Mỹ không còn chỉ trích Trung Quốc

© AFP 2023 / Paul J. RichardsBộ Tài chính Hoa Kỳ
Bộ Tài chính Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ không còn chỉ trích Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Bộ Tài chính Mỹ khẳng định trong báo cáo nửa năm một lần trình Quốc hội rằng, đồng Nhân dân tệ đã mạnh lên và Bắc Kinh không còn bị coi là một quốc gia thao túng tiền tệ.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin tuyên bố, Trung Quốc đã đưa ra những cam kết có thể thực thi nhằm kiềm chế hành động phá giá mang tính cạnh tranh và không sử dụng tỷ giá hối đoái của họ vì những mục đích cạnh tranh.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bloomberg: Mỹ chuẩn bị đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ

Vào tháng 8 năm ngoái, Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ năm 1994 đã chính thức liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh phá giá đồng NDT khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên leo thang. Vào thời điểm đó, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm hơn 6% trong một khoảng thời gian tương đối ngắn và phá ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD. Thật vậy, điều này có liên quan đến một vòng leo thang mới trong cuộc chiến thương mại, sau khi Washington liệt một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại và tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc.

Đã có cả những nguyên nhân khác làm suy yếu đồng Nhân dân tệ. Năm ngoái, nhiều thị trường mới nổi đã trải qua cuộc suy thoái. Kết quả là, tiền tệ cũng suy yếu. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng rupee của Indonesia, đồng rand của Nam Phi đều giảm giá. Tất cả những yếu tố này gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ. Ngay cả các tổ chức tài chính có uy tín của phương Tây cũng không đồng ý với Washington khi đánh giá chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Ví dụ, IMF đã lưu ý rằng, theo cách đánh giá của họ, trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc không có yếu tố nào có thể được coi là thao túng tiền tệ. Thặng dư ngân sách Trung Quốc chỉ chiếm 0,4% GDP trong năm 2018. Hơn nữa, theo tính toán của IMF, tỷ giá Nhân dân tệ trong năm 2018 thậm chí tăng 1,4% so với năm 2017.

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ xem xét thỏa thuận tiền tệ trong khuôn khổ thỏa thuận với Trung Quốc

Biến động tỷ giá là khá tự nhiên khi có các yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng như vậy. Vào tháng 8 năm ngoái, tờ Washington Post đã trích dẫn Marc Chandler, chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex.

Trong bối cảnh này Trung Quốc đã cố gắng duy trì tỷ giá đồng NDT, nhưng, cuối cùng, dưới áp lực của các tweets của ông Trump , Trung Quốc quyết định đầu hàng lực lượng thị trường.

Điều gì đã khiến Mỹ thay đổi cách đánh giá? Vì xét theo các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc, chính sách tiền tệ của đất nước vẫn ổn định, không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Rõ ràng, trong khi chờ đợi lễ ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 dự kiến​​ vào ngày 15 tháng 1, Hoa Kỳ đã quyết định thực hiện bước nhượng bộ với Trung Quốc. Nhưng, điều này chỉ cho thấy rằng, Hoa Kỳ sử dụng “mác” thao túng tiền tệ hoàn toàn tùy tiện, đây chỉ là một công cụ gây áp lực lên các quốc gia khác, chuyên gia Cui Lei, nhà nghiên cứu tại Phòng Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (Trung Quốc) nói với Sputnik.

 “Rõ ràng là Hoa Kỳ sử dụng “mác” thao túng tiền tệ như một công cụ gây áp lực với Trung Quốc. Vào tháng 8 năm ngoái, khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đã áp thuế lên hàng hóa của nhau, đồng Nhân dân tệ đã giảm giá đáng kể. Hoa Kỳ rất nhanh chóng liệt Trung Quốc vào danh sách các  quốc gia thao túng tiền tệ. Tất nhiên, vào thời điểm đó, khách quan mà nói thì Trung Quốc không thể bị coi là thao túng tiền tệ, vì vậy đây chỉ là một công cụ chính trị của Hoa Kỳ. Bây giờ, khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, Mỹ không còn cần công cụ này nữa và họ rất nhanh chóng bãi bỏ quyết định liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Vì vậy, tôi cho rằng, quyết định này gắn liền chặt chẽ với quá trình đàm phán thương mại. Xét theo cách Hoa Kỳ sử dụng “mác” thao túng tiền tệ và một số sự kiện có liên quan khác, có thể rút ra kết luận rằng, động cơ thúc đẩy hành vi của Hoa Kỳ không phải là những thay đổi thực sự trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc, mà chỉ là tình hình trong cuộc đàm phán thương mại”.

Phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu đã đến Washington trước ngày ký kết thỏa thuận. Chi tiết cụ thể chưa được tiết lộ. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã nói rằng, theo thỏa thuận này Trung Quốc sẽ mua sản phẩm nông nghiệp 40 tỷ USD và mua thêm 200 tỷ USD các hàng hóa và dịch vụ khác của Mỹ trong hai năm tới. Phía Trung Quốc tiết lộ ít chi tiết hơn. Tờ Economic daily trong tài khoản WeChat chính thức Taoran Notes cho biết rằng, cuộc chiến thương mại chưa kết thúc sau khi ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, vì Mỹ chưa hủy bỏ tất cả thuế quan và Trung Quốc buộc phải áp dụng các biện pháp trả đũa. Nhiều điều không rõ ràng vẫn còn đang ở phía trước, Taoran Notes cảnh báo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала