Tuột dốc không phanh: Boeing không thể bán máy bay

© AP Photo / Ted S. WarrenBoeing 737 MAX 8 (Archivbild)
Boeing 737 MAX 8 (Archivbild) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập đoàn Boeing thông báo khoản lỗ «khủng», lần đầu tiên kể từ năm 1997. Còn trong tháng 1, không hề nhận được đơn đặt hàng nào về máy bay – chuyện chưa từng có trong gần sáu chục năm qua. Để thoát ra khỏi khủng hoảng, đòi hỏi phải mất chí ít là hai năm, như ban lãnh đạo tập đoàn thừa nhận.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Chẳng ai cần nữa

Các chuyến bay của Boeing 737 MAX đã bị cấm sau hai vụ tai nạn lớn vào tháng 10 năm 2018 và tháng 3 năm 2019. Trên sàn xếp dãy hàng trăm chiếc máy bay, các hãng hàng không ngừng đặt mẫu máy bay này và chuyển sang yêu cầu các đối thủ cạnh tranh.

Boeing 737-8 MAX - Sputnik Việt Nam
Máy bay Boeing không ai cần đến

Trong quý III, doanh thu của tập đoàn đã tuột dốc 21% (đến 19,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018 (25,1 tỷ USD). Các khoản nợ trong năm tăng 5,5 tỷ USD, còn những khoản kinh phí khả dụng chỉ tăng 1,3 tỷ USD. Dòng tiền lãi trượt xuống mức âm.

Theo kết quả toàn năm, lần đầu tiên sau hai thập niên Boeing chịu thua lỗ, mà lại là với mức kỷ lục: 636 triệu USD. Năm 2018 từng có khoản lãi 10,46 tỷ USD. Và vấn đề này tiếp tục tồn tại không biến đi. Năm mới bắt đầu và không gì tồi tệ hơn. Suốt cả tháng 1, lần đầu tiên kể từ năm 1962, tập đoàn tuyệt nhiên không nhận được đơn đặt hàng nào. Còn đối thủ cạnh tranh châu Âu Airbus thì có 274 hợp đồng mới - kết quả xuất sắc nhất trong 15 năm.

Năm 2019, tập đoàn châu Âu đã vượt mặt Boeing gấp 2 lần trong việc cung cấp máy bay dân dụng, bây giờ lợi thế đơn giản là chưa từng thấy.

Boeing 737 Max 8 - Sputnik Việt Nam
Nhân viên của Boeing gọi 737 MAX là "những thằng hề được thiết kế"
«Boeing đối mặt với cuộc khủng hoảng thảm hại nhất trong lịch sử 103 năm của tập đoàn», - ông Scott Hamilton, chuyên gia tư vấn về ngành hàng không-vũ trụ tuyên bố với tờ The Wall Street Journal (WSJ). 

Cả chính tập đoàn kiêu hùng cũng thừa nhận thực tế quá u ám này.

«Sẽ cần tối thiểu 2 năm trước khi việc sản xuất 737 MAX trở lại được mức trước khủng hoảng, là 57 chiếc mỗi tháng», - Giám đốc tài chính của Boeing là Greg Smith thông báo hồi tuần trước.

Không vội dỡ bỏ lệnh cấm

Theo quan điểm của các nhà phân tích, vào năm 2020, những vấn đề tài chính của Boeing sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Nhà sản xuất máy bay từng trông đợi rằng lệnh cấm đối với các chuyến bay của 737 MAX sẽ kéo dài không quá ba tháng. Thế nhưng 11 tháng đã trôi qua và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ không vội vàng hủy lệnh này. Hồi cuối tháng 1, tập đoàn phải đình chỉ sản xuất 737 MAX trong thời hạn không xác định.

Chiếc máy bay Boeing 737 MAX trở về từ chuyến bay thử nghiệm tại Boeing Field ở Seattle, Washington - Sputnik Việt Nam
Từ năm 2020 hãng Boeing sẽ ngừng sản xuất máy bay 737 MAX

Đồng thời, như ghi nhận của Phó Chủ tịch tập đoàn phụ trách tiếp thị là Randy Tinset, Boeing sẽ khôi phục quy trình sản xuất 737 MAX thậm chí trước khi được phép tái vận hành loại phi cơ này (dự kiến vào giữa năm nay).

Nhưng ngay cả các hãng hàng không sẵn sàng cất cánh trên 737 MAX sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ cũng ngờ vực về khả năng thực hiện việc này một cách nhanh chóng. Tai tiếng của loại máy bay này quá tệ, lại thêm không rõ là các hành khách và phi hành đoàn liệu có muốn bay với nó hay chăng.

«Chúng tôi không tin chắc rằng sau khi trở lại thị trường, 737 MAX sẽ nhận được yêu cầu của hành khách», - các chuyên gia phân tích của hãng UBS (Thuỵ Sĩ) khái quát. Các hãng hàng không Mỹ lớn nhất như American Airlines và Southwest Airlines thông báo rõ: khách hàng có quyền từ chối không dùng chuyến bay của 737 MAX.

Còn Hiệp hội Công đoàn Phi công dân dụng Hoa Kỳ đang chuẩn bị đâm đơn kiện Boeing vì đã che giấu các phi công về mối nguy hiểm tiềm ẩn của những chiếc máy bay này.

Theo dữ liệu của The Wall Street Journal, việc hủy bỏ hàng nghìn chuyến bay 737 MAX và trả tiền bồi thường cho các hãng hàng không vì thời gian bỏ trống thuần tuý là 9,2 tỷ USD. Như vậy, tổng thiệt hại tài chính mà Boeing phải gánh chịu do hai vụ tai nạn hàng không lên tới gần 19 tỷ USD - gấp đôi so với ước tính ban đầu.

 Boeing - Sputnik Việt Nam
Việc trở lại giấy phép cho Boeing 737 MAX cần phải diễn ra "rất cẩn thận"

Theo xác nhận của CNBC dẫn nguồn tin trong tập đoàn, Boeing đang cố gắng thương lượng về khoản vay 10 tỷ USD để đối phó với tốn phí quá «khủng». Trong số những người cho vay tiềm năng gồm Citigroup, Bank of America Merrill Lynch, Wells Fargo và JP Morgan.

Mất 0,5% GDP

737 MAX chiếm khoảng ¼ tổng sản lượng máy bay ở Hoa Kỳ. Như khẳng định của các chuyên gia phân tích tại JP Morgan, ngay cả khi việc sản xuất và vận hành được tiếp nối, thì những vấn đề của Boeing còn chưa buông tha mà sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ bởi đầu tư chững lại và cắt giảm xuất khẩu.

Do việc ngừng sản xuất những máy bay này, tăng trưởng GDP Hoa Kỳ sẽ chậm lại. Trong mọi trường hợp, Bank of America giữ quan điểm như vậy và đã hạ dự báo trong quý đầu từ 1,7% xuống 1,2%.

Cả Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng thừa nhận rằng vấn đề của một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Như tuyên bố của Bộ trưởng Stephen Mnuchin, những khó khăn của Boeing trong năm 2020 sẽ khiến nước Mỹ mất đi 0,5% GDP.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала