Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông

© Ảnh : Austal USATàu USS Montgomery (LCS 8).
Tàu USS Montgomery (LCS 8). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hải quân Hoa Kỳ vừa điều tàu chiến tuần tra USS Montgomery tới gần quần đảo Trường Sa và vùng biển đảo tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số nước khác ở Biển Đông. Đây là đợt xuất hành tuần tra đầu tiên năm 2020 của tàu chiến Mỹ quyết chọc tức Bắc Kinh.

Tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ tuần tra gần quần đảo Trường Sa

Thời báo Japan Times của Nhật Bản đưa tin cho biết, đại diện Hải quân Hoa Kỳ xác nhận với ấn bản này hôm thứ Ba rằng ngày 25.1 đã điều tàu chiến áp sát gần quần đảo Trường Sa, khu vực vẫn đang xảy tranh chấp trên Biển Đông.

Ngoài tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, nơi đây cũng có các đảo đảo do Trung Quốc tích cực cải tạo, xây dựng và triển khai các hoạt động quân sự hóa. Tuy nhiên, với Washington, đây là khu vực thuộc vùng tự do thực hiện các chiến dịch tuần tra, hoạt động tự do hàng hải. Được biết, đây là hoạt động FONOP, chuyến xuất hành đầu tiên năm 2020 của tàu chiến Mỹ đến Biển Đông.

Người phát ngôn của Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ, Joe Keiley xác nhận, tàu chiến ven bờ USS Montgomery, chiến hạm với khả năng tác chiến tiên tiến và uy lực đã thực hiện nhiệm vụ tuần hành, khẳng định quyền tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

USS Decatur - Sputnik Việt Nam
Lộ clip tàu Trung Quốc cố tình va chạm với chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông
Phát ngôn viên của Hạm đội 7 nhấn mạnh lập trường của Washington rằng, Hoa Kỳ giữ vững và duy trì quyền tự do hàng hải như một nguyên tắc tiêu chỉ hoạt động, và các sứ mệnh, nhiệm vụ đều được tiến hành hòa bình và không thiên vị hay chống lại bất kỳ quốc gia cụ thể nào tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

“Những hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông là một phần trong danh sách nhiệm vụ thường nhật của lực lượng Hải quân và quân sự Hoa Kỳ trong toàn khu vực”, người phát ngôn của Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ Joe Keiley khẳng định.

Vì sao Mỹ không để yên cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?

Bắc Kinh vẫn liên tục “là bá chủ” khi đã tuyên bố chủ quyền tới gần 90% diện tích Biển Đông, mặc dù Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều có các yêu sách chủ quyền chồng lấn ở vùng biển đảo, nơi lực lượng hải quân Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và một số đơn vị Hải quân các quốc gia Đông Nam Á thường xuyên hoạt động.

“Qua lại không gây hại” là một khái niệm được sử dụng trong Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982) về việc cho phép tàu thuyền nước ngoài qua lại trong vùng lãnh hải của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền, với một số hạn chế nhất định về quyền của các tàu thuyền đó.

Theo đó, các nước không cần cung cấp thông tin, báo cáo hoặc xin phép trước khi đưa tàu thuyền di chuyển theo quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải theo luật quốc tế.

Với quan điểm và chiến lược, quyết không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, đợt tuần tra tự do hàng hải (FONOP) mới nhất của Hải quân Mỹ được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc trên tuyến đường biển chiến lược và khi Trung Quốc vẫn đang vật lộn với vụ dịch  bệnh viêm phổi Vũ Hán do coronavirus gây nên, số người chết lên tới 106 vào sáng 28.1.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng việc tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Theo Japan Times, Hải quân Hoa Kỳ liên tục “chọc giận, trêu tức” Trung Quốc khi thường xuyên tiến hành hoạt động tự do hàng hải FONOP bằng việc điều tàu chiến áp sát một số đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông, bao gồm các đảo nhỏ nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp, xây dựng và tiến hành quân sự hóa.

Washington khẳng định rằng tự do hàng hải và quyền tự do tiếp cận vùng lãnh thổ tranh chấp là rất quan trọng đối với quy định di chuyển trên tuyến đường biển quốc tế. Bên cạnh đợt FONOP tại khu vực quần đảo Trường Sa, Mỹ còn gia tăng các hoạt động tại Biển Đông và các khu vực khác ở Tây Thái Bình Dương. Điển hình như việc ngày 26.1, Hải quân Hoa Kỳ thông báo khẳng định đã đưa 2 máy bay trinh sát không người lái (UAV) số hiệu MQ-4C Triton đầu tiên đến đảo Guam, mà theo quan điểm của Lầu Năm Góc là để hỗ trợ các hoạt động tuần tra, giám sát.

Washington liên tục chỉ trích Bắc Kinh vì những động thái hung hăng, bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả việc xây dựng các đảo nhân tạo - như chuỗi đảo thuộc quần đảo Trường Sa và xa hơn về phía bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa – nơi Bắc Kinh xây dựng cả sân bay phục vụ mục đích quân sự và hoạt động của quân đội cũng như việc Trung Quốc di chuyển nhiều vũ khí tối tân ra Biển Đông.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự
Trong chuyến thăm Philippines hồi tháng 11.2019 cũng như chuyến thăm đến Hà Nội gặp gỡ Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tái khẳng định hải quân Hoa Kỳ đã đang và sẽ tuần tra nhiều hơn tại Biển Đông nhằm lên án và phản đối những hành vi “cưỡng ép” hoặc “đe dọa” của bất cứ nước nào (ám chỉ Trung Quốc) để đạt được lợi ích quốc tế khiến nước khác phải chịu thua thiệt.

Trên thực tế, Hoa Kỳ lo ngại những tiền đồn của Trung Quốc có thể được sử dụng để hạn chế di chuyển tự do trên tuyến hàng hải chiến lược, bao gồm các tuyến đường biển quan trọng với giá trị giao thương đạt trên 3 nghìn tỷ USD thương mại toàn mỗi năm.

Trung Quốc: Nâng cao năng lực chiến đấu cho Hải quân ở Biển Đông

Về phần mình, Bắc Kinh khẳng định, họ triển khai vũ khí tối tân ra các đảo nhỏ chỉ nhằm mục đích phòng thủ, nhưng một số chuyên gia cho rằng đây là một phần trong nỗ lực phối hợp để kiểm soát thực tế các vùng biển tranh chấp của Trung Quốc.

Trong Sách Trắng Quốc phòng được công bố vào tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề mới, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia quân sự cũng như các quan sát viên quốc tế, đó chính là tăng cường các đợt tập trận, chuẩn bị cho chiến tranh, tăng tinh thần, khả năng sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện quân sự trong điều kiện chiến đấu thực tế, trực tiếp cho Quân đội Giải phòng nhân dân PLA. Trong đó, chú trọng đến khả năng chiến đấu ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông.

Trong Sách Trắng Quốc phòng, Bắc Kinh nêu rõ, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tổ chức nhiều đợt tuần hành hải quân ở Biển Đông và thực hiện hàng loạt các cuộc tập trận bắn đạn thật, kiểm tra khả năng chiến đấu trực tiếp của binh lính, trong khi lực lượng không quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra kiểm soát Biển Đông cũng như đảm bảo an ninh ở Biển Hoa Đông và tăng cường hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала