Liệu nhiệm vụ mà Việt Nam gánh vác trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN là dễ dàng không?

© AP Photo / Johnson LaiBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2020 là năm mà Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Không có nghi ngờ gì rằng Hà Nội nhận thức đúng đắn về trách nhiệm ở cương vị này.

Và ở nước ngoài, người ta bày tỏ hy vọng rằng, Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt là Hà Nội có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tình hình ở Biển Đông.

Người ta mong đợi điều gì ở Hà Nội?

Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giới thiệu các sáng kiến trong năm Chủ tịch ASEAN 2020
Ngày nay, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự ở vùng này là việc thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC Biển Đông). Công tác chuẩn bị văn kiện này tiến hành trong gần 20 năm nay. Như dự kiến, các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ ký COC Biển Đông vào năm 2021. Phát biểu gần đây tại Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo nói thẳng ra rằng, khả năng ký COC Biển Đông phụ thuộc vào Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN. Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, Hà Nội có thể đưa vào các tài liệu của ASEAN những điều cứng rắn hơn so với các quốc gia khác, trên thực tấ Hà Nội có thể lên án các hành động của chính quyền Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong cuộc đối thoại với Trung Quốc, các thành viên ASEAN phải đưa ra lập trường chung. Chuyên gia người Anh Andrew Chubb nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không cảm thấy vui mừng khi phải đối mặt với lập trường chung của ASEAN, bởi vì trong trường hợp này họ có thể bị cô lập. Theo ý kiến của chuyên gia Chubb, Việt Nam đóng một vai trò đặc biệt trong quá trình này.

Nhiều chuyên gia lưu ý rằng, hiện nay Bắc Kinh khó có thể chống lại ASEAN, bởi vì ban lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt về hành động của họ tại Hồng Kông và Khu tự trị Tân Cương, và họ không muốn để số “kẻ thù của Trung Quốc” tăng thêm.

Đối thoại phức tạp với Trung Quốc

Thượng đỉnh ASEAN - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bắt đầu làm Chủ tịch ASEAN
Việt Nam thực sự có mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc. Không chỉ bởi vì đây là hai nước láng giềng, có biên giới chung và có nhiều trang chung trong lịch sử. Mối quan hệ Việt-Trung không chỉ là quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện. Ngoài ra còn có một phương châm nữa, gọi là “4 tốt”: "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt".

Chỉ riêng trong lĩnh vực chính trị, đảng cộng sản của hai nước, các cơ quan chính phủ (bao gồm bộ quốc phòng), quốc hội và các tổ chức công cộng đang hợp tác trong hơn 50 lĩnh vực. Trung Quốc không có mối quan hệ chặt chẽ như vậy với bất kỳ quốc gia ASEAN nào khác.

Tuy nhiên, theo tôi, Hà Nội khó có thể khiến Bắc Kinh giảm hoạt động ở Biển Đông. Bất chấp những tuyên bố yêu chuộng hòa bình, Trung Quốc vẫn đang gia tăng các hoạt động ở Biển Đông. Có vè là Bắc Kinh không chú ý đến những lo ngại của Hà Nội về vấn đề này. Tháng 7 năm ngoái, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm Bắc Kinh. Ngay vào thời điểm đó, các tàu của Trung Quốc đã vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tại cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã bày tỏ sự lo ngại về hành động này của phía Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng như thế nào? Trên thực tế, không có phản ứng nào. Trong vài tuần nữa tàu Trung Quốc vẫn ở lại trong vùng biển mà họ đã xâm phạm.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã sẵn sàng làm Chủ tịch ASEAN ngay đầu tháng 11

Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc trao đổi qua điện thoại, hai nhà lãnh đạo gửi lời chúc mừng đến đảng cộng sản, chính phủ và nhân dân hai nước nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần. Hai nhà lãnh đạo không thể không đề cập đến những bất đồng trong quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Tập Cận Bình tin rằng, các vấn đề nên được giải quyết một cách thích hợp có tính đến bức tranh tổng thể và triển vọng dài hạn. Và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho rằng, cần kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình để xử lý thỏa đáng những bất động trên cơ sở luật pháp quốc tế. Như các bạn có thể thấy, hai nhà lãnh đạo có cách tiếp cận khác nhau đến cùng một vấn đề. Có vẻ là ở Biển Đông, Bắc Kinh không muốn tuân theo luật pháp quốc tế và không muốn nhớ đến các thỏa thuận mà hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã đạt được trong các cuộc đàm phán vào tháng 1 và tháng 11 năm 2017.

Bây giờ phải làm thế nào? Liệu Việt Nam có thể đóng một vai trò mà một số đối tác và bạn bè đang mong đợi từ Hà Nội ? Kết quả rất khó có thể dự đoán. Nhưng, không có nghi ngờ gì rằng, Hà Nội sẽ tập trung nỗ lực tối đa để không có gì đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực này trong nhiều năm. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, rất mong muốn chủ đề "gắn kết và chủ động thích ứng" đáp ứng quan tâm chung của các nước ASEAN hiện nay là cần tăng cường đoàn kết trong nội khối, tăng cường kết nối để có thể thích ứng, hay chủ động thích ứng với những biến đổi của tình hình thế giới”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала