Các phi hành gia từng bay lên Mặt trăng có nguy cơ tử vong sớm cao hơn

© Ảnh : NASANgười Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng
Người Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Nguy cơ tử vong sớm ở các phi hành gia từng bay lên Mặt trăng cao gấp hai lần so với những phi hành gia Mỹ bình thường, các nhà khoa học nhận xét và cho rằng điều này liên quan đến stress và trạng thái bên ngoài khu vực từ trường Trái đất.
"Nguy cơ tử vong sớm đối với các phi hành gia bay lên Mặt trăng cao hơn gấp khoảng hai lần so với toàn bộ đoàn phi hành gia Mỹ và gấp bốn lần so với các phi hành gia chỉ thực hiện các chuyến bay trên quỹ đạo thông thường. Do sự khác biệt về thời gian bay và liều ảnh hưởng bức xạ giữa các chuyến bay này là không đáng kể nên các nhà khoa học nhận định rằng đây là hậu quả của việc từ trường mặt trăng ít hơn đáng kể so với Trái đất và có thể do trạng thái stress liên quan đến chuyến bay liên hành tinh". Đây là kết luận nghiên cứu do Viện Y sinh tiến hành theo hướng dẫn của Viện HLKH Nga.
Phi hành gia  - Sputnik Việt Nam
Liệu có khả năng đưa các phi hành gia vào trạng thái «ngủ đông» để bay lên vũ trụ?

Kết quả nghiên cứu cũng được nêu trong một bài báo khoa học đăng trong số mới ra của tạp chí "Hàng không vũ trụ và Y học môi trường".

Để phân tích, các nhà nghiên cứu đã lấy dữ liệu về các phi hành gia người Mỹ: 36 phi hành gia thực hiện các chuyến bay trên quỹ đạo quanh Trái đất, 23 phi hành gia đã từng bay lên Mặt trăng, một số người trong đó đã lưu lại trên bề mặt Mặt trăng từ 2 đến 75 giờ, dữ liệu được lấy từ các nhóm gồm 59 phi hành gia thực hiện các chuyến bay trên quỹ đạo, bao gồm cả các chuyến bay đến Mặt trăng, 27 phi hành gia được lựa chọn nhưng chưa thực hiện chuyến bay, và toàn bộ đoàn phi hành gia của Mỹ gồm 86 thành viên.

Các nhà khoa học lưu ý rằng 4 phi hành gia bay lên Mặt trăng có tỷ lệ tử vong sớm: James Irwin (mất khi 56,5 tuổi) và Ronald Evans (mất khi 61,2 tuổi) do các bệnh về hệ tuần hoàn máu; John Swigert và Alan Shepard mất ở độ tuổi 51,4 và 74,7 tuổi do ung thư xương và ung thư máu. Trong khi đó 6 sáu phi hành gia khác là John Young, Eugene Cernan, Neil Armstrong, Richard Gordon, Alan Bean và Edward Mitchell thì sống thọ hơn - từ 82 đến 88 tuổi.

Trong những năm 1969-1972 theo chương trình Apollo của Mỹ đã thực hiện sáu lần đổ bộ lên Mặt trăng, có 12 phi hành gia của NASA đã đặt chân lên đó. Chương trình N1-L3 của Liên Xô đưa các phi hành gia đổ bộ lên Mặt trăng đã bị dừng lại sau bốn lần xảy ra sự cố đối với tên lửa đẩy N-1 trong giai đoạn 1969-1972. Kể từ đó đến nay con người không bay ra ngoài quỹ đạo và vùng từ trường Trái đất thêm lần nào nữa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала