Tại sao trên lục địa đông đúc mà người ta vẫn muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều hơn

CC0 / / Cô bé.
Cô bé. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Học tập chăm chỉ, làm việc cần mẫn, cải thiện kinh tế và sinh con trong đợt «giải lao», mà tốt nhất là sinh mấy đứa con, các phụ nữ châu Á hiện đại đang thực sự đưa khẩu hiệu của Mao Trạch Đông vào đời sống, khẳng định rằng «Nữ giới nắm giữ một nửa bầu trời».

Sputnik giới thiệu bài viết tiết lộ cách thức thành công của những người phụ nữ đó và xem có ai «chống lưng» hỗ trợ cho họ hay chăng.

Gia đình châu á - Sputnik Việt Nam
Cả gia đình và việc làm: Nhà khoa học Hàn Quốc về giải pháp tăng tỷ lệ sinh con

Tám năm trước, khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố khởi động cái gọi là Jekonomiki. Vị thế của phụ nữ trong cộng đồng xã hội Nhật Bản cần được cải thiện đáng kể, còn chính bản thân họ sẽ được trao cơ hội «tỏa sáng».

Nhưng cuộc sống không đẹp như mơ và đã tự nó đưa ra những điều chỉnh: nền kinh tế chững lại, cư dân già đi nhanh chóng. Nếu dăm chục năm trước, những người Nhật cao niên (từ 65 tuổi trở lên) là 6,3%, thì bây giờ họ chiếm tới 26,6%. Và thay vì «tỏa sáng», phụ nữ buộc phải giải quyết những vấn đề mới. Cụ thể: làm việc tích cực hơn và sinh con nhiều hơn. Nhưng phối hợp thứ này với thứ kia đâu phải là nhiệm vụ dễ dàng.

Hồi tháng 1, Bộ trưởng Bộ Môi trường Shinjiro Koizumi, con trai của cựu Thủ tướng và là một trong những nhân vật kế nhiệm tiềm năng của ông Abe, bỗng đột ngột tuyên bố sẽ nghỉ phép chăm con. Vị quan chức này dự định dành thời gian cho đứa bé mới sinh, nếu cần thiết sẽ làm việc nhưng theo lối từ xa và với lịch trình cắt giảm. Quyết định của Bộ trưởng đã khiến mọi người phấn khích, bởi vì vấn đề nghỉ thai sản từ lâu vẫn là mối phiền hà cho nữ nhân viên các công ty và tập đoàn.

phụ nữ tại bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Tại sao phụ nữ Trung Quốc quyết định ra nước ngoài đông lạnh trứng?

Câu chuyện về những nhân viên người Nhật ngồi lì đến khuya ở chỗ làm hoàn toàn không phải là hoang đường. Có hiện tượng phổ biến là karosi - tử vong sớm do kiệt quệ làm việc quá sức. Hơn nữa, không nhất thiết phải lao động hiệu quả, mà chỉ cần dành nhiều thời gian ở chỗ làm. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai và sản phụ sau sinh, lịch trình như vậy là nan đề. Nhiều người đối mặt với áp lực từ phía sếp và đồng nghiệp: người ta không muốn thấy ai đó rời đi «sớm hơn», có nghĩa là ra về đúng giờ. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp còn cảm thấy khó chịu khi một người phụ nữ hưởng chi phí của công ty mà chỉ ngồi nhà với một đứa trẻ suốt trong 36 tuần theo như luật định.

Một trường hợp diễn ra 5 năm trước đặc biệt có sức mạnh cộng hưởng lớn trong cộng đồng Nhật Bản. Sayaka Osakabe bị tổn hại vì thói bạo hành sinh sản tại nơi làm việc: sếp từ chối giảm khối lượng công việc của Sayaka sau khi cô bị sảy thai lần đầu và khăng khăng đòi để cô gái không cố gắng sinh con nữa. Sau khi Sayaka bị sảy thai lần thứ hai, ông chủ liên tục tra hỏi cô có «thấy tháng» không, liệu cô có quan hệ tình dục hay chăng. Người phụ nữ này đã bỏ việc và thành lập tổ chức xã hội để giúp đỡ các nạn nhân của lối hành xử thô bạo như vậy – «Matahara» (kết hợp từ hai chữ «làm mẹ» và «quấy rối»).

© Fotolia / MilatasNgười phụ nữ Nhật Bản với con gái trong công viên
Tại sao trên lục địa đông đúc mà người ta vẫn muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều hơn - Sputnik Việt Nam
Người phụ nữ Nhật Bản với con gái trong công viên

Kể từ đó, phụ nữ Nhật Bản ngày càng tích cực đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình tại nơi làm việc và không chỉ về quyền thực hiện chức năng sinh sản. Tháng 11 năm 2019, trong các mạng xã hội, họ kêu gọi  dỡ bỏ lệnh cấm đeo kính ở nơi làm việc. Điều cấm đoán này có hiệu lực, ví dụ, với những nữ tiếp viên mặc kimono. Nhà tuyển dụng cho rằng cặp kính làm hỏng hình ảnh người phụ nữ Nhật truyền thống.

Các cô gái trong trang phục truyền thống Hàn Quốc chụp ảnh selfie, Seoul - Sputnik Việt Nam
Vì sao người Hàn Quốc đổ xô tới Việt Nam?

Gây tiếng vang ồn ào còn là cả đợt hành động «không cao gót» - nhiều ông chủ buộc các nữ nhân viên phải luôn luôn mang giày cao gót ở chỗ làm. Phong trào nhận được tên gọi là #KuToo (ghép từ tiếng Nhật «giày» và «nỗi đau») tương tự như  #MeToo - một phong trào toàn cầu chống lại bạo lực và quấy rối tình dục.

Tuy nhiên, ở một số khía cạnh, ban lãnh đạo Nhật Bản đã thành công. Theo báo cáo của UNICEF hồi năm ngoái, chỉ riêng ở Nhật Bản thì đàn ông có thể nghỉ phép để chăm sóc con nhỏ trong bảy tháng rưỡi. Để so sánh: ở Hàn Quốc, kỳ nghỉ phép tương tự dành cho ông bố chỉ gồm 17 tuần.

Trần kính

Giới phụ nữ Hàn Quốc đang ngày càng hay nói về cái gọi là «trần kính». Ẩn dụ này mô tả một thứ rào cản vô hình nhưng hiện hữu đối với thăng tiến sự nghiệp - ở nước này rào cản đó được coi là thuộc loại cứng rắn nhất thế giới.

© AFP 2023 / Jacquelyn MartinTrẻ em chơi ở Seoul
Tại sao trên lục địa đông đúc mà người ta vẫn muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều hơn - Sputnik Việt Nam
Trẻ em chơi ở Seoul

Mặc dù trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc dẫn đầu về số lượng phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi có trình độ đại học, tỷ lệ phụ nữ làm việc lại khá thấp - ở bảng xếp hạng tương ứng, đất nước này đứng thứ 30 trong số 36. Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá thấp về tình hình với nữ quyền ở Hàn Quốc, xếp thứ 115 trong tổng số 149. Tổng thống Moon Jae-in thừa nhận tình trạng này là một «thực tế đáng xấu hổ».

Trong những năm gần đây, thái độ đối với vấn đề đang dần thay đổi. Ba ngân hàng lớn nhất của Hàn Quốc - KB Kookmin, KEB Hana và Shinhan - đã bị kiện ra tòa vì phân biệt đối xử với phụ nữ trong khâu tuyển dụng. Vụ việc của công ty gas Korea Gas Safety Corporation còn lên tận Tòa án Tối cao. Toà phát hiện ra rằng người đứng đầu tập đoàn, ông Park Ki-dong, đã từ chối không nhận phụ nữ vào làm việc vì lo ngại rằng các chị em này có thể hưởng quyền nghỉ phép chăm sóc con.

© AFP 2023 / Jung Yeon-JeTrẻ em chơi trong đài phun nước ở trung tâm Seoul
Tại sao trên lục địa đông đúc mà người ta vẫn muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều hơn - Sputnik Việt Nam
Trẻ em chơi trong đài phun nước ở trung tâm Seoul

Theo kết quả các cuộc thăm dò ý kiến, cứ 4 phụ nữ Hàn Quốc đến dự cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng thì ít nhất 1 người được hỏi liệu có sửa soạn sinh con hay là kết hôn không. Mặc dù theo luật pháp, nếu đó là nguyên cớ để từ chối bố trí công việc, thì người vi phạm phải đối mặt với án tù 5 năm và nộp tiền phạt lên tới 26.500 USD. Tuy nhiên, trong thực tế, chuẩn mực này không được tuân thủ nghiêm túc.

Chẳng hạn, vì phân biệt đối xử với 112 phụ nữ, Ngân hàng KB Kookmin chỉ bị phạt 4.500 USD. Giám đốc Park Ki-dong từ Korea Gas Safety Corporation bị kết án 4 năm tù nhưng lại vì tội ăn hối lộ.

Trong số các trào lưu mới nhất ở Hàn Quốc, có chuyện từ chối kết hôn. Mốt hành xử như vậy có thể là cơn đau đầu cho chính quyền của một nước mà bố cục cư dân lão hóa nhanh chóng: có nhiều cụ già hơn các thanh thiếu niên.

Áp lực xã hội đối với những cô gái «xấp xỉ ba chục xuân xanh» mà chưa có gia đình và con cái, là quá lớn, - blogger Back Ha-na giải thích. Trên kênh của mình, cô bày tỏ quan điểm rằng nỗ lực của Chính phủ để gia tăng tỷ lệ sinh sản là động thái «xúc phạm và đáng thất vọng»: bất kể các biện pháp của chính quyền, giới phụ nữ Hàn Quốc vẫn không có đủ sự hỗ trợ pháp lý để giành chỗ làm việc và không lo sa xuống «hố sâu tài chính» sau khi nghỉ sinh con.

Những phụ nữ «thừa ế»

Sự kết hợp giữa chức năng làm mẹ và phấn đấu sự nghiệp là chủ đề nóng cả ở một đất nước Đông Á khác là Trung Quốc. Quả thật, ở đó cái nhìn vấn đề có hơi khác một chút.

Đám cưới ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Học tập hoặc lấy chồng: tại sao phụ nữ Trung Quốc giấu giếm trình độ học vấn cao

Luật pháp Trung Quốc dành cho phụ nữ 98 ngày nghỉ phép nhất thiết để chăm sóc con. Hai năm trước, tại 29 tỉnh bổ sung thêm từ 1 đến 3 tháng nữa. Các nữ cư dân Khu tự trị Tây Tạng có thể coi mình là người may mắn nhất: ở đó, các sản phụ được dành cả năm cho công việc của người mẹ, vẫn hưởng chi phí của Nhà nước. Các ông bố cũng được phép nghỉ «thai sản» 30 ngày, ở những vùng khác thời hạn này dao động từ một tuần đến một tháng.

Trong khi đó, theo truyền thống ở Trung Quốc, tháng đầu tiên sau khi sinh con là đặc biệt quan trọng và, người ta còn tin rằng là quãng thời gian hết sức nguy hiểm. Họ hàng không cho phép sản phụ rời khỏi nhà, sợ trúng gió độc, phải tránh căng thẳng quá mức, không dọn dẹp và thậm chí không tắm rửa để phòng cảm lạnh và không bị bệnh hậu sản. Một số phụ nữ Trung Quốc vội đi cắt tóc trước khi lên bàn đẻ, vì sẽ phải mang cái đầu tóc không gội suốt mấy tuần. Ai đó tắm thì phải vụng trộm, giấu không để người thân biết, bởi các ông bà già không thể thông cảm cho sự coi nhẹ kiêng kị để bảo toàn sức khỏe như vậy. Mà những người già này thì luôn ở gần để giúp con dâu hoặc con gái.

Giống như các nước láng giềng, những năm gần đây Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề cư dân già đi trông thấy. Để kiềm chế tăng dân số, chính sách «một gia đình - một đứa con» được ban hành vào những năm 1970. Kiểm soát tỷ lệ sinh là việc rất phức tạp, đã sử dụng cả những biện pháp cứng rắn như triệt sản bắt buộc, phá thai đại trà không an toàn. Ở những điểm dân cư nhỏ, các gia đình trẻ xếp hàng dài xin phép sinh thêm con.

phụ nữ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tại sao phụ nữ Trung Quốc thành công nhất trên thế giới?

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đuợc chấp thuận sở nguyện. Mà nông dân luôn cần có người giúp việc ruộng nương. Nếu dân quê phong thanh biết rằng sắp có cuộc kiểm tra, tất cả những phụ nữ «có bầu ngoài kế hoạch» sẽ được đưa đến khu rừng gần nhất để tạm lánh, chờ cho qua chuyến thăm của các thanh tra viên. Phát sinh hiện tượng «đẻ chui», có những em bé sinh ra trong cảnh giữ bí mật với chính quyền. Những đứa trẻ này không được cấp giấy tờ, không được đến trường học, đối với Nhà nước chúng như thể không hề tồn tại.

Tuy nhiên, qua đi 40 năm, hóa ra chẳng có ai phụng dưỡng người già ở Trung Quốc, vì thế đến năm 2016, các gia đình được phép sinh hai con. Kỳ nghỉ thai sản kéo dài cần là một động lực khuyến khích các bậc cha mẹ bổ sung «dân số» trong gia đình. Tuy nhiên, song hành với gia tăng mức sống ở CHND Trung Hoa, chi phí cho trẻ em cũng đã tăng lên đáng kể. Của gia bảo quý hoá không chỉ được gửi đến những ngôi trường chất lượng, mà còn được trao cho gia sư kèm cặp, mà tốt nhất là mời mấy gia sư cùng lúc, được đưa đến các lớp học nhạc học đàn, thư pháp, khiêu vũ, vẽ. Và sau đó nộp tiền cho các trường đại học, tiếp tục bao bọc con cho đến khi cuối cùng nó không dựa dẫm được nữa.

Trong các mạng xã hội, nhiều phụ nữ than phiền rằng bây giờ sẽ phải đối mặt với cảnh phân biệt đối xử khắc nghiệt hơn nhiều khi dự tuyển dụng: nào ai muốn nhận một nữ nhân viên phồn thực, bất cứ lúc nào cũng có thể xin nghỉ vài tháng, hoặc thậm chí trong một năm.

CC0 / Pixabay / Cô bé.
Tại sao trên lục địa đông đúc mà người ta vẫn muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều hơn - Sputnik Việt Nam
Cô bé.

Ngoài ra, các cô gái Trung Quốc hiện đại đang chịu áp lực rất lớn từ công chúng. Một mặt, theo dữ liệu của Tân Hoa Xã năm 2016, một nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ, và họ chiếm 43,1% số người được tuyển dụng. Sáu trong số mười nữ tỷ phú trên thế giới là công dân Trung Quốc. Các bé gái được thúc đẩy học tập, vào các trường đại học danh tiếng, mà như quy tắc, quan hệ với các chàng trai trong giai đoạn này không được khuyến khích.

Đồng thời, mọi người trông đợi rằng sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, các cô gái sẽ lập tức kết hôn và sinh con. Những cô gái mà theo lịch trình như vậy không tìm thấy cơ may thực hiện nghĩa vụ nữ giới của họ, thì bị coi là «thừa ế» - người ta gọi những phụ nữ độc thân 30 một cách xem thường như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала