Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19?

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNNgười bị cách ly tại khách sạn Vanda ra dấu cám ơn lực lượng công an.
Người bị cách ly tại khách sạn Vanda ra dấu cám ơn lực lượng công an. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cập nhật dịch Covid-19 tại Việt Nam: Bộ Công an vạch trần âm mưu thủ đoạn kích động lợi dụng dịch Covid-19 để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Yêu cầu quyết liệt hơn nữa đối với người nhập cảnh vào Việt Nam nhằm tránh nguy cơ lây lan SARS-CoV-2.

Chuyên gia y tế Việt Nam lên tiếng về việc thả nổi để tạo miễn dịch cộng đồng đối với coronavirus. Đà Nẵng lập 7 chốt chặn, kiểm tra thân nhiệt để phòng Covid-19. TP HCM khẳng định, 224/505 số ca cách ly được xác định âm tính với Covid-19. Đồng thời, tại Việt Nam, chính thức thực hiện lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam: Hai ca bệnh nặng phải thở máy

Theo cập nhật của Bộ Y tế lúc 11h30 ngày 16.3.2020 về tình hình dịch Covid-19: Việt Nam ghi nhận 57 ca mắc Covid-19, trong số 41 ca nhiễm mới có nhiều du khách là người nước ngoài, đang được tích cực điều trị và theo dõi chặt chẽ sức khỏe tại Việt Nam. Số ca xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính: 7.462 trường hợp.

Trong số 57 ca nhiễm SARS-CoV-2, có 16 người (tính từ ngày 23.1-13.2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện, Việt Nam đang giám sát chặt chẽ 102 trường hợp nghi nhiễm, và có gần 29.929 trường hợp cách ly, theo dõi y tế do có tiếp xúc gần hay trở về từ vùng có dịch. Các tỉnh có người mắc Covid-19, Vĩnh Phúc (11 ca), TP.HCM (8 ca),  Khánh Hòa (1 ca), Thanh Hóa (1 ca),  Hà Nội (11 ca), Ninh Bình (1 ca),  Quảng Ninh (5 ca),  Lào Cai (2 ca),  Đà Nẵng (3 ca),  Huế (2 ca),  Quảng Nam (3 ca), Bình Thuận (9 ca).

Cán bộ y tế mặc áo bảo hộ, khẩu trang trước khi vào chăm sóc sức khỏe cho các công dân được cách ly tại trung tâm.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế yêu cầu tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị cho các ca nhiễm COVID-19

Sáng 16.3, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin với báo giới cho biết, hiện bệnh viện này đang điều trị cho 15 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó có 5 trường hợp diễn biến lâm sàng, 3 trường hợp có ho, sốt nhẹ. Đáng chú ý, có 2 trường hợp diễn biến nặng hơn, khó thở, phải thở máy.

Theo Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 2 bệnh nhân nặng gồm 1 người Anh (69 tuổi) và 1 nữ bệnh nhân người Việt Nam (61 tuổi). Cả hai đều có tình trạng bệnh nền nặng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tuổi cao.

“Chúng tôi đang hội chẩn, tập trung cấp cứu, theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe cho 2 bệnh nhân này”, TS.BS Phạm Ngọc Thạch thông tin cho biết.

Đồng thời, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khẳng định, ngay khi diễn biến bệnh của 2 trường hợp này nặng hơn, Bệnh viện đã báo cáo Bộ Y tế, theo đó, đoàn chuyên gia Bộ Y tế của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhiệt đới đã hội chẩn khẩn cấp cho 2 bệnh nhân này. Trước đó, ngay trong tối qua (15/3), Bệnh viện đề xuất mời thêm các bác sĩ đầu ngành của bệnh viện Bạch Mai, hỗ trợ, chung tay cùng bệnh viện nhiệt đới tham gia vào công tác phòng, chống Covid-19.

“Hiện nay, bệnh viện đã bố trí về khu vực cách ly đảm bảo đầy đủ yếu tố, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ máy móc, phương tiện thiết bị phục vụ điều trị các ca bệnh Covid-19 tốt hơn”, đại diện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khẳng định.

Covid-19: Không để “trong đánh ra, ngoài đánh vào”

Sáng 16.3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp về các biện pháp phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh.

“Tình hình dịch bệnh bên ngoài diễn biến xấu rất nhanh, bên cạnh việc kiên trì thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, cần ngăn chặn mạnh, dứt khoát hơn, không để xảy ra tình trạng “trong đánh ra, ngoài đánh vào”, Ban Chỉ đạo nêu rõ.

Cán bộ tổ công tác đo thân nhiệt cho người dân trong khu cách ly trường quân sự Sơn Tây. - Sputnik Việt Nam
Ra mắt hệ thống khai báo sức khỏe du lịch để phòng, chống dịch COVID-19
Ban chỉ đạo nhận định, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới, vượt tầm kiểm soát. Do đó, cần triển khai các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nữa đối với người nhập cảnh vào Việt Nam. Các ý kiến đề nghị tiến hành đo thân nhiệt, phân luồng người nhập cảnh ngay khi xuống máy bay. Đối với người nước ngoài, cần điều chỉnh lại quy trình tiếp nhận. Đối với công dân Việt Nam từ vùng có dịch về nước, cần nhanh chóng giải phóng người tập trung ở sân bay để sớm đưa về khu cách ly tập trung theo quy định.

Tại Việt Nam, mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang kiểm soát tốt, nhưng trước tình hình dịch diễn biến phức tạp trên thế giới, các chuyên gia cho rằng, phải tiến hành đồng bộ các biện pháp để phát hiện càng sớm càng tốt.

Theo Ban Chỉ đạo, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát hiện nhanh nhất người mắc bệnh, triển khai thực hiện hiệu quả việc khai báo y tế bắt buộc, khai báo y tế tự nguyện toàn dân, phân loại các nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, những người già, người có bệnh nền.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.
Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh sàng lọc, phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị, dập dịch tại chỗ, phát động toàn dân tham gia phòng chống dịch, sử dụng tai mắt nhân dân để phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ. Những người có nguy cơ trước tiên phải tự cách ly ngay tại nhà, sau đó cơ quan y tế cử người đến tận nhà để hướng dẫn, kiểm tra sức khỏe.

Bộ Công an nói về thủ đoạn lợi dụng Covid-19 để chống phá Đảng, Nhà nước

Bộ Công an mới đây đã có thông báo chi tiết về những thủ đoạn được các tổ chức cá nhân phản động lợi dụng nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây bất ổn, hoang mang trong xã hội.

Những ngày này, Việt Nam dù đã chiến thắng trận mở màn, nhưng cũng phải bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV hay còn gọi là SARS-CoV-2) gây ra – dịch bệnh Covid-19.

Chăm sóc bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Hải Dương. - Sputnik Việt Nam
TP.HCM cách ly thêm 1 người nước ngoài nghi nhiễm COVID-19

Trong bối cảnh dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp và khó lường, lan rộng ra ở khoảng 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây lo ngại nghiêm trọng. Bộ Công an khẳng định, Đảng, Nhà nước, toàn quân và dân đã luôn đồng lòng với một quyết tâm là đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, lực lượng Công an nhân dân với nỗ lực và quyết tâm cao nhất tham gia đóng góp tích cực trên mọi mặt của công tác phòng, chống dịch bệnh, là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ Công an đã chủ động, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 từ Bộ tới Công an các đơn vị, địa phương.

“Toàn lực lượng đã vào cuộc một cách quyết liệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan trước dịch bệnh”, Bộ Công an khẳng định.

Tuy nhiên, bên cạnh những tầng lớp nhân dân yêu nước, một lòng chung sức cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, vẫn còn đó những thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước, lợi dụng tình hình của dịch bệnh Covid-19 phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Công an lấy ví dụ những hành động điển hình mang biểu hiện chống phá của các thế lực phản động như: kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm.

“Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội”, Bộ Công an nhấn mạnh.
“Ví dụ như việc các đối tượng phản động, chống đối đã xuyên tạc “bệnh nhân thứ 17 – Nguyễn Hồng Nhung chỉ là “con dê tế thần” để giúp Chính phủ Việt Nam nhận tiền tài trợ từ nước ngoài, hợp thức hóa cho việc bùng phát bệnh dịch không phải do người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam gây ra”, thông báo của Bộ Công an vạch trần thủ đoạn của những đối tượng phản động, sử dụng những chiêu trò đánh vào tâm lý đám đông, kích động người dân.

Chưa hết, ngoài việc xuyên tạc về trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 17 của Việt Nam, nhiều đối tượng còn tung tin bịa đặt số người bị nhiễm bệnh lên tới gần 500 người, ở 12 tỉnh, thành phố và hàng chục người đã tử vong vì nhiễm Covid-19 tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng xét nghiệm 3 lần đều âm tính với COVID-19

Ngoài ra, Bộ Công an cũng nêu rõ còn có nhiều đối tượng câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận khi liên tục tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân.

“Ví dụ như việc, các đối tượng đã tung tin sai lệch việc bệnh nhân thứ 17 nhiễm dịch bệnh Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung tham dự khai trương hãng thời trang Uniqlo tại phố Phạm Ngọc Thạch, TP Hà Nội (nhưng thực chất bệnh nhân đã được cách ly từ ngày hôm trước), xuyên tạc chính quyền đã chuẩn bị lò hỏa thiêu cho các địa phương, các tuyến phố ở Thành phố Hồ Chí Minh bị cách ly, cô lập hoàn toàn, hình ảnh chụp lại màn hình từ của một tài khoản Facebook được cho là của cô gái nhiễm bệnh với dòng trạng thái: “Bệnh tình rất yếu, suy kiệt sức khỏe và xin lỗi người dân cả nước”, Bộ Công an cho biết.

Trong thông báo của Bộ Công an Việt Nam, kể từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh coronavirus đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.

Theo Bộ Công an, những phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng chính là lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế.

Rất nhiều kẻ có mưu đồ xấu đã lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động trên trang Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Bên cạnh đó, còn có nhiều trường hợp đăng tin nhằm câu view, câu like, tăng sự tương tác, thể hiện cái tôi của mình và phục vụ mục đích bán hàng online.

“Đáng chú ý, thông qua chính sách mua quảng cáo trên nền tảng công nghệ Facebook, nhiều tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài đã chi hàng chục nghìn USD để chạy quảng cáo các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, cố tình đưa tin sai sự thật nhằm công kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thông tin”, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”, Bộ Công an chỉ rõ.

Trước tình hình trên, Bộ Công an khẳng định: Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đến nay đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 đối tượng. Các trường hợp sai phạm, sau khi được cơ quan Công an làm việc, phân tích đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân, tự gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và cam kết không tái phạm, trong đó có cả những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội (KOL).

“Để chung tay chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội”, Bộ Công an kêu gọi người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác, chống lại những thủ đoạn xấu mà các đối tượng phản động, âm mưu thù địch lợi dụng dịch Covid-19 chống phá Đảng, Nhà nước, Chính quyền Việt Nam.

Theo Đại tá, PGS.TS Hà Nguyên Cát chia sẻ trên QĐND, nhiều tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, a dua, lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của internet, của truyền thông xã hội như các kênh: Google, Youtube, Facebook... đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận.

Việt Nam không thả nổi để có miễn dịch cộng đồng với Covid-19

Các chuyên gia y tế coi miễn dịch cộng đồng là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm. Từ đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch, chưa bị nhiễm.

Hiểu một cách đơn giản, tạo miễn dịch cộng đồng là để cho dịch lan tràn, để cả cộng đồng nhiễm bệnh, người sống sót sẽ có miễn dịch. Với cách thức này, nếu để tạo “miễn dịch cộng đồng”.

Tại các trung tâm thương mại Việt Nam nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng được trang bị khẩu trang khi làm việc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19

Những ngày qua, báo chí liên tục dẫn lời ông Patrick Vallance, cố vấn cao cấp nhất về khoa học của Chính phủ Anh về “ý tưởng miễn dịch cộng đồng”. Theo đó, chỉ đến khi 60% người Anh bị nhiễm virus corona mới để có miễn dịch cộng đồng. Nhiều người hiểu rằng điều này ám chỉ Anh sẽ thả nổi dịch lây lan trên diện rộng. Quan điểm của các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

Lên tiếng phản hồi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại UB Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, Việt Nam không thể “chủ động cho Covid-19 lan truyền” để nhanh chóng tạo miễn dịch trong cộng đồng vì không thể ứng phó nếu số ca bệnh tăng vọt.

“Việt Nam kiên trì, kiên định áp dụng các chiến lược phòng chống dịch đã đề ra và đẩy mạnh ở phức độ cao hơn. Chỉ có kiểm soát để càng làm chậm quá trình lây lan, phát tán của bệnh càng tốt, thì mới chống dịch thành công”, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định:

 “Quan điểm của Việt Nam là không thả nổi. Dịch sẽ diễn biến phức tạp nhưng chiến lược của chúng ta vẫn là phát hiện sớm, ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly kịp thời”.

Theo vị chuyên gia, phương châm mà Việt Nam sử dụng triệt để chính là phát hiện ổ dịch, lập tức quây gọn, khoanh vùng và dập dịch. Đây cũng chính là kinh nghiệm thành công của Trung Quốc.

© Ảnh : Nguyễn Thanh - TTXVNPhun thuốc diệt khuẩn 2 lần/ngày tại khu cách ly phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết.
Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Phun thuốc diệt khuẩn 2 lần/ngày tại khu cách ly phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết.
“Sắp tới dù không có các ca bùng phát ở máy bay về nữa mà bùng ở các bệnh viện, cộng đồng thì chúng cũng quây lại để chống lây lan. Chúng ta thực hiện biện pháp cách ly chặt chẽ, không như một số nước. Hiện nay như Italy đã phải phong tỏa, cách ly cả nước”, PGS.TS Trần Đức Phu nêu rõ.

Chia sẻ về vấn đề này, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) GS.TS Nguyễn Văn Kính nhận định trên Dân Trí cho rằng, ý tưởng về miễn dịch cộng đồng chỉ là quan điểm của một cá nhân. Thực tế, hiện Chính phủ Anh đã quyết định sẽ cách ly toàn bộ người già để bảo vệ họ. Đấy là đối tượng nguy cơ cao diễn biến nặng khi nhiễm Covid-19.

“Tạo miễn dịch cộng đồng chỉ là cách nói về mặt lý thuyết, thực tế không ai làm như thế. Vì chọn cách này là chấp nhận hy sinh, ai sẽ là người hy sinh? Việt Nam để đạt được miễn dịch cộng đồng thì có lẽ số người mất vì dịch bệnh sẽ rất lớn. Vì thế, Việt Nam không đi theo con đường như thế”, GS.TS Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh.

TP HCM: gần 50% số ca cách ly đã được xác định âm tính với Covid-19

Ngày 16.3, Trung tâm Kiểm bệnh tật TP HCM đã thông báo kết quả xét nghiệm của hàng trăm người tiếp xúc với các ca mắc Covid-19 mới nhất.

Theo đó, trong tổng số 505 người tiếp xúc các ca mắc Covid-19 mới nhất tại TP HCM, 224 trường hợp đã cho kết quả âm tính với coronavirus. Cơ quan y tế sẽ tiếp tục thực hiện xét nghiệm và công bố kết quả các ca còn lại sau.

© Ảnh : Tuấn Anh- TTXVNPhương tiện y tế được khử trùng trước khi đi ra khỏi khu phố có bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 trong tình huống diễn tập.
Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Phương tiện y tế được khử trùng trước khi đi ra khỏi khu phố có bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 trong tình huống diễn tập.

Hiện tại, tình hình những người tiếp xúc và đã có kết quả xét nghiệm cụ thể như sau: Có tổng cộng 61 người tiếp xúc với bệnh nhân thứ 45 đang được theo dõi. Trong số đó, 1 trường hợp cho kết quả dương tính, 45 người có kết quả xét nghiệm âm tính, 15 người khác đang chờ kết quả.

Vietnam Airlines từ chối làm thủ tục với hành khách không đeo khẩu trang

Sáng 16.3, đại diện Vietnam Airlines cho biết, trong sáng nay, có 4 chuyến bay từ châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức do Vietnam Airlines khai thác hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

Sáng 14/3/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
WHO đánh giá cao cách Việt Nam ứng phó dịch COVID-19

Trên 4 chuyến bay này có tổng cộng gần 180 hành khách, tất cả 100% số hành khách đều là công dân Việt Nam. Cả 4 chuyến bay được thực hiện theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để đảm bảo an toàn cho hành khách, người lao động và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Theo đó, Vietnam Airlines đo thân nhiệt và phỏng vấn hành khách trước khi lên máy bay để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe thực hiện chuyến bay. Trong suốt thời gian bay, hành khách được đảm bảo luôn đeo khẩu trang và được chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Sau khi hạ cánh, hành khách trên các chuyến này được đưa đi cách ly tập trung trong vòng 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết, hãng đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của cơ quan chức năng về việc khuyến cáo hành khách sử dụng khẩu trang trên tất cả các chuyến bay Quốc tế lẫn nội địa.

© Ảnh : Hoàng Hà/ZingMột trong những hành khách đi máy bay phải đeo khẩu trang phòng bị.
Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Một trong những hành khách đi máy bay phải đeo khẩu trang phòng bị.

Vietnam Airlines từ chối làm thủ tục trước chuyến bay cho những hành khách không tự trang bị khẩu trang cá nhân. Hãng cũng yêu cầu hành khách tuân thủ việc đeo khẩu trang trong suốt chặng bay.

Đà Nẵng lập 7 chốt chặn, kiểm tra thân nhiệt để phòng Covid-19

Ngày 16.3, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an TP Đà Nẵng thiết lập 7 điểm chốt chặn tại các khu vực cửa ngõ ra vào thành phố nhằm kiểm soát dịch bệnh do coronavirus chủng mới gây ra.

Khu vực phòng khám dành riêng cho người nghi nhiễm tại Bệnh viện Gia An 115. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Các ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng

Công tác được tiến hành theo chỉ đạo của Bộ Công an và bắt đầu được thực hiện vào 0h ngày 16.7. Nhân viên y tế cùng lực lượng công an được bố trí làm nhiệm vụ 24/24, chia thành 3 ca.

Ông Hồng cho biết, các chốt chặn được bố trí ở cửa ngõ vào Đà Nẵng gồm: điểm cuối đường Trường Sa; cuối đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn); chân đèo Hải Vân quận Liên Chiểu; phía phía Nam hầm Hải Vân (quận Liên Chiểu), cửa ô Hòa Nhơn; cửa ô Hòa Phước (huyện Hòa Vang), ga Đà Nẵng (quận Thanh Khê).

Việt Nam chính thức thực hiện lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kể từ hôm nay ngày 16.3 thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...

© Ảnh : Thùy Dung - TTXVNKhách du lịch nước ngoài lưu trú tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình khai báo y tế.
Việt Nam có thả nổi tạo miễn dịch cộng đồng với Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch nước ngoài lưu trú tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình khai báo y tế.

Khu vực phòng khám dành riêng cho người nghi nhiễm tại Bệnh viện Gia An 115. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Các ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng
Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy, từ trước ngày “lệnh” bắt buộc đeo khẩu trang tại các điểm công cộng chính thức có hiệu lực, nhiều người dân đã tìm mua khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang y tế bởi sự tiện lợi, an tâm và... dễ thở. Tuy nhiên, vấn đề này đang trở nên khó khăn hơn baog giờ hết.

Ông Lưu Đức Quang, giảng viên Trường đại học Kinh tế - Luật cho biết, đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, vì vậy việc đầu tiên chính quyền địa phương phải vận động người dân để bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc tránh lây lan bệnh.

Hình thức chế tài có thể là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, theo khoản 1 điều 11 Nghị định 176/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Thẩm quyền xử phạt có thể thuộc về thanh tra y tế hoặc chủ tịch UBND xã, phường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала