Chuyên gia dự án Cát Linh – Hà Đông chưa thể quay trở lại Việt Nam vì dịch bệnh

© Ảnh : ZingĐường sắt Cát Linh-Hà Đông
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính phủ Trung Quốc đã quy định hạn chế xuất cảnh đối với công dân đi các nước do dịch virus Corona mới nên các chuyên gia dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam làm việc.

Chuyên gia dự án Cát Linh – Hà Đông “mắc kẹt” ở Trung Quốc

Ngày 31/1, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức họp giao ban công tác tháng 1 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Tại cuộc giao ban này, một trong những nội dung chính được Bộ Giao thông Vận tải bàn thảo chính là những khó khăn trong việc đưa lao động Trung Quốc tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông trở lại làm việc do ảnh hưởng từ dịch bệnh do chủng mới virus Corona (2019-nCoV).

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc sang giải quyết dự án Cát Linh-Hà Đông

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và Ban Quản lý dự án Đường sắt nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này.

“Đến 9/2, phía Trung Quốc mới có thông báo tiếp theo về việc có cho công dân xuất cảnh hay không. Tại Việt Nam, hiện cũng chỉ xem xét cấp visa cho khách công vụ”, - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay và nhấn mạnh Bộ GTVT sẽ có báo cáo riêng về vấn đề này. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền đồng ý thì phải có giải pháp kiểm soát chặt chẽ việc phòng dịch đối với những nhân sự này.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) thông tin, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông do Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát  thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng – Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh thực hiện.

Từ tháng 1/2020, Tổng thầu EPC và đơn vị tư vấn giám sát đã cho các nhân sự thực hiện dự án về Trung Quốc để nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, dự kiến sẽ trở lại Việt Nam tiếp tục làm việc để hoàn thành dự án từ ngày 1/2.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng thầu và Tư vấn giám sát, hiện tại Chính phủ Trung Quốc đã quy định hạn chế xuất cảnh đối với công dân Trung Quốc đi các nước vì ảnh hưởng từ dịch bệnh do 2019-nCoV.

Nhiều người đã có ý thức đeo khẩu trang y tế ở những chỗ đông người (ảnh chụp tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội sáng 30/1/2020) - Sputnik Việt Nam
Dịch viêm phổi do virus Corona sẽ đánh vào kinh tế Việt Nam như thế nào?

Làm thế nào để cán bộ kỹ thuật người Trung Quốc nhập cảnh thuận lợi vào Việt Nam?

Dịch bệnh do chủng mới virus Corona hiện đang diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành các chỉ đạo, quy định và thực hiện các biện pháp quyết liệt để kiểm soát việc nhập cảnh, phòng chống dịch.

Trong cuộc họp về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra diễn ra chiều qua (30/1) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ trường hợp công vụ.

Đồng thời, không khuyến khích giao thương buôn bán qua lại giữa 2 nước trong thời điểm này, tạm dừng các hoạt động trong khi chúng ta chưa đóng cửa biên giới. Với các đoàn công tác của Việt Nam sang Trung Quốc, Thủ tướng nhấn mạnh:

“Nếu không cần thiết thì hoãn, điều chỉnh kế hoạch”.

Để đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh cũng như đảm bảo các đơn vị Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát có thể huy động đầy đủ nhân sự thực hiện, đáp ứng tiến độ của dự án, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét có văn bản đề nghị các Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các quy định, thủ tục để các nhân sự của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát được nhập cảnh thuận lợi, kịp thời và đảm bảo an toàn tuyệt đối không để dịch xâm nhập vào Việt Nam.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) trả lời phỏng vấn báo chí về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế họp báo về dịch coronavirus: Việt Nam có ban bố tình trạng khẩn cấp?
“Trên cơ sở hướng dẫn của cấp thẩm quyền, Ban Quản lý dự án Đường sắt sẽ yêu cầu Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch đối với các nhân sự tham gia thực hiện dự án”, - Phó Giám đốc Nguyễn Khánh Tùng khẳng định.

Về số lượng cán bộ kỹ thuật người Trung Quốc đang làm việc tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, chưa nắm chính xác con số vì lực lượng nhân sự này thay đổi thường xuyên.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 868 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng). Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói (EPC), trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi tiến độ và đến nay tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa đưa vào khai thác thương mại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала