Khử các bon, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào?

© AP Photo / Eugene HoshikoBộ trưởng Sinh thái học Nhật Bản Shinjiro Koizumi.
Bộ trưởng Sinh thái học Nhật Bản Shinjiro Koizumi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát biểu gần đây tại Quốc hội, Bộ trưởng Sinh thái học Nhật Bản, ông Shinjiro Koizumi, đã lên tiếng phản đối việc chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, như nhà phân tích phân tích của Sputnik, ông Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình.

Ông cho rằng mình đang góp phần vào quá trình khử cacbon của hành tinh. Ở đây đề cập tới nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II, công trình sẽ được xây dựng với sự tài trợ của các ngân hàng Nhật Bản với con số là 2,2 triệu đô la.

Khử cacbon là con đường đưa tới không khí sạch

Lo ngại về sự nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học và chính trị gia ở nhiều quốc gia bắt đầu phản đối việc sử dụng than làm nhiên liệu.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã vận hành từ năm 2015 (Ảnh minh họa) - Sputnik Việt Nam
Bộ KH-ĐT không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư BOT Nhiệt điện Vũng Áng II

Người ta tin rằng khí thải từ quá trình đốt than đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và dần dần làm nóng lên toàn cầu.

Năm 2015, các thành viên G7 - Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Đức, Ý và Nhật Bản - đã quyết định ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vòng thế kỷ 21. Biện pháp này được gọi là khử cacbon.

Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu đi trên con đường này. Ví dụ, ở Đức, mỏ than cuối cùng đã ngừng hoạt động hai năm trước.

Nhật Bản được biết đến như là người khởi xướng nhiều dự án môi trường trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên, như tờ Nhật Bản Japan Times lưu ý, hầu hết các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương ở Nhật Bản không làm gì để bảo vệ môi trường ở nước mình.

Cô gái ném quả bóng có hình Trái đất - Sputnik Việt Nam
Khoa học tìm ra phương pháp đánh bại sự nóng lên toàn cầu

Bản thân Nhật Bản ngày nay là nhà nhập khẩu than thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Than là nguyên liệu cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia, vì vậy đến năm 2030, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng tỷ lệ than trong ngành năng lượng lên 26%.

Rõ ràng, những lời của Shinjiro Koizumi sẽ vẫn là lời nói, vì ông không có quyền phủ quyết dự án này. Tuy nhiên, động thái của ông có thể truyền cảm hứng cho những người Nhật Bản khác để họ hành động dưới biểu ngữ khử cacbon. Thật ra thì cho đến nay họ mới chỉ đòi hỏi những người khác thực hiện điều này, hơn là chính bản thân đứng ra làm gì đó.

Việt Nam phải làm gì bây giờ?

Việt Nam sẽ gặp rắc rối nếu người Nhật từ chối tài trợ xây dựng nhà máy nhiệt điện than. Nhưng, tôi nghĩ, những vấn đề này không lớn lắm. Trong mọi trường hợp, điều này sẽ không dẫn đến việc cắt giảm năng lượng than ở Việt Nam. Việt Nam hiện nay đang cần có các nhà máy nhiệt điện ở, cũng như ở hầu hết các nước khác ở Đông Nam Á. Tạm thời tại các quốc gia này, việc xây dựng máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời, gió, sóng thủy triều rất tốn kém so với chi phí xây nhà máy nhiệt điện. (Trong khi ở châu Âu thì ngược lại, người ta tin rằng sử dụng than không lợi bằng khí đốt và “công nghệ xanh”). Đúng như cách ví von, than được coi là bánh mì của ngành công nghiệp đối vớicác quốc gia Đông Nam Á.

Người dân Thủ đô tham gia giao thông nên đeo khẩu trang y tế đủ tiêu chuẩn trong những ngày chỉ số ô nhiễm lên cao.  - Sputnik Việt Nam
Mối đe dọa đối với nền kinh tế và sức khỏe của cư dân Việt Nam

Việt Nam đang giảm xuất khẩu than và ngày càng mua nhiều than hơn từ nước ngoài, kể cả từ Nga. Hiện nay, than đứng ở vị trí thứ ba trong số những mặt hàng mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam.

Nhưng dần dần, các nhà môi trường ở các nước phát triển có thể chuyển tầm nhìn khắt khe của mình sang các nước thế giới thứ ba, nơi có rất nhiều than bị đốt cháy, và sẽ bắt đầu chỉ trích mạnh mẽ, đồng thời yêu cầu các nước này phải thực hiện quá trình khử cacbon.

Do đó, khi tăng trưởng kinh tế, tăng tài sản quốc gia, chúng ta nên nghĩ về tương lai. Các nước châu Á, giống như tất cả các nước khác, cần phát triển “nền kinh tế xanh”, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Và trên thực tế là họ đang làm như vậy. Từ năm 2005, hội nghị V của các bộ trưởng môi trường các nước châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua quyết định chuyển sang chiến lược “tăng trưởng xanh”. Việt Nam, Campuchia và Malaysia đã thông qua chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh”. Tuy nhiên, các nước này còn chưa nghĩ tới quá trình khử cacbon.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала