Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 vẫn tang so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỗi ngày giảm 150 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu vì COVID-19

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4%. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng ước tính nhập siêu 176 triệu USD.

Khá nhiều người dân ưa chuộng khẩu trang vải vì sự tiện dụng khi ra đường.  - Sputnik Việt Nam
Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước (tăng 6%) tiếp tục cao hơn tốc độ tăng của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 0,9%), qua đó đưa tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước trong cơ cấu xuất khẩu tiếp tục tăng (chiếm trên 31%).

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 15 tỷ USD, tăng 2,7%. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,75 tỷ USD, tăng 2,2%.

Tổng cục Hải quan công cho biết tình hình thu ngân sách Nhà nước tháng 2 và 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ 2019 do ảnh hưởng của COVID-19. Tháng 2, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 23.700 tỷ đồng, giảm hơn 2.300 tỷ đồng so với tháng 1. 

Bình quân mỗi ngày số thu 2 tháng đầu năm nay khoảng 1.308 tỷ đồng, ít hơn 150 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng có số thu lớn (máy móc, thiết bị, sắt thép, xăng dầu) đều giảm. 

Hai du khách Nga say sưa chụp ảnh tại di tích Tháp Bà Ponagar. - Sputnik Việt Nam
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 giảm mạnh do COVID-19

Samsung là lý do khiến xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trong 2 tháng đầu năm?

Theo Tổng cục Thống kê, một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 6,9 tỷ USD, tăng 2,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,4 tỷ USD, tăng 26,7%; hàng dệt may đạt 4,5 tỷ USD, giảm 1,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3 tỷ USD, tăng 19,6%; giày dép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 4%.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước như thuỷ sản, cà phê, rau quả. Riêng gạo đạt 372 triệu USD, tăng 20,5% (lượng tăng 15%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 9,8 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,7%; thị trường EU đạt 5 tỷ USD, giảm 7,7%; ASEAN đạt 3,5 tỷ USD, giảm 9,3%; Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 8,9%; Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD, giảm 6,5%.

Về nhập khẩu hàng hoá, một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt giá trị cao trong 2 tháng đầu năm nay: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 17,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,3 tỷ USD, giảm 3,7%; điện thoại và linh kiện đạt 2,1 tỷ USD, tăng 17,2%; vải đạt 1,6 tỷ USD, giảm 10,5%; chất dẻo đạt 1,2 tỷ USD, giảm 9,5%; sắt thép đạt 1,1 tỷ USD, giảm 18,5%.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 8 tỷ USD, tăng 9%; ASEAN đạt 4,5 tỷ USD, giảm 9,6%; Nhật Bản đạt 2,8 tỷ USD, tăng 0,2%; EU đạt 2,1 tỷ USD, tăng 3,5%; Hoa Kỳ đạt 2,1 tỷ USD, tăng 13,6%.

So với cùng kỳ, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với 2 tháng đầu năm ngoái, và nguyên nhân chủ yếu là do Samsung tăng cường xuất khẩu các mặt hàng mới. Nếu so sánh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của hai tháng cuối năm ngoái với hai tháng đầu năm nay, có thể thấy rõ sự sụt giảm rất mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала