Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: tập trung bảo vệ chủ quyền biển đảo

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNBộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu, chúc Tết lực lượng Bộ đội Biên phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu, chúc Tết lực lượng Bộ đội Biên phòng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch khẳng định, năm 2020 sẽ chỉ đạo toàn quân chú trọng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân, tăng cường tinh thần chủ động, sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói về Luật Dân quân tự vệ

Thời gian qua, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo (nhất là sau những căng thẳng ở Bãi Tư Chính liên quan đến hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải dương địa chất Trung Quốc từ tháng 7.2019), về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, về tình trạng ô nhiễm môi trường biển, do đó, việc bảo vệ an ninh biển, đảo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết các đồng chí lão thành Cách mạng, các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước , Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương và Hà Nội cùng toàn thể đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài. - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2020 Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có những trao đổi với Truyền hình Quốc hội Việt Nam về những thành tựu mà Quân ủy Trung ương, lực lượng trong toàn quân đã đạt được trong năm 2019 vừa qua, đồng thời nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện trong năm 2020 này.

Trao đổi về Luật Dân quân tự vệ 2019 bổ dung một số nội dung mới so với Luật năm 2019, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch làm rõ những thay đổi đáng chú ý này.

Thứ nhất là bổ sung quy định sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và người chỉ huy đơn vị quân đội vào nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ để đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ.

Điều tiếp theo nằm trong sự điều chỉnh Luật Dân quân tự vệ năm 2019 chính là điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ, gắn với việc đăng ký thực hiện nghĩ vụ, tham gia Dân quân tự vệ với đăng ký nghĩa vụ quân sự, quy định cụ thể thời gian tham gia dân quân thường trực, đối tượng được miễn hoãn cũng như được thôi nghĩa vụ dân quân tự vệ.

Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Moreghini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu ký Hiệp định FPA.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đi châu Âu làm gì?

Tiếp đến là bổ sung quy định về việc Tổ chức các Hải đội dân quân thường trực ở các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương.

“Đây là sự phát triển mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Những điều chỉnh tiếp theo được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề cập, chính là việc bổ sung quy định mới về hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ, tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với dân quân thường trực, phụ cấp đặc thù với hoạt động của Dân quân tự vệ, các quy định về sử dụng ngân sách, kinh phí đảm bảo cho Dân quân tự vệ.

Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, hiện tại, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng cũng đang triển khai xây dựng nhiều văn bản thi hành luật như 2 Nghị định  của Chính phủ, 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 7 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc khi Luật Dân quân tự vệ có hiệu lực từ ngày 1.7.2020 này.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Việt Nam quyết tâm bảo vệ biển đảo, bảo vệ Đảng

Thông tin về Luật Lực lượng dự bị động viên có hiệu lực từ ngày 1.7.2020 sắp tới, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, ngày 26.11.2019 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Lực lượng Dự bị động viên thay thế Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên năm 1996.

Theo đồng chí Bộ trưởng, việc ban hành Luật Lực lượng Dự bị động viên góp phần tạo hành lang pháp lý về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản của tổ chức, công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của quân nhân dự bị, của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, người điều khiển phương tiện, kỹ thuật dự bị, huy động lực lượng dự bị động viên trong các trường hợp đảm bảo chủ động, kịp thời, đáp ứng tính chất khẩn trương trong xử lý các tình huống về an ninh quốc phòng.

“Luật Lực lượng Dự bị động viên là cơ sở vững chắc, góp phần thiết thực xây dựng Quan đội Nhân dân Việt Nam nói chung và xây dựng lực lượng dự bị động viên nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trọng tình hình mới, cho phép điều chỉnh quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, nâng cao chất lượng của lực lượng thường trực đồng thời xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, sẵn sàng huy động lực lượng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho”, Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Thông tin về việc xây dựng dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với công tác Biên phòng và đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch  - Sputnik Việt Nam
Tướng Ngô Xuân Lịch: Giữ nguyên tên gọi Luật Lực lượng dự bị động viên là phù hợp

Tư lệnh ngành Quốc phòng nhấn mạnh đây chính là cơ sở pháp lý để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới rộng khắp, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân và các mục tiêu chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

Đồng thời, theo Bộ trưởng cần đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả các vi phạm, tội phạm, giữ vững ổn định an ninh khu biên giới đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý để đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại biên phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới như hiện nay.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Không để bị động trong mọi tình huống

Nhấn mạnh về nhiệm vụ đảm bảo xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị kích động, bất ngờ, nhất là các tình huống trên biển, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thực hiện nhiều biện pháp và nhiều nhiệm vụ.

Theo đồng chí Ngô Xuân Lịch, năm nay 2020, dự báo tình hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, trong đó toàn quân tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hội nghị an ninh quốc tế Moskva lần thứ V - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: “Bất luận hoàn cảnh nào cũng không để bất ngờ“

Thứ nhất, theo đánh giá của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phải tăng cường theo dõi, nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, chủ động kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước xử lý tốt những vấn đề trên không, trên biển, trên không gian mạng, biên giới và nội địa, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Tiếp theo cần tiếp tục nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng bảo vệ biển đảo, rà soát, điều chỉnh bổ sung phương án tác chiến đảm bảo chủ động trước mọi diễn biến trên thực tế, tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập, nâng cao sức mạnh tổng hợp cũng như khả năng chiến đấu trong toàn quân..

Nhiệm vụ thứ ba theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch chính là thường trực trên các khu vực trọng điểm, tổ chức tuần tra, kiểm soát các vùng biển trọng điểm vùng giáp ranh kiên quyết không để nước ngoài xâm phạm vùng biên của Việt Nam dưới hình thức nào, đồng thời bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế trên biển, trong đó có hoạt động dầu khí, bảo vệ ngư dân, tổ chức tốt lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ, đồng hành cùng ngư dân tạo chỗ dựa vững chắc, đồng thời củng cố niềm tin để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

“Đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước về chiến lược, chính sách đối ngoại, thực hiện tốt phương châm bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa”, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Hà Nội luôn thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề chủ quyền, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nếu có bằng con đường hòa bình và nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam tăng cường đấu tranh trên trường quốc tế nhằm điều chỉnh, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi giữa các quốc gia có biển, trước hết là liên quan đến Biển Đông dưới các hình thức pháp lý tương ứng  như các công ước, tuyên bố chung, hiệp định, luật nhằm tranh thủ sự ủng hộ tính chân lý, chính nghĩa của dư luận và cộng đồng quốc tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала