Tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn: những người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đang ồ ạt đổ sang châu Âu

© REUTERS / Costas BaltasNgười tị nạn Afghanistan đổ bộ vào bờ đảo Lesbos của Hy Lạp
Người tị nạn Afghanistan đổ bộ vào bờ đảo Lesbos của Hy Lạp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi một số phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ và nước ngoài đưa tin rằng, Ankara đã quyết định không ngăn cản người tị nạn từ Syria và các nước khác chạy sang châu Âu bằng đường bộ và đường biển, dòng người tị nạn bắt đầu tiến về Istanbul.

Hàng ngàn người tị nạn và người di cư, chủ yếu là người Syria và người Afghanistan, đến Istanbul để lên các xe buýt do những hiệp hội hỗ trợ người tị nạn cung cấp, rồi đến tỉnh Edirne giáp biên giới với Hy Lạp và Bulgaria để sau đó đến châu Âu bằng đường bộ. Những người di cư tìm cách đến châu Âu thông qua trạm kiểm soát Kapıkule trên biên giới với Bulgaria và trạm kiểm soát Pazarkule mở đường đến Hy Lạp.

Những người tị nạn - Sputnik Việt Nam
Hàng ngàn người tị nạn kéo đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu Âu

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, đại diện chính quyền địa phương nói rằng, quá trình vận chuyển những người tị nạn đang diễn ra suôn sẻ, có vẻ quá trình này đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Hiện chưa rõ bao nhiêu người đã tập trung tại Edirne và đang trên đường đến đó. Tuy nhiên, đại diện của công ty xe buýt tại nhà ga Esenler của Istanbul cho biết, chỉ trong một ngày, hơn 500 người đã mua vé xe buýt của công ty và lên đường đến biên giới.

Những người di cư rời Istanbul kỳ vọng gì? Tại sao hàng ngàn người muốn rời Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu?

Sputnik cố gắng tìm ra câu trả lời khi nói chuyện với một số người tị nạn đang chờ xe buýt đến biên giới Hy Lạp và Bulgaria tại nhà ga Esenler và ở Kazlıçeşme.

Một chàng trai trẻ từ Afghanistan, 24 tuổi, người ẩn danh, sống ở Thổ Nhĩ Kỳ trong một năm. Anh chia sẻ:

“Tôi muốn rời đi vì cuộc sống ở đây là khó khăn về mọi mặt. Ở đây những người Syria có tất cả mọi thứ, thậm chí cả hồ sơ y tế và họ có thể đến bệnh viện khi họ muốn. Nhưng chúng tôi không được phép vào bệnh viện. Vợ tôi vẫn ở Afghanistan, còn tôi buộc phải rời đi. Tôi đã làm việc tại một công trường xây dựng ở đây”.
© REUTERS / Costas BaltasNgười tị nạn Afghanistan đổ bộ vào bờ đảo Lesbos của Hy Lạp
Tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn: những người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đang ồ ạt đổ sang châu Âu - Sputnik Việt Nam
Người tị nạn Afghanistan đổ bộ vào bờ đảo Lesbos của Hy Lạp

Anh Muhammad ,20 tuổi, người Syria đến từ Damascus, sống ở Thổ Nhĩ Kỳ trong ba năm. Ước mơ của anh là đi du học ở châu Âu. Anh nói:

“Tại Syria, tôi đã tốt nghiệp trung học, nhưng sau đó đã bùng nổ chiến tranh, tôi buộc phải bắt đầu kiếm tiền. Tôi sống ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 năm, nhưng tôi mơ ước chuyển đến châu Âu và học đại học ở đó”.

Anh Alan, 32 tuổi, đã đến Thổ Nhĩ Kỳ từ Kamyshly tám năm trước. Trong thời gian này, anh đã sống ở Mardin, Adan và Istanbul. Alan, giống như Muhammad, đã tốt nghiệp trung học ở quê hương, và sau khi đến Thổ Nhĩ Kỳ anh bắt đầu làm việc.

“Tôi bắt đầu làm việc ngay sau khi đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi nói thành thạo 5 thứ tiếng, nhờ đó tôi tham gia vào các hoạt động dịch thuật. Tôi muốn đến châu Âu, vì những người thân của tôi hiện sống ở Đức. Họ có nhà hàng riêng ở đó. Tôi muốn đến với họ”, - anh nói.

Anh Ashraf, 27 tuổi, đã đến Thổ Nhĩ Kỳ từ Afghanistan một năm rưỡi trước. Theo anh, suốt thời gian này anh đã cố gắng kiếm tiền, làm nhân viên phục vụ trong một nhà hàng trên quảng trường Taksim, nhưng giờ đây anh không thể làm việc ở đó.

© AFP 2023 / Bulent KilicTình hình tại Trạm kiểm soát Pazarkul ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, nơi cảnh sát Hy Lạp đã sử dụng hơi cay chống lại người tị nạn
Tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn: những người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đang ồ ạt đổ sang châu Âu - Sputnik Việt Nam
Tình hình tại Trạm kiểm soát Pazarkul ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, nơi cảnh sát Hy Lạp đã sử dụng hơi cay chống lại người tị nạn
“Một năm rưỡi trôi qua kể từ khi tôi đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi đã làm bồi bàn trong một nhà hàng trên quảng trường Taksim, đã sống cách nhà hàng không xa. Nhưng bây giờ ở Thổ Nhĩ Kỳ, mọi thứ đã tăng giá đến mức gần như không thể sống ở đây. Tôi không muốn quay về nước, tình hình ở đó cũng rất khó khăn. Chính bởi vậy, tôi muốn đến châu Âu với hy vọng tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn”, - anh Ashraf nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала