Trí tuệ nhân tạo phát hiện tranh giả: Liệu phát minh của Thụy Sĩ có bảo vệ thị trường nghệ thuật?

© AP Photo / Kirsty WigglesworthBức tranh Salvator Mundi (Đấng cứu thế)
Bức tranh Salvator Mundi (Đấng cứu thế)  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đã từ lâu, bức tranh của danh họa, ví dụ, của Leonardo da Vinci, được coi là một khoản đầu tư lãi cao. Ở đây nói về hàng triệu đô la cũng như về vấn đề - liệu những bức tranh đó là thật hay không. Bây giờ các chuyên gia có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này với sự giúp đỡ của chương trình Thụy Sĩ.

Một trong những nhà phát triển là cô Karina Popovici. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Deutschland, nữ doanh nhân cho biết, trong số các khách hàng có các chuyên gia, nhà sưu tập và nhà đấu giá.

«Bữa ăn tối cuối cùng” của Da Vinci - Sputnik Việt Nam
Nhà nghiên cứu Ý nói về ẩn ý bức tranh «Bữa ăn tối cuối cùng” của Da Vinci

Kể từ khi sàn đấu giá nổi tiếng đã bán bức tranh Salvator Mundi (Đấng cứu thế) với mức giá kỷ lục 400 triệu USD, công chúng chú ý theo dõi các cuộc đấu giá nghệ thuật. Đồng thời, các chuyên gia bày tỏ nghi ngờ liệu bức tranh đó là một tác phẩm của Leonardo da Vinci hay không. Giấy chứng nhận tranh thật có thể đảm bảo tính xác thực, kể cả xác định giá trị. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ: chuyên gia cũng có thể phạm sai lầm.

Tranh giả lộng hành

Người ta tin rằng, thị trường nghệ thuật tràn ngập tranh giả. Nạn tranh giả không chỉ dập tắt ước mơ kiếm nhiều tiền bạc mà còn là một thảm họa cho lịch sử nghệ thuật, chưa kể đến thiệt hại tài chính của các bảo tàng. Vào tuần trước, tại Bảo tàng Nghệ thuật, Kiến trúc và Thiết kế ở Oslo, sau 40 năm nghi ngờ, một bức chân dung tự họa mang màu sắc ảm đạm đã được xác nhận là do chính họa sĩ Vincent van Gogh vẽ. Kết luận này được rút ra sau các cuộc nghiên cứu tốn kém về kiểu dáng, kỹ thuật, vật liệu và nguồn gốc.

Trong những năm qua, nghệ thuật đương đại Nga là tâm điểm chú ý - các tác phẩm của Alexandra Exter và Natalia Goncharova hóa ra là các tranh giả, và những bức tranh của Kazimir Malevich, họa sĩ đắt giá nhất trong số các nghệ sĩ tiên phong người Nga. Để thẩm định tranh giả hay tranh thật, các chuyên gia đã chú ý đến thực tế rằng, những tác phẩm của các họa sĩ đó có thể đã biến mất trong thời gian Cách mạng Nga hoặc dưới thời Stalin, và sau đó xuất hiện trở lại.

Robot Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam
Bức tranh được sáng tạo bằng trí tuệ nhân tạo đã được bán đấu giá 432000 $

Khi giám định tính xác thực, nên chú ý đến các ấn phẩm chuyên ngành nhắc đến tác phẩm này, đến lịch sử của bức tranh và những lần tác phẩm này xuất hiện trên thị trường. Nhưng, nếu không có những tài liệu như vậy thì sao?

Thuật toán trợ giúp

Nhà vật lý Karina Popovichi và nhà kinh tế toán học Christiane Hoppe-Oehl đã thể hiện ý muốn giúp đỡ trong vấn đề này. Nhờ kiến ​​thức về thuật toán trong học máy mà họ đã thu lượm được tại nơi làm việc trước đây với tư cách nhà phân tích của ngân hàng lớn, họ chuyển sang phân tích các tác phẩm nghệ thuật bằng công nghệ đặc biệt của công ty họ - Art Recognition. Thuật toán của họ ghi nhớ các tính năng đặc trưng của một họa sĩ cụ thể dựa trên các bức tranh được chụp ảnh.

Bây giờ chương trình biết hơn 300 họa sĩ và hơn 100 nghìn bức tranh, và có thể xác minh những dấu hiệu nào là điển hình cho họa sĩ. Ví dụ, kỹ thuật vẽ, nét cọ là một kiểu mẫu lặp đi lặp lại.

Chương trình xác nhận dễ dàng tác phẩm của các họa sĩ trường phái ấn tượng và trường phái biểu hiện, với nghệ thuật trừu tượng thì phức tạp hơn, bởi vì các bức tranh đó chứa nhiều chi tiết và cấu trúc tương đương.

Xác định tuổi của bức tranh cũng không phải là vấn đề đối với thuật toán. Ví dụ, chương trình có thể tìm thấy những khác biệt, cho dù tác phẩm của Pablo Picasso thuộc "thời kỳ xanh" hoặc thời kỳ mà Picasso phát triển phong cách vẽ lập thể.

Pablo Picasso - Sputnik Việt Nam
Dưới bức tranh Picasso tìm thấy tranh phong cảnh đảo ngược của nghệ sĩ khác

Trí tuệ nhân tạo: Từ những sinh viên ngành nghệ thuật đến nhà phê bình nghệ thuật

Chương trình sử dụng "mạng lưới thần kinh" để nhận ra một cấu trúc nhất định của các nét vẽ riêng lặp đi lặp lại. Và nếu các nét vẽ không tạo thành một cấu trúc độc đáo, chương trình loại bỏ chúng. Nếu một cấu trúc nhất định được xác nhận nhiều lần, chương trình sử dụng cấu trúc này để nghiên cứu những đặc điểm khác của họa sĩ. Quá trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tiến hành theo cách tương tự, giống như các khớp thần kinh trong não người, nơi các tế bào thần kinh nhất định kết nối với nhau nếu có các hành động thành công, nữ doanh nhân nói.

Hoppe-Ol và Popovichi điền vào thuật toán khoảng 80% bức tranh nổi tiếng nhất của một họa sĩ. Vài ngày sau đó, khi chương trình Art Recognition biết được các bức tranh đó, các tác giả giới thiệu với nó những bức tranh thật và những bức tranh giả chất lượng cao. Hiệu suất là hơn 90%. Kết quả này sánh được với việc một sinh viên ngành nghệ thuật dần dần trở thành nhà phê bình nghệ thuật, họ nói.

Đảm bảo xác thực tranh thật

Vì tính xác thực của một tác phẩm nghệ thuật được xác định bằng cách phân tích bản sao chụp ảnh, nhiệm vụ quan trọng nhất là tạo ra cơ sở cần thiết bao gồm các bức ảnh có độ phân giải cao. Điều này đòi hỏi sự hợp tác với các bảo tàng, cũng như với các nhà sưu tập tư nhân. Hai tác giả cũng đang tìm kiếm những nhà tư vấn trong số các nhân viên lâu năm của một số nhà đấu giá nổi tiếng.

Để phát triển chương trình này phải có ngày càng nhiều hình ảnh của các bức tranh thật, bởi vì nếu trong kho lưu trữ xuất hiện tranh giả thì hệ thống sẽ không thể hoạt động hết tiềm năng.

Nữ doanh nhân Popovichi cho biết rằng, họ đã nhận được hàng chục đơn đặt hàng từ các chuyên gia, nhà sưu tập và một nhà đấu giá.

“Chúng tôi đã thực hiện hàng trăm thí nghiệm xác nhận tranh thật cho một chuyên gia. Nhưng, hầu hết khách hàng đều muốn chúng tôi phân tích từng bức ảnh cho họ”.

Để bắt đầu quá trình xác nhận tranh thật, khách hàng chỉ cần gửi bằng e-mail bức ảnh của bức tranh và tên họa sĩ.

Làm thế nào một nhiếp ảnh gia Trung Quốc dọn sạch thành phố khỏi bãi rác xe đạp - Sputnik Việt Nam
Làm thế nào một nhiếp ảnh gia Trung Quốc dọn sạch thành phố khỏi bãi rác xe đạp
Tính hoài nghi và công việc của tương lai

Cô Popovichi cho biết, chúng tôi làm việc rất cẩn thận, nhưng, vẫn không thể đảm bảo 100%. Do đó, họ làm việc với điều kiện loại trừ trách nhiệm pháp lý. Khi giới thiệu chương trình này với thế giới nghệ thuật, các doanh nhân muốn "đóng góp cho sự minh bạch của thị trường nghệ thuật". Đến nay, các chuyên gia Mỹ mở cửa cho chương trình này, trong khi ở Thụy Sĩ, ngược lại, có thái độ hoài nghi với công nghệ này.

Tuy nhiên, chương trình vẫn không thể thay thế các chuyên gia. Và chương trình Art Recognition chỉ là một công cụ bổ sung.

"Hiện tại, chúng tôi đang phân tích một trường hợp rất nổi tiếng - cô Popovichi  không thể nói đây là bức tranh nào, - nhưng, năm nay chúng tồi sẽ công bố kết quả làm việc của một nhóm các chuyên gia".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала