Nhà khoa học Brazil tìm ra giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến dầu mỏ

© Flickr / Nestor Galinadầu mỏ
dầu mỏ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nghiên cứu được thực hiện bởi một nhà khoa học Brazil cho phép chuyển đổi nước thải từ dầu công nghiệp thành ethanol và metanol. Khám phá này có tiềm năng kinh tế, xã hội và môi trường lớn.

Nhà hóa học Juliana Ferreira de Brito từ Đại học São Paulo (UNESP) chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ với chủ đề “Tạo ra giải pháp thân thiện với môi trường để xử lý nước thải trong quá trình chế biến dầu mỏ”.

Nước thải trong quá trình sản xuất dầu mỏ là nước từ các tầng ngầm bơm hút lên mặt đất trong quá trình sản xuất dầu khí.

Dầu trong vịnh Mexico - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Nga tạo ra vật liệu hấp phụ sinh thái sẽ cứu môi trường khỏi sự cố tràn dầu

Ethanol thu được trong các cuộc thí nghiệm của cô de Brito có thể được sử dụng làm nhiên liệu, trong khi đó ethanol phát thải các chất ít gây ô nhiễm hơn vào khí quyển. Một sản phẩm khác – methanol - cũng có thể được sử dụng làm nhiên liệu, nhưng với khối lượng ít hơn ethanol.

“Nước thải tiếp xúc với dầu, mà trong đó có một số thành phần độc hại, vì thế nước này không còn phù hợp cho bất cứ điều gì. Ngoài ra, cũng không thể đưa nước thải qua đường thoát nước thông thường. Cần phải xử lý nó để nước thải mang lại lợi ích”, - nhà hóa học giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Brazil.

Các thí nghiệm đã được thực hiện trong hai khoang của một lò phản ứng.

Trong các thí nghiệm đầu tiên, nhà khoa học đã xử lý 70% lượng rượu benzyl trong 100 lít nước thải, mà rượu benzyl là một trong những chất gây ô nhiễm nhất.

Khai thác dầu mỏ ở Mỹ - Sputnik Việt Nam
Cuộc cách mạng đòi hỏi sự hy sinh: tập đoàn đá phiến của Hoa Kỳ đang chuẩn bị nộp đơn xin phá sản
“Nước thải không thể được tái sử dụng để tiêu thụ, nhưng, nó có thể được tái sử dụng trong quy trình sản xuất dầu. Trong trường hợp này không có nhu cầu bơm hút lên mặt đất lượng nước bổ sung từ đại dương. Nước thải có thể được xử lý trên giàn khoan để tái sử dụng trong chu trình kín mà không cần bơm thêm nước từ đại dương. Nước thải rất độc hại, không thể pha loãng nó với nước thông thường và đổ vào đại dương”, - cô de Brito giải thích.

Trong một khoang khác, nhà khoa học đã giảm độ CO2 trong nước thải để thành nhiên liệu. Từ 100 lít nước thải có thể nhận được 20 lít ethanol và 1,3 lít metanol.

Nhà nghiên cứu cho biết rằng, ngày nay điều quan trọng là thu hút sự chú ý đến vấn đề xử lý nước thải trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

“Công nghiệp dầu mỏ sẽ không giảm sản xuất. Không nên xem xét các sản phẩm phụ như là nguồn góc gây ô nhiễm, chúng ta không thể tránh sự hiện diện của chúng. Chúng ta phải nhận thức được rằng, sản phẩm phụ có thể tạo ra một cái gì đó mới”,- nhà hóa học nói.
dầu mỏ - Sputnik Việt Nam
Thế gian còn lại bao nhiêu dầu và khi nào cạn hết

Tầm quan trọng của phát minh này được chứng minh bằng một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 có tựa đề “Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải trong ngành công nghiệp dầu khí”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hàng ngày trên thế giới các mỏ dầu khí sản xuất 40 tỷ lít nước thải. Nếu nước thải được xử lý hoàn toàn, có thể sản xuất 8 tỷ lít metanol và 50 triệu lít ethanol.

“Phát minh này mang lại những lợi ích lớn lao và thiết thực cho môi trường. Ngoài việc xử lý chất thải, quá trình này tạo ra nhiên liệu sạch hơn và không thải thêm CO2 vào khí quyển. Ngoài ra, chúng tôi có thể nhận được nhiên liệu không chỉ từ thực phẩm. Trong trường hợp với mía, chúng tôi ngừng sản xuất đường để sản xuất ethanol sinh học”, - cô Juliana Ferreira de Brito kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала