Các dự án đột phá của Nga, mà các phòng thiết kế và viện nghiên cứu thông thường không thực hiện

© Sputnik / Valeriy MelnikovBộ xương ngoài do «Quỹ những nghiên cứu có triển vọng” (FPI) chế tạo
Bộ xương ngoài do «Quỹ những nghiên cứu có triển vọng” (FPI)  chế tạo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Quỹ những nghiên cứu có triển vọng” (FPI) là một cấu trúc nghiên cứu công nghệ cao của Nga, được thành lập vào năm 2012 để thực hiện các nghiên cứu phát triển, chủ yếu vì lợi ích quốc phòng và an ninh của nhà nước. Hoạt động của tổ chức là các dự án đột phá, mà các phòng thiết kế và viện nghiên cứu thông thường không thực hiện.

Nghiên cứu kỹ thuật quân sự

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Vitaly Davydov, phó tổng giám đốc FPI, người đứng đầu hội đồng khoa học - kỹ thuật, lưu ý Quỹ ban đầu được tạo ra để thực hiện các dự án rủi ro cao, gây tranh cãi. 

Rostec - Sputnik Việt Nam
Rostec chế tạo máy in 3D in các chi tiết động cơ tên lửa và máy bay

"Quỹ những nghiên cứu có triển vọng” tham gia vào các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác nhau. Robot dưới hình dạng con người, công cụ giám sát không gian trên qu4y đạo gần Trái đất. In 3D các sản phẩm polymetal và vật liệu tiên tiến cho thiết bị quân sự. Công nghệ khai thác dưới nước và dưới mặt băng. Hệ thống ra quyết định kỹ thuật số trong điều trị phẫu thuật các bệnh về hệ thống cơ xương.. Công nghệ miễn dịch và bảo quản lạnh các cơ quan để cấy ghép. Đảm bảo việc thở bình thường của con người dưới độ sâu lớn. Cảm biến sinh học phát hiện ung thư trong vòng 2-3 phút. Và đây không phải là toàn bộ danh sách các nghiên cứu.

Công nghệ hàng không vũ trụ

Một phần đáng kể của công việc  dành cho phát triển công nghệ hàng không, vũ trụ. FPI hợp tác chặt chẽ với Bộ Công thương Nga, Roscosmos và Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất. Họ đang lên kế hoạch cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của một chiếc máy bay trang bị động cơ điện do FPI phát triển. 

Robot nano tiêu diệt các tế bào ung thư - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Nga tạo ra robot nano tiêu diệt các tế bào ung thư

«Chúng tôi hy vọng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phòng thí nghiệm bay với động cơ của FPI sẽ diễn ra vào năm 2020-2021. Những công trình này được thực hiện dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương Nga. Công việc phát triển tiếp theo của máy bay động cơ điện sẽ là đặc quyền của Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất (UAC), vốn quan tâm đến công trình này, vì máy bay điện là hướng chính trong tương lai của ngành hàng không», Vitaly Davydov cho biết. 

Một dự án khác khá bất thường. Đây là máy bay cất hạ cánh thẳng đứng "Cyclolet". Chiếc cyclolet đầu tiên trên thế giới được kỹ sư Sverchkov phát triển ở Nga và thậm chí được chế tạo vào năm 1909. Nhưng sự phát triển của máy bay, và sau đó là trực thăng, đã đẩy lùi việc thực hiện ý tưởng này trong một thế kỷ. Nguyên mẫu bay thực sự bắt đầu xuất hiện trong thập kỷ qua ở Hàn Quốc, Áo, Mỹ và Trung Quốc. Nhưng đây chỉ là những «máy bay không người lái» hạng nhẹ. Các chuyên gia FPI đã chứng minh khả năng phát triển một cyclolet "hạng nặng" - cả không người lái và có người điều khiển. 

© Ảnh : FPIMáy bay cất hạ cánh thẳng đứng "Cyclolet"
Các dự án đột phá của Nga, mà các phòng thiết kế và viện nghiên cứu thông thường không thực hiện - Sputnik Việt Nam
Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng "Cyclolet"

Theo phó tổng giám đốc FPI, cyclolet không giống như trực thăng, có thể làm việc trong những điều kiện cực kỳ hạn chế, treo trên mặt phẳng nghiêng (không phải chỉ lơ lửng ở phía trên) hoặc thậm chí bám vào bức tường thẳng đứng. Điều này sẽ cho phép một cấp độ mới khi thực hiện chuyến bay trong vùng núi và đô thị,  bao gồm cả các hoạt động cứu hộ. 

John Bolton - Sputnik Việt Nam
Nga đáp trả lời buộc tội của Bolton về ăn cắp công nghệ

Năm nay, FPI có kế hoạch thử nghiệm mô hình thể hiện các nguyên tắc hoạt động cơ bản của cyclolet. Sau đó sẽ chế tạo mẫu thử nghiệm, cất cánh trong một hoặc hai năm tới.

Một phát triển khác của FPI là máy bay cất hạ cánh trên đường băng cực ngắn, được gọi là «Partizan».

«Đây là máy bay động cơ tuabin, do luồng khí bổ sung được cung cấp lên cánh, sẽ làm tăng lực nâng, và một chiếc máy bay như vậy có thể cất cánh gần như tại chỗ. Tên gọi cỗ máy xuất phát từ khả năng vận chuyển hàng hóa đến một sân bay nhỏ được trang bị kém, nghĩa là giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các đơn vị du kích», theo ông Vitaly Davydov.

Theo thông tin được công bố trước đó, phạm vi bay của Partizan sẽ là 1000 km với tốc độ hành trình 250 km / h, tốc độ tối đa là 315 km / h và tải trọng lên tới 500 kg. Chuyến bay đầu tiên được lên kế hoạch cho năm 2022. 

Các phi công trong buồng lái trực thăng Ka-52 Alligator đang cùng nhóm Không quân chuẩn bị cho lễ diễu binh mừng ngày Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Phi công và phi hành gia sẽ học cách thở bằng chất lỏng khi quá tải

Ngoài các dự án này, trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không FPI cũng có các nghiên cứu trong lĩnh vực siêu âm.

«Các công trình phát triển đang được thực hiện trong lĩnh vực động cơ siêu âm, vật liệu chịu nhiệt và phương pháp tiếp cận mới để điều khiển máy bay ở tốc độ cao như vậy. Hầu hết các dự án không có sự tương tự trên thế giới, và ngay cả bây giờ», Vitaly Davydov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. - ... «Cùng với Nga, Hoa Kỳ cũng có những kết quả quan trọng trong lĩnh vực siêu âm. Gần đây Trung Quốc tỏ ra nghiêm túc bước vào lĩnh vực này».

Tuy nhiên, phó tổng giám đốc FPI chắc chắn: trong tương lai, lĩnh vực “siêu âm” sẽ ứng dụng không chỉ trong các thiết bị quân sự, mà còn trong hàng không dân dụng, và vũ trụ

Thương hiệu "Made in Russia". Động cơ nhỏ gọn và mạnh mẽ

FPI và Viện Động cơ Hàng không Trung ương đã phát triển một «động cơ hàng không pít-tông quay tăng áp» (RPD) (còn được gọi là động cơ Wankel). Với thể tích làm việc chỉ 0,4 lít, động cơ có khả năng cung cấp hơn 120 mã lực, và các thử nghiệm đã chứng minh điều đó. 

© Ảnh : FPIĐộng cơ hàng không pít-tông quay tăng áp (còn được gọi là động cơ Wankel)
Các dự án đột phá của Nga, mà các phòng thiết kế và viện nghiên cứu thông thường không thực hiện - Sputnik Việt Nam
Động cơ hàng không pít-tông quay tăng áp (còn được gọi là động cơ Wankel)

Trong các thành phần quan trọng nhất của động cơ, vật liệu composite (gốm kim loại) mới nhất được sử dụng. Một phần linh kiện của hệ thống tăng áp ban đầu được chế tạo  bằng «công nghệ thêm vào» từ nguyên liệu thô của Nga (còn được gọi là "phát triển” trực tuyến. Công nghệ này là nền tảng của việc in 3D). Thiết bị điện tử điều khiển động cơ nguyên bản của Nga và hệ thống cung cấp nhiên liệu cũng được phát triển. 

Rosatom  - Sputnik Việt Nam
«Rosatom» thử nghiệm khối lò phản ứng hạt nhân khoa học mạnh nhất thế giới

Theo kết quả kiểm định, tuổi thọ động cơ khoảng 5000 giờ, khắc phục nhược điểm chính của tất cả các động cơ RPD tồn tại cho đến nay  - tuổi thọ ngắn. Động cơ hoạt động ổn định ở nhiệt độ không khí từ -64 ° C đến + 52 ° C, ở độ cao tới 10000 mét, năng lượng cất cánh được duy trì ở độ cao tới 7000 mét (rất quan trọng khi hoạt động ở vùng núi). Nhiên liệu - xăng máy bay và ô tô, cũng như gas. Động cơ có thể được lắp đặt không chỉ trên máy bay không người lái và máy bay có người lái hạng nhẹ, mà còn trên các nền tảng robot, thuyền máy và ô tô.

«Các doanh nghiệp hàng đầu ngành chế tạo máy bay, các công ty sản xuất thiết bị cho các hoạt động ngoài trời, cũng như đại diện Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã thể hiện sự quan tâm đến phát triển của các nhà khoa học Nga», kết luận công bố trên trang web của FPI nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала