Các nhà khoa học muốn lập căn cứ trên Phobos để điều khiển robot trên Sao Hỏa

CC0 / Pixabay/Aynur_zakirov / sao Hỏa
sao Hỏa  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học Nga, Italia và Hoa Kỳ mới đề xuất lập một căn cứ có người ở lâu dài trên vệ tinh Phobos (một trong hai vệ tinh tự nhiên quay quanh Sao Hỏa) để điều khiển từ xa hoạt động của các robot trên Sao Hỏa, bản tóm tắt đề cương báo cáo tại hội thảo khoa học “Đọc lại các công trình của Viện sĩ Korolev” cho biết.
"Việc xây dựng một căn cứ như vậy nhằm mục đích phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu của chúng ta về Sao Hỏa trong tương lai, thuận tiện để quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên hành tinh đó từ một căn cứ trung gian có người ở trên vệ tinh Phobos, mà không phải trực tiếp từ bề mặt Sao Hỏa", báo cáo của các nhà khoa học từ Đại học Kỹ thuật Moskva mang tên Bauman, Đại học Kiến trúc Moskva (MARKHI), Đại học Genova và Đại học Houston nêu rõ.

Trong số những lợi thế của căn cứ trên Phobos, cần phải kể đến giá thành rẻ hơn đáng kể so với việc xây dựng căn cứ trên Sao Hỏa, cũng như điều kiện thuận lợi để điều khiển từ xa các robot hoạt động trên bề mặt Sao Hỏa trong thời gian thực, vì độ trễ tín hiệu chỉ có 0,02-0,03 giây.

Tiểu hành tinh to - Sputnik Việt Nam
Phát hiện tiểu hành tinh không có trong dự tính

Các nhà khoa học lưu ý rằng vì nền đất của Phobos về cơ bản là một hỗn hợp của bụi xốp và các phần tử sỏi đá có kích thước lớn hơn với kết cấu lỏng lẻo, cũng như gia tốc trọng trường trên bề mặt rất nhỏ, cho nên "việc sử dụng những phương pháp xây dựng thông thường gần như không thể đáp ứng được".

Do đó, họ đề xuất một công nghệ đặc biệt để xây dựng căn cứ, bao gồm lắp đặt các trụ neo, được chôn sâu vào lòng đất bằng phương pháp đóng trụ gia tốc cao. Sau đó, robot được chuyển đến căn cứ, và được neo trên dây cáp kéo căng giữa các trụ để hỗ trợ di chuyển. Những robot này sẽ thực hiện công tác vận chuyển, phục vụ các phương tiện vũ trụ hạ cánh và cất cánh, cũng như đào móng để xây dựng các mô-đun căn cứ.

"Do gia tốc trọng trường cực nhỏ, nên để thực hiện bất kỳ công việc đào đắp nào ngay cả khi nền đất cực yếu, robot cũng sẽ cần có trọng lượng dằn nặng hàng tấn, mà một hoặc nhiều mô-đun căn cứ có thể đáp ứng yêu cầu này", báo cáo cho biết.

Theo các nhà khoa học, phi hành đoàn đầu tiên của căn cứ sẽ là sáu người, được bố trí ở trong một mô-đun. Trong mô-đun này sẽ bố trí nơi ngủ, bếp, vệ sinh, cũng như phòng thực hành, kho, xưởng và thiết bị để điều khiển robot.

Trong tương lai, đề xuất bổ sung cho căn cứ thêm mô-đun để tái tạo một phần vật tư tiêu hao, với nhà kính và thiết bị thí nghiệm y sinh, cũng như một mô-đun để phi hành đoàn sống tiện nghi hơn và có thể thay đổi ca làm việc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала