. Phim được yêu thích vì các bạn muốn có tình yêu đẹp như thế, vì thấy tình yêu bây giờ giả tạo quá chạy theo vật chất nhiều hơn tình cảm”, - Chị Kim Nga, thành phố Huế nói.
“Cảm tưởng của tôi khi xem là như được trở về tuổi học trò, thật dễ thương. Diễn viên diễn xuất tự nhiên chạm đến tình cảm của khán giả”, - Chị Thu Hương, thành phố Huế chia sẻ.
“Hình ảnh đẹp, cảnh quay đẹp. Đó là điều chúng em ấn tượng nhất”, - Nhóm sinh viên Huế nói.
“ Những phim về đề tài tuổi thơ, niên thiếu chưa bao giờ hết hot, nhất là vào thời điểm này khi rất nhiều người đang khao khát được đắm chìm trong cái xưa cũ. Hơn nữa, tác phẩm trước của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể quá tốt, như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Rồi hình ảnh trong phim đẹp. Từ đó hình thành trào lưu và tạo sức hút cho phim”, - Biên tập viên VOV Nguyễn Minh Mạnh nói suy nghĩ của mình với Sputnik.

“Mắt biếc”có thể tạo cú hích cho phát triển du lịch Thừa Thiên – Huế hay không?

Báo chí Việt Nam viết nhiều về sức hút của “Mắt biếc”, nào là do cốt truyện “ám ảnh”, dàn diễn viên “trai xinh gái đẹp”, nhạc của phim với những bài hát đượm buồn, day đứt.

Vẽ tranh trên sản phẩm Pháp Lam cho dịp Tết - Sputnik Việt Nam
Trang sức pháp lam Huế trên bạc cho Tết Canh Tý được lấy cảm hứng từ pháp lam Nga

Nhưng, trải nghiệm của phóng viên Sputnik cho thấy, những cảnh quay đẹp là yếu tố rất mạnh tạo sức hút cho phim.

Sau khi “Mắt biếc” được công chiếu, hàng nghìn người hàng ngày tới thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế để nhìn thấy cây cô đơn, những cánh đồng mía,  trường tiểu học cộng đồng Đo Đo, …Những bức ảnh được đăng tải trên các mạng xã hội lại tạo phản ứng thu hút tiếp. Thôn Hà Cảng đang trở nên rất nổi tiếng.

Nhóm sinh viên năm 4 của Đại học Kinh tế Huế có một ngày thứ bảy trải nghiệm đặc biệt.

Họ tới đây để tận mắt thấy những hình ảnh trong phim ngoài đời thực. Các nữ sinh chụp ảnh kỷ niệm trong những tà áo dài trắng. Không chỉ vậy, các bạn sinh viên nam nữ còn mặc cả đồng phục miền quê. Khung cảnh miền quê buồn man mác này như sáng lên, vui hơn.

“Cây cô đơn nằm ở vị trí rất đẹp giữa đường làng để dân làng và mọi người đi qua ngắm nhìn và ngồi nghỉ mát. Giờ đây đây còn là điểm du lịch”, - Một khách tham quan thôn Hà Cảng nói với Sputnik.

Mùa này, về Quảng Điền bạt ngàn các vườn mía, mía ở đây mềm và ngọt. Đó là đặc trưng của vùng quê này. Ở đây còn có các ruộng sau sạch để cung cấp cho nhân dân thành phố Huế. Về đây, du khách không chỉ cảm nhận thực tế những cảnh quay nổi tiếng trong phim, mà còn biết về đời sống thường ngày, truyền thống của miền đất thuộc Thừa Thiên – Huế này.

© Sputnik / Hoàng HoaSinh viên Đại hoc Kinh tế Huế chụp ảnh kỷ niệm bên Cây Mắt Biếc
Tận mắt chiêm ngưỡng ngoài đời thực hình ảnh cây cô đơn, trường tiểu học Đo Đo trong phim “Mắt biếc” - Sputnik Việt Nam
Sinh viên Đại hoc Kinh tế Huế chụp ảnh kỷ niệm bên Cây Mắt Biếc
“Từ sau khi phim  “Mắt biếc” trình chiếu, lượng khách đổ về thôn Hà Cảng ngày càng đông, nhất là khách du lịch nội địa. Với mục đích quảng bá những địa điểm trong phim, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cùng người dân đã tổ chức dọn dẹp, vệ sinh môi trường ở tuyến đường dẫn vào cây cô đơn. Nhiều người dân cũng gọi “Cây Mắt Biếc” thay vì cây vông đồng như trước”, - Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết.

Được biết, với mục đích tạo sức hấp dẫn cho những địa điểm trong phim “Mắt biếc” để thu hút  du khách, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên ý tưởng liên kết các hành trình du lịch, dịch vụ. Đến với thôn Hà Cảng, du khách có thể tận mắt chứng kiến ngoài đời thực cây cô đơn, trường tiểu học cộng đồng Đo Đo, chợ quê – những hình ảnh trong phim. Không chỉ vậy, các di tích lịch sử như chùa Thiện Khánh, phủ Bác Vọng, di tích nhà bia Đặng Hữu Phổ hoặc làng nghề xung quanh, như làng rau má Quảng Thọ, mây tre Bao La, mía Cẩm Tân... đều là những điểm tham quan thú vị.

Rời thôn Hà Cảng, trong tôi có sự lưu luyến kỳ lạ. Tôi cảm thấy yêu hơn miền đất và con người nơi đây. Những nét thân thương, bình dị của một miền quê đã đi vào điện ảnh, rồi từ điện ảnh lại thu hút con người đến với miền quê này. Để rồi, con người biết hơn, yêu hơn quê hương của mình.

© Ảnh : Hoàng HoaTác giả cùng sinh viên Huế
Tận mắt chiêm ngưỡng ngoài đời thực hình ảnh cây cô đơn, trường tiểu học Đo Đo trong phim “Mắt biếc” - Sputnik Việt Nam
Tác giả cùng sinh viên Huế

P.S. Về phim “Mắt biếc”

Cô gái mặc aó dài Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống áo dài?
“Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh “Mắt Biếc”. Phim kể về chuyện tình đơn phương của chàng thanh niên Ngạn dành cho cô bạn từ thuở nhỏ Hà Lan. Ngạn và Hà Lan là hai người bạn thuở nhỏ, cùng ở làng Đo Đo  bình yên. Họ cùng nhau đi học, cùng trải qua quãng thời áo trắng ngây thơ vụng dại với những cảm xúc bồi hồi của tuổi thiếu niên.

Hiện tại, “Mắt biếc” đứng thứ tư trong danh sách phim Việt ăn khách nhất mọi thời, sau các phim “Hai Phượng”, “Cua lại vợ bầu” và “Em chưa 18”. Trong đó, 3 phim trong số 4 phim này được công chiếu trong năm 2019 . 2019 trở thành năm lịch sử của điện ảnh Việt Nam, khi các phim Việt đạt tổng doanh thu cao nhất từ trước đến nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала