Cập nhật diễn biến dịch viêm phổi cấp do virus corona mới ở Việt Nam

© REUTERS / CNSphotovirus corona mới
virus corona mới  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tin tức mới cập nhật về dịch viêm phổi do virus corona ở Việt Nam: 166 khách Trung Quốc sẽ bay thẳng từ Đà Nẵng về Vũ Hán, Trung Quốc. Việt Nam bắt đầu yêu cầu khai báo y tế bắt buộc liên quan viêm phổi cấp. Khách sạn ở Đà Nẵng từ chối khách Trung Quốc vì sợ lây lan virus corona.

166 khách Trung Quốc sẽ bay thẳng từ Đà Nẵng về Vũ Hán

Liên quan đến đoàn 218 khách du lịch đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc đến Đà Nẵng ngày 22.1 (trước khi xuất hiện lệnh cấm xuất cảnh từ thành phố Vũ Hán hôm 23.1, nơi bùng phát ổ dịch viêm phổi lạ do virus corona chủng mới gây nên), đại diện Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng thông tin cho biết, hiện đã có 52 khách trở về Trung Quốc từ hôm 25.1 (tức mùng Một Tết Âm lịch 2020) theo đường hàng không tới tỉnh Hồ Nam.

Người phụ nữ trong một mặt nạ y tế. - Sputnik Việt Nam
Xuất hiện ảnh về nơi đầu tiên có khả năng nhiễm virus Corona

Còn lại 166 khách dự kiến sẽ bay thẳng từ Đà Nẵng về Vũ Hán tối 27.1 (tức mùng Ba Tết Canh Tý 2020).

Hiện nay, các du khách Trung Quốc này đèu đang lưu trú tại Đà Nẵng chờ có vé quay về nước.

Lên tiếng xác nhận thông tin này, Phó giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình chia sẻ với báo giới cho biết,166 du khách đến từ Vũ Hán sẽ được đưa về thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào tối nay (27.1, tức mùng 3 Tết). Ông Bình khẳng định, các du khách này được kiểm soát thân nhiệt chặt chẽ và chưa bất cứ dấu hiệu gì liên quan đến dịch viêm phổi do virus Corona.

“Đã kiểm tra thân nhiệt và theo dõi thường xuyên đoàn khách này để kịp thời phát hiện, nếu có dấu hiệu gì thì phải xử lý, cho đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu gì cả”, Phó giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng thông tin.

Trước đó, vào khoảng 14h chiều 26.1, Bệnh viện Đà Nẵng đang tiếp nhận, đồng thời ngay lập tức tiến hành cách ly, theo dõi sức khoẻ 12 trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bị sốt (với thân nhiệt cao) theo quy trình phòng chống dịch bệnh nhóm A.

Đáng chú ý, trong số này, có 7 người Trung Quốc, 1 người quốc tịch Cộng hoà Séc và 4 người Việt Nam. Theo Bệnh viện Đà Nẵng và chính quyền địa phương, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào có dấu hiệu cho thấy bị mắc bệnh viêm phổi do chủng mới virus corona gây ra đồng thời cũng không có dấu hiệu tổn thương phổi.

Mặt nạ hô hấp. - Sputnik Việt Nam
Các bác sĩ Trung Quốc chuẩn bị sử dụng thuốc chữa trị virus Corona

Riêng trường hợp nữ du khách Trung Quốc tử vong ngoại viện hôm 25.1, khi đang lưu trú tại Đà Nẵng được xác định nguyên nhân tử vong không liên quan bệnh viêm phổi lạ do virus corona gây nên.

The Guardian sáng 27.1 đưa tin cho biết, các chuyên gia đã cảnh báo rằng hiện đã có 80 ca tử vong, khoảng 100.000 người có thể đã bị nhiễm bệnh - nhiều hơn so với 2.700 trường hợp do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

Việt Nam: Cập nhật tình hình diễn biến bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam đã ghi nhận 59 trường hợp có triệu chứng sốt, có tiền sử đi về từ vùng có dịch, bao gồm 22 trường hợp đã được loại trừ nhiễm nCoV, 35 trường hợp tiếp tục theo dõi, cách ly và 2 trường hợp người Trung Quốc dương tính với nCoV được cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy có tình trạng ổn định.

Đáng chú ý, theo Bộ Y tế, chỉ trong hai ngày đầu triển khai tờ khai y tế đã có tổng cộng trên 50.000 hành khách đến từ Trung Quốc thực hiện khai báo y tế. Tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 25.1 (tức mùng 1 Tết), đối tượng phải khai báo y tế là hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc tại tất cả các cửa khẩu. Tờ khai báo y tế tại các cửa khẩu được cung cấp miễn phí.

Nhân viên y tế tại bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Người cha cầm dao đe dọa bác sĩ khi con bị cách ly để giám sát virus Corona

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế: Kiểm dịch viên y tế làm thủ tục nhập cảnh có trách nhiệm chỉ dẫn hành khách đến bộ phận kiểm dịch y tế để điền vào tờ khai y tế khi làm thủ tục nhập cảnh đối với hành khách từ Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.

Trong trường hợp phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh do virus corona như ho, sốt, khó thở, viêm long đường hô hấp thì kiểm dịch viên y tế cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế theo quy định (đưa vào khu vực cách ly để khám sàng lọc và báo cáo kịp thời với các cơ quan hữu quan). Đặc biệt, quan điểm chỉ đạo nhất quán được các chuyên gia y tế đầu ngành khẳng định, dịch bệnh xuất hiện ở địa phương nào, sẽ tiến hành điều trị ngay ở địa phương đó, không di dời bệnh nhân để tránh nguy cơ tiếp xúc, lây lan.

Hiện Bộ Y tế tiếp tục triển khai các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV, bao gồm: Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV và duy trì theo dõi, cập nhật kết quả điều tra các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh tại các khu vực. Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức điều tra và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV ngay khi nhận được thông tin, đồng thời báo cáo hàng ngày với Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Bộ Ngoại giao: 17 du học sinh và người nhà ở Vũ Hán đều an toàn

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây nên, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ đạo các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần liên tục theo dõi sát tình hình dịch viêm phổi cấp, thường xuyên cập nhật tin tức, trực đường dây nóng để kịp thời hỗ trợ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

Đồng thời, ngày 27.1, Bộ Ngoại giao thông tin cho biết, liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên, ngày 26.1 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông tin 17 lưu học sinh Việt Nam và người nhà đang ở Vũ Hán đều trong tình trạng sức khỏe và tâm lý ổn định.

Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế họp khẩn: Việt Nam cam kết minh bạch về các trường hợp nhiễm virus corona

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã hướng dẫn các biện pháp xử lý ứng phó với dịch bệnh, đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng sở tại để gia hạn visa trong trường hợp quá hạn với 1 công dân Việt Nam, đi du lịch bị mắc kẹt tại Hồ Bắc.

May mắn là tính đến thời điểm hiện tại, Đại sứ quán chưa ghi nhận trường hợp lưu học sinh Việt Nam nào bị lây nhiễm bệnh.

Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng công bố thông tin liên lạc để công dân có thể nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần trợ giúp theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc: +8613120363638; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải: +8613661537498; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh: 0086 13099948529; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh: +8618587897059; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu: +8613247675268; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong: +85225914510 hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân: +84981 84 8484.

Việt Nam xử lý nghiêm việc tung tin sai lệch về virus corona

Chiều 26.1 (tức mùng 2 Tết Âm lịch), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp khẩn thứ ba trong vòng bốn ngày Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus Corona mới (nCoV).

Đồng chí Vũ Đức Đam nêu rõ, Việt Nam sát với Trung Quốc nên phải luôn đặt vào tâm thế phòng dịch tích cực. Hiện tại, những biện pháp ứng phó của Việt Nam cao hơn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nước có nhiều người Trung Quốc đến và đi.

Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế: Việt Nam xác nhận hai trường hợp nhiễm virus coronavirus mới đầu tiên

Đặc biệt, Việt Nam đã áp dụng lệnh yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, điều mà ngay cả những nước đón nhiều du khách Trung Quốc hơn Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng chưa áp dụng. Đây là một động thái phản ứng kịp thời trước nguy cơ dịch bệnh lây lan của giới chức chính quyền Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc họp khẩn của Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung ở mức cao nhất để phát hiện kịp thời, sớm nhất có thể các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm virus corona (nCoV), khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi chăm sóc thật tốt và xét nghiệm, nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng ở Việt Nam.

“Dù phải hy sinh lợi ích kinh tế cũng phải đặt công tác phòng, chống dịch lên trên”, đồng chí Vũ Đức Đam nêu rõ.

Trong thời gian tới, các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các văn chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế đã được ban hành.

Bên cạnh đó, ngành Y tế có vai trò nòng cốt hướng dẫn về chuyên môn, nhưng vẫn phải có sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các ngành các cấp.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đóng vai trò quan trọng ngay sau Bộ Y tế, bởi số lượng hàng trăm nghìn khách du lịch đến Việt Nam mỗi ngày, trong đó có rất nhiều người từng đi qua Trung Quốc và có tiếp xúc với người Trung Quốc.

“Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo, đặc biệt đối với các vùng có dịch của Trung Quốc là không đưa du khách đến và ở các vùng du lịch khác phải khuyến cáo mọi công dân Việt Nam hạn chế tối đa đến những nơi đã phát hiện có người nhiễm bệnh. Đồng thời Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc theo dõi, quản lý và chăm sóc du khách khi có triệu chứng có nghi ngờ. Quan trọng nhất là khâu theo sát, quản lý”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ.

Đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng yêu cầu cũng phổ biến trong toàn ngành và phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thực hiện nghiêm việc giám sát ngay từ khâu đầu tại các cửa khẩu biên giới. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin về hành khách khi nhập cảnh.

Phim hoạt hình The Simpsons  - Sputnik Việt Nam
Phim "The Simpsons" từng dự đoán về loại virus nguy hiểm chết người
Đáng chú ý, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần đặc biệt theo sát khi du khách đã vào trong nước, khi họ đăng ký lưu trú ở đâu, nhất là với các khách đi lẻ. Nếu lộ trình của hành khách này có tiếp xúc với các nguy cơ nhiễm bệnh, chúng ta phải theo dõi sát.

“Bộ Công an cũng phải theo dõi, đề phòng khi có đối tượng tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh phải ngăn chặn ngay. Đây là hành động gây hoang mang, nguy hại phải xử ký nghiêm”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Bộ Quốc phòng cần sẵn sàng ứng chiến, Bộ Giao thông thực hiện tốt các khuyến cáo trên chuyến bay trên tinh thần thực hiện các thông lệ quốc tế. Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài chính cũng đã nhận được các chỉ đạo trong chiến lược phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý Việt Nam có rất nhiều học sinh tại Trung Quốc, do đó phải hướng dẫn các em các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng dịch.

“Quan trọng nhất là các cấp chính quyền, trực tiếp là chủ tịch UBND tỉnh, nhất là những tỉnh có nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc, phải quan tâm chỉ đạo các lực lượng hết sức cảnh giác, chặt chẽ, không được chủ quan, phải làm tốt, nghiêm ngay từ đầu”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Khách sạn Đà Nẵng Riverside không phục vụ khách Trung Quốc

Ngày 26.1, khách sạn Đà Nẵng Riverside nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, thành phố Đã Nẵng gây chú ý dư luận khi kiên quyết từ chối tiếp nhận và phục vụ khách đến từ vùng dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây nên.

Chủ khách sạn Đà Nẵng Riverside Phạm Thanh cho biết từ 24.1, cơ sở này đã dán bảng thông báo không nhận khách Trung Quốc.

 “Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung Quốc trong thời gian này vì đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này”, thông báo trên được viết bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh cho biết.

Tan băng - Sputnik Việt Nam
Tìm thấy trong lớp bằng tan virus cổ đại chưa được xác định
Giải thích lý do từ chối phục vụ khách Trung Quốc, Chủ khách sạn này nêu rõ, việc động thái này là điều bần cùng, không mong muốn và rất hiếm khi xảy ra tại cơ sở lưu trú của ông. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh lây lan, Riverside Đà Nẵng phải từ chối những khách hàng đến từ vùng ổ dịch để bảo vệ những du khách khác.

“Nếu dịch bệnh có nguồn gốc từ một quốc gia khác thì chúng tôi cũng làm vậy. Việc làm này là để bảo vệ khách hàng chứ không phải kì thị. Việc này nhằm đảm bảo cho nhân viên và khách hàng khác lưu trú tại khách sạn được an toàn. Chúng tôi chấp nhận bị thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên tối 24.1, trong lúc tôi đi vắng, có người đến tự xưng là Sở Du lịch cùng 5, 6 chiến sĩ công an yêu cầu nhân viên lễ tân khách sạn gỡ thông báo”, ông Phạm Thanh nêu rõ đồng thời khẳng định đã tiến hành thương lượng bồi hoàn cho khách Trung Quốc đã chuyển tiền đặt cọc.

Trao đổi về việc khách sạn Riverside Đà Nẵng từ chối nhận khách Trung Quốc, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh lên tiếng xác nhận đơn vị có đến làm việc với khách sạn và đề nghị cất bảng thông báo vào trong.

© Ảnh : Nguyên Hồ/ZingKhác sạn Đà Nẵng Riverside từ chối nhận khách đến từ Trung Quốc.
Cập nhật diễn biến dịch viêm phổi cấp do virus corona mới ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Khác sạn Đà Nẵng Riverside từ chối nhận khách đến từ Trung Quốc.

Theo bà Hạnh, việc nâng cao cảnh giác đề phòng dịch bệnh của khách sạn là tốt nhưng việc công khai dán thông báo từ chối nhận khách Trung Quốc có phần phản cảm, dễ gây hiểu nhầm.

“Nhiều người sẽ nghĩ lúc cần thì chúng ta mời gọi họ, còn lúc không cần thì từ chối. Sẽ có nhiều cách để từ chối khách ví dụ như thông báo hết phòng chứ không nên công khai thế sẽ ảnh hưởng đến điểm đến, có hành vi không đẹp”, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала