Các nhà khoa học khám phá ra dạng cực quang mới giống cồn cát

© REUTERS / Scott Kelly/ESA/NASA Bắc Cực quang
 Bắc Cực quang - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học vừa khám phá ra một dạng cực quang mới trước đây chưa từng được biết đến, tạp chí AGU Advances đưa tin. Theo báo AGU, dạng cực quang này có hình dạng tương tự như các cồn cát trên sa mạc. Hiện tượng kỳ thú đó được những người đam mê nhà thiên văn học quan sát được ở những địa phương khác nhau tại Phần Lan.

Theo ý kiến các chuyên gia, những “cồn sáng” này xuất hiện trong những tầng quyển trên cao, ở độ cao gần một trăm kilomét, chủ yếu là ánh sáng màu xanh lục. Cần lưu ý rằng ánh sáng có màu như vậy là do tác động của gió mặt trời đối với các nguyên tử oxy.

Человек и верблюды на дороге тысячи крепостей в пустыне Сахара, Марокко - Sputnik Việt Nam
Sa mạc Sahara có thể biến thành nhà máy điện khổng lồ
Đối với các nhà nghiên cứu, điều ấn tượng hơn cả là sự đồng nhất của ánh quang, vì thường thì các tia sáng nhấp nháy hỗn loạn hơn nhiều, chúng có độ dài và tần số hoàn toàn khác nhau. Các nhà khoa học tại Đại học Helsinki cho rằng việc những “cồn sáng” đó hình thành là do một cơ chế đặc biệt. Theo họ, các hạt vũ trụ đi qua các dải khí quyển tầng trung lưu, và do đó, chúng di chuyển không theo chiều thẳng đứng như vẫn thường thấy, mà là theo chiều nằm ngang.
Được biết rằng, các tia cực quang tạo ra dòng hạt tích điện đến từ Mặt trời. Từ trường của Trái đất bảo vệ hành tinh khỏi hầu hết các bức xạ này, gió mặt trời chỉ xuyên qua được bầu khí quyển ở các vùng cực. Nó làm ion hóa các nguyên tử, nghĩa là "đánh bật" các electron ra khỏi nguyên tử, gây ra sự phát sáng. Các nhà nghiên cứu Phần Lan gọi hiện tượng này là đèn trời neon, vì ttrong đèn neon cũng xảy ra quá trình tương tự.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала