Việt Nam thử nghiệm dùng thuốc kháng HIV/AIDS điều trị coronavirus?

© Ảnh : Đinh Hằng – TTXVN Bệnh viện dã chiến phục vụ công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 10/2.
 Bệnh viện dã chiến phục vụ công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 10/2. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh vừa phê chuẩn đề tài độc lập cấp nhà nước giao Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chủ trì cùng các nhà khoa học thử nghiệm thuốc kháng HIV/AIDS (lopinavir/ritonavir) để điều trị các bệnh nhân bị viêm phổi cấp do coronavirus (nCoV) gây nên.

Việt Nam dùng thuốc kháng HIV/AIDS điều trị coronavirus?

Ngày 10.2, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã đích thân ký phê duyệt bổ sung đề tài độc lâọ Cấp Nhà nước mang tên “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm chủng mới virus corona- nCov) nhằm xây dựng phác đồ điều trị bệnh nhân bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới coronavirus gây nên. Dịch viêm phổi cấp bùng phát tại Vũ Hán từ tháng 12.2019 và hiện đang diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đển Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh đã quyết định giao trực tiếp Bệnh viện Nhiệt đới trung ương chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trung tâm cảnh giác dược và các đơn vị khác thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới”.

Phun thuốc khử khuẩn tại Trường Trung học cơ sở Phùng Chí Kiên, thành phố Nam Định để ngăn ngừa nguy cơ lây lan nCoV trong cộng đồng. - Sputnik Việt Nam
Tình hình công tác phòng chống dịch corona tại Việt Nam

Được biết, đây là hai loại thuốc có công thức phối hợp liều cố định được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS.

Mục tiêu mà đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm chủng mới virus corona” này đưa ra chính là sẽ thử nghiệm trong 4 tuần hoặc trên 10 người bệnh.

Với cơ sở đó, đơn vị nghiên cứu sẽ báo cáo hiệu quả đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng, virus học của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới được điều trị theo phác đồ điều trị nền của Bộ Y tế.

Cơ quan nghiên cứu đồng thời cũng sẽ tiến hành báo cáo sơ bộ về tính an toàn khi sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp điều trị người bệnh dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Theo đó, có thể đề xuất sử dụng lopinavir/ritonavir phối hợp điều trị bệnh nhân nhiễm coronavirus chủng mới nCoV – 2019.

© Ảnh : Marijan Murat / dpaXét nghiệm coronavirus
Việt Nam thử nghiệm dùng thuốc kháng HIV/AIDS điều trị coronavirus? - Sputnik Việt Nam
Xét nghiệm coronavirus

Ngoài ra, một mục tiêu nữa của đề tài nghiên cứu này chính là trong vòng 12 tháng, sẽ làm rõ đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế, đồng thời đề xuất phác đồ sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona.

Các đề tài nghiên cứu chống coronavirus của Việt Nam

Trước khi duyệt đề tài độc lập cấp nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới”, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã tiến hành phê duyệt một số đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước nhằm nhanh chóng và kịp thời phục vụ mục đích phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus gây nên tại Việt Nam.

Phun thuốc khử trùng tại Ga Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới, Việt Nam sẽ sản xuất vác-xin?

Theo đó, ba nhiệm vụ nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ giao trực tiếp các đơn vị để nghiên cứu sản xuất bộ sinh phẩm phát hiện nhanh, sàng lọc coronavirus chủng mới, phục vụ công tác phòng chống dịch.

Học viện Quân y được giao chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR và realtime RT-PCR) phát hiện chủng virus corona.

Viện Pasteur TP.HCM chủ trì nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, virus học bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung tìm giải pháp dự phòng, phác đồ điều trị bênh viêm đường hô hấp cấp do chủng nCoV-2019 gây ra tại Việt Nam.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Sinh hóa Phù Sa (Biochem) chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ) và Viện Pasteur TP.HCM nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc chủng mới viruscorona 2019.

Ổ dịch corona của Việt Nam: Có 249 người liên quan tiếp xúc gần với người nhiễm nCoV

Như phát biểu của một quan chức ngành Y tế Việt Nam, Vĩnh Phúc chính là “ổ dịch”, địa phương có nhiều bệnh nhân nhiễm coronavirus nhất của Việt Nam.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, cổng thông tin điện phủ Việt Nam cho biết, chiều 10.2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đã đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tại Vĩnh Phúc.

Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn phun hóa chất diệt khuẩn mỗi nơi có bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đi qua. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế họp báo: Việt Nam tự tin chống dịch coronavirus

UBND tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo với đồng chí Phó Thủ tướng cho biết, hiện tại địa phương này đã có 9 ca dương tính với coronavirus, trong khi đó toàn Việt Nam tính đến 15h ngày 10.2 mới chỉ có 14 ca mắc, trong đó 6 ca đã được chữa khỏi.

Số xét nghiệm âm tính với virus corona là 745 người, có 82 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch), đang cách ly, theo dõi chặt chế để không lây nhiễm ra cộng đồng, 517 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm virus nCoV.

Ngoài ra, còn có 54 trường hợp nghi ngờ được cách ly và giám sát, 249 trường hợp có liên quan tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính được theo dõi.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, do tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động phòng chống theo phương châm không chủ quan, không bị động, không hoang mang. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thành lập bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường, trưng dụng Trường Quân sự tỉnh làm khu giám sát tập trung các đối tượng tiếp xúc gần với người bệnh với sức chứa 500 người.

© Ảnh : Dương Ngọc - TTXVNnghiêm
Việt Nam thử nghiệm dùng thuốc kháng HIV/AIDS điều trị coronavirus? - Sputnik Việt Nam
nghiêm

Đáng chú ý, do nhiều luồng thông tin xuất hiện ở cộng đồng, tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị  đối với người nước ngoài (nhất là người Trung Quốc), người bị nhiễm bệnh, người thuộc đối tượng cách ly tại cơ sở y tế và cộng đồng.

Phục vụ công tác phòng, chống dịch, tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly y tế, sàng lọc, điều trị, tập huấn chuyên môn, kiểm soát chặt các khu vực có dịch, cử lực lượng canh gác, hạn chế đi lại của người dân, phương tiện giao thông.

Tỉnh yêu cầu các cán bộ, công chức các cấp, các ngành nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp né tránh, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình vi phạm các quy định.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đề nghị Trung ương một số nội dung liên quan đến việc cấp bổ sung thuốc khử trùng, khẩu trang y tế, hỗ trợ về chuyên môn, điều trị.

Việt Nam hoàn toàn chữa được bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus

Chiều 10.2, ba bệnh nhân viêm phổi cấp do coronavirus gây ra đều đến từ Vĩnh Phúc cũng đã xuất viện.

Phát biểu tại buổi lễ tiễn các bệnh nhân xuất viện, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Phạm Ngọc Thạch cho biết, trong quá trình điều trị đã quản lý bệnh nhân chặt chẽ tại phòng cách ly đặc biệt, thay đồ phòng hộ thường xuyên. Nhờ trang thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại, khả năng điều trị thành công cho bệnh nhân rất cao. 

Xe cứu hỏa và xe cứu thương nơi tàu du lịch Diamond Princes bị cách ly tại cảng Yokohama của Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Du thuyền Diamond Princess với nhiều hành khách nhiễm coronavirus từng ghé các cảng Việt Nam

Tham dự và phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao các bác sĩ đã áp dụng phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh và đặc điểm tình hình Việt Nam, kế thừa kinh nghiệm các đợt chống dịch bệnh trước đây nên tổ chức tốt việc cách ly, giám sát. Nhờ vậy, một mặt bệnh viện điều trị thành công các bệnh nhân, mặt khác chặn dịch lây lan ra cộng đồng.

Đồng thời, Thứ trưởng Tuyên đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đảm bảo trang thiết bị, nhân lực để tiếp nhận điều trị các bệnh nhân ở tuyến dưới chuyển đến.

Bộ Y tế đã giao cho Cục Khám, chữa bệnh chủ trì cùng các đơn vị có liên quan xây dựng phác đồ điều trị, phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể của Việt Nam, cũng như phác đồ cho từng người bệnh. Chính vì vậy, điều trị bước đầu đã thu được kết quả tốt, với 6 bệnh nhân đã chữa khỏi và được xuất viện”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện chưa có vắc-xin hay thuốc trị đặc hiệu virus corona. Các bệnh nhân nhiễm coronavirus được điều trị theo phác đồ, tức điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Lương Ngọc Khuê cho biết Việt Nam hoàn toàn chữa được bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona.

Đại diện WHO tại Việt Nam: Ống thổi kiểm tra nồng độ cồn chỉ dùng một lần

Đây là khuyến cáo mới nhất được đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra trước diễn biến tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới coronavirus gây nên.

Trước đó, dư luận Việt Nam đã xuất hiện nhiều lo ngại việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) có bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ và gây nguy cơ lây lan virus gây bệnh hay không.

MERS  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nghiên cứu thành công bộ Kit thử nhanh 2019-nCoV

Theo đó, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam - Tiến sỹ Kidong Park, trong thư gửi tới Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng đã nhấn mạnh: Cần thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cụ thể, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến cáo việc thực thi Luật Giao thông đường bộ, các quy định pháp luật khác, trong đó có quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật có liên quan nên được tiếp tục.

Trả lời TTXVN về việc liệu áp dụng các phương pháp kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT hiện nay có đảm bảo an toàn hay không, TS. Kidong Park cho biết nhiều thông tin quan trọng. Theo quan điểm của ông, lái xe khi say rượu là một nguy cơ vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của mọi người. Trung bình hàng ngày, rượu đã gây ra 15 vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và 4 người chết ở Việt Nam. Chính vì vậy, đảm bảo thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn của lái xe là rất quan trọng để bảo vệ mạng sống của người tham gia giao thông và chúng ta cần phải tiếp tục làm việc này.

“Khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn của lái xe, cần áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa lây nhiễm. Thứ nhất, để bảo vệ cán bộ Công an, thứ hai, bảo vệ người lái xe khỏi những nguy cơ bị lây nhiễm vào bất kỳ thời điểm nào”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn phun hóa chất diệt khuẩn mỗi nơi có bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đi qua. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế họp báo: Việt Nam tự tin chống dịch coronavirus
Vị chuyên gia cũng đưa ra những khuyến nghị cần thiết để đảm bảo an toàn trong thực hiện kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Theo đó, đại diện của WHO khẳng định, ống thở một lần chỉ được phép sử dụng một lần.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh những điểm chính sau đây. Thứ nhất, cán bộ Công an phải đeo khẩu trang y tế và phải được cung cấp cồn rửa tay. Thứ hai, máy thở chỉ nên do một cán bộ Công an giữ một cách an toàn trong suốt ca làm việc của mình và cần phải được làm sạch đúng cách trước, trong ca và sau ca làm việc. Sử dụng cồn để vệ sinh ống thở. Ống thở một lần chỉ được phép sử dụng một lần. Sau khi sử dụng phải được thu lại, sau đó hủy đúng cách”, TS. Kidong Park cho hay.

Vị chuyên gia khẳng định, việc đảm bảo thực thi, kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe cần phải được tiếp tục theo quy trình chuẩn hóa và đúng cách để đảm bảo an toàn cho cán bộ Công an cũng như cho người tham gia giao thông. Các biện pháp để phòng lây nhiễm cho lái xe và cho cán bộ Công an cần được nghiêm túc thực hiện để giúp loại bỏ bất kỳ nguy cơ nào liên quan đến việc lây nhiễm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала