Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Đã rõ ưu tiên của Việt Nam

© Ảnh : Tiên Minh - TTXVNHội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat)
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat)  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) là nơi thể hiện chiến lược, chính sách, ưu tiên đối ngoại của Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu những ưu tiên đáng chú ý của Việt Nam trong Năm Chủ tịch 2020 này.

Nha Trang: Khai mạc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR)

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) diễn ra trong hai ngày 16-17.1 tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị.

Sáng 17.1, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) chính thức khai mạc tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là Hội nghị đầu tiên được tổ chức trong năm Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020. Theo dự kiến, trong năm Chủ tịch ASEAN 220, Việt Nam sẽ chủ trì, điều phối và tổ chức khoảng 300 hội nghị và các hoạt động khác nhau.

Tham dự và chủ trì Hội nghị là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ngoài ra còn có các thứ trưởng và nhân sự cấp cao Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia sự kiện.

Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giới thiệu các sáng kiến trong năm Chủ tịch ASEAN 2020

Góp mặt tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) 2020 do Việt Nam tổ chức lần này có Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao như Ngoại trưởng các nước khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc thân mật với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Erywan Pehin Yusof, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, Bộ trưởng Bộ Hợp tác Quốc tế Myanmar U Kyaw Tin, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai và người đứng đầu Bộ Ngoại giao các nước Đông Nam Á khác.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với Cộng đồng các quốc gia khu vực Đông Nam Á khi các bên đang tập trung khởi động quá trình xây dựng cộng đồng và chính sách đối ngoại, cũng như giải quyết những công việc chung của ASEAN trong năm này. Cụ thể, Hội nghị là cơ hội để các Bộ trưởng cùng ngồi lại, thảo luận quyết định định hướng chương trình công tác của cả năm ASEAN.

Là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng trình bày các ý tưởng, ưu tiên, sáng kiến của Hà Nội trong năm Chủ tịch cũng như các kết quả dự kiến của ASEAN 2020 để các nước cho ý kiến thảo luận, thông qua.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ASEAN sẽ xem xét, thảo luận những sáng kiến xây dựng cộng đồng, triển khai, tăng cường quan hệ đối ngoại, cải tiến lề lối làm việc của ASEAN và các vấn đề quốc tế cũng như trong khu vực cùng quan tâm.

Ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020

Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN trao đổi và thống nhất các nội dung chính liên quan đến việc triển khai kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN 35, những vấn đề trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2020, công tác đối ngoại của ASEAN cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm khác. Chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN 2020 mà Việt Nam lựa chọn là “Gắn kết và chủ động thích ứng”.

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ thúc đẩy 5 ưu tiên bao gồm: phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN, đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước trên thế giới, phát huy vai trò trong cộng đồng quốc tế,nâng cao năng lực thích ứng, hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN Trần Đức Bình trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ cầm lái con tàu ASEAN thành công

Ưu tiên thứ nhất mà Việt Nam đưa ra là phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN và công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực trên cơ sở tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN. Đồng thời, Hà Nội muốn đẩy mạnh tinh thần gắn bó, tương trợ và ủng hộ lẫn nhau giữa các thành viên và nâng cao khả năng phối hợp thực hiện chung của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hình ảnh và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực chung trong quan hệ giữa các quốc gia, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á.

Đối với ưu tiên này, Việt Nam sẽ phải gánh trọng trách trung gian xử lý những vấn đề liên quan đến quan hệ của các quốc gia thành viên khu vực ASEAN, mối quan hệ của ASEAN với các bên thứ ba như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… Làm sao cân bằng được mối quan tâm, lợi ích của Cộng đồng và quan điểm nhất quán, chiến lược ngoại giao của các quốc gia, liên minh ngoài khu vực để có được những mối quan hệ tốt đẹp, các bên cùng có lợi và phát triển bền vững là trách nhiệm hết sức nặng nề với Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN này.

Ưu tiên thứ hai mà Hà Nội hướng tới chính là thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó, liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện trong nội khối và với các đối tác. Bên cạnh đó, Việt Nam và các nước ASEAN sẽ cùng thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trên nền tảng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ số, các công nghệ mới, tiếp tục thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường các tiện ích xã hội phục vụ người dân và nhóm yếu thế, đơn giản hóa nền hành chính công, xây dựng môi trường xanh. Với bối cảnh hiện nay, cả Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đều hiểu được thực tế phải nắm bắt, làm chủ và ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất, xây dựng nền kinh tế hài hòa giữa yếu tố tăng trưởng và chất lượng cuộc sống, môi trường sinh thái. Sẽ là rất mạo hiểm đối với một quốc gia đang phát triển lựa chọn chiến lược đánh đổi tăng trưởng kinh tế, tăng GDP lấy sự tàn phá, hủy hoại môi trường.

© Ảnh : Tuấn Anh/BaoquocteCác Bộ trưởng Ngoại giao trước khi vào Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Đã rõ ưu tiên của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Các Bộ trưởng Ngoại giao trước khi vào Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Tiếp đến, Việt Nam ưu tiên thúc đẩy ý thức cộng đồng, tạo dựng các giá trị chung của ASEAN và phổ biến rộng rãi đến người dân, đồng thời thúc đẩy nhận thức, nhận diện về Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng và nâng cao hình ảnh Cộng đồng ASEAN trong khu vực và trên thế giới. ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới. Ngoài ra, trước đó, ASEAN đã tuyên bố nhiệm vụ nhấn mạnh vào xây dựng bản sắc và vai trò trung tâm của khối ASEAN, điều đó hướng đến việc xây dựng một trụ cột nữa là trụ cột con người, nhấn mạnh vào nhân dân làm trung tâm. Theo giới quan sát quốc tế, đây là bước đi rất khôn ngoan bởi bản chất mục tiêu quan trọng nhất của chính trị và chính sách là phục vụ, đảm bảo cho sự phát triển của con người.

Ưu tiên thứ tư mà Hà Nội hướng đến chính là đẩy mạnh quan hệ giữa ASEAN với các đối tác vì hòa bình, phát triển bền vững, đồng thời phát huy vai trò, đóng góp của ASEAN cho cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, Năm nay, Việt Nam đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, qua đó có thể góp phần mở rộng và nâng tầm quan hệ với các đối tác trên toàn cầu, góp phần định hình cấu trúc và luật chơi mới của khu vực và thế giới.

Việt Nam cũng tập trung đến việc nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN, cải cách thể chế, điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp các quy trình, quy chuẩn trong ASEAN. Đây là ưu tiên thứ năm mà nước Chủ tịch ASEAN Việt Nam hướng đến.

Việt Nam muốn một ASEAN đoàn kết và thịnh vượng

Năm 2020 là dấu mốc đặc biệt có ý nghĩa và quan trọng với ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng. Với ASEAN, năm 2020 là “năm bản lề” để kiểm điểm giữa kỳ công tác triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015-2025. Còn riêng với Việt Nam, đây là mốc đánh dấu 25 năm Việt Nam gia nhập cùng đồng hành cùng ASEAN.

Việt Nam kỳ vọng với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 với nhiều sáng kiến đề xuất, trở thành mục tiêu chung của Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á và sẽ cùng các nước thực hiện những sáng kiến, đề xuất một cách hiệu quả, hướng đến một khu vực ASEAN thịnh vượng, phát triển bền vững.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN

Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ thúc đẩy quan hệ gắn kết giữa tổ chức khu vực với toàn cầu thông qua vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, qua đó nâng cao vị thế của ASEAN đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.

Trước đó, khi trao đổi với báo chí những thông tin liên quan đến Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã tiết lộ thêm thông tin liên quan đến đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Đại diện, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trong những năm 2019 vừa qua, Hiệp định đã đạt được nhiều tiến bộ, đến năm 2019 có 15/16 nước hoàn toàn nhất trí và kết thúc đàm phán RCEP, trừ Ấn Độ.

“Trong năm nay, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng 15 nước tiếp tục đàm phán với Ấn Độ và mong Ấn Độ tiếp tục quay lại với RCEP”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.

Đồng thời, theo Thứ trưởng Dũng, dù Ấn Độ có quay lại được hay không, tiến trình RCEP vẫn sẽ tiếp tục, đáp ứng những nguyện vọng của các nước tham gia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала